Cập nhật:  GMT+7

Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất nhà sinh hoạt cộng đồng thôn

Một trong những mục tiêu quan trọng của Dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 là ưu tiên nguồn lực hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho người dân. Triển khai thực hiện nội dung này, thời gian qua, Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Đakrông đã tập trung nguồn lực được phân bổ để đầu tư hỗ trợ trang thiết bị cho một số nhà sinh hoạt cộng đồng thôn trên địa bàn.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất nhà sinh hoạt cộng đồng thôn

Người dân thôn Làng Cát, thị trấn Krông Klang tham gia sắp xếp bàn ghế mới được trang cấp cho nhà sinh hoạt cộng đồng thôn - Ảnh: T.T

Thôn Làng Cát, thị trấn Krông Klang có 162 hộ dân với 765 nhân khẩu. Năm 2008, nhờ nguồn lực hỗ trợ của dự án giảm nghèo của tỉnh, thôn được đầu tư xây dựng công trình nhà sinh hoạt cộng đồng. Sau 15 năm đưa vào sử dụng, mới đây, nhà sinh hoạt cộng đồng được sơn mới khang trang, tuy nhiên, hệ thống trang thiết bị như âm thanh loa máy đã hư hỏng, thiếu bàn ghế và một số vật dụng thiết yếu khác.

Trưởng thôn Làng Cát Hồ Văn Minh chia sẻ: “Hệ thống loa máy cũ, âm thanh lúc có lúc mất, bàn ghế hư hỏng, ít , nên mỗi lần tập trung người dân trong thôn đến nhà sinh hoạt cộng đồng để phổ biến các công việc đều gặp không ít khó khăn. Nhiều người đến tham gia nhưng không có ghế ngồi nên về sớm, ảnh hưởng đến việc tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các công việc quan trọng khác. Chúng tôi biết được những bất cập này nhưng vì điều kiện cơ sở vật chất nhà sinh hoạt cộng đồng không đảm bảo nên cũng khó để nhắc nhở người dân”.

Từ nguồn hỗ trợ của Dự án 6, đầu tháng 11/2023, nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Làng Cát được trang cấp hệ thống âm thanh, loa máy và nhiều bàn ghế mới, trị giá 50 triệu đồng để phục vụ sinh hoạt chung. Hôm bàn giao cơ sở vật chất cho nhà sinh hoạt cộng đồng thôn, nhiều người dân đã đến chung tay sắp xếp bàn ghế, loa máy, bục gỗ, treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu, vệ sinh khuôn viên sạch đẹp.

Chị Hồ Thị Lan, thôn Làng Cát chia sẻ: “Trước đây, mỗi lần sinh hoạt thôn, người dân đến đông nhưng không đủ ghế để ngồi, nhiều người phải đứng để nghe cán bộ tuyên truyền, phổ biến nội dung cuộc họp. Bây giờ được trang cấp thêm nhiều bàn ghế mới, có thêm loa máy mới, bà con phấn khởi lắm”.

Trên địa bàn huyện Đakrông có 1 nhà văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều, Pa Kô, 1 nhà dài truyền thống của đồng bào Pa Kô tại xã A Ngo, 1 nhà văn hóa trung tâm huyện, 8 nhà văn hóa xã đạt chuẩn, 78/78 thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng, trong đó có 39/78 nhà, đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới, chiếm 50%, 39 nhà chưa đạt chuẩn chiếm 50%.

Tuy nhiên, hầu hết các trang thiết bị đã được đầu tư từ rất lâu, nay đã xuống cấp, hư hỏng không sử dụng được. Sau sáp nhập thôn, có 15 nhà sinh hoạt cộng đồng dôi dư. Các thôn có 2 nhà sinh hoạt cộng đồng trở lên đã lựa chọn nơi có vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở vật chất, trang thiết bị tốt nhất để sinh hoạt, số còn lại các địa phương giao các thôn quản lý, sử dụng.

Bằng nguồn kinh phí hỗ trợ của Dự án 6, huyện Đakrông hỗ trợ trang thiết bị cho 12 nhà sinh hoạt cộng đồng thôn thuộc các xã Hướng Hiệp, Ba Nang và thị trấn Krông Klang, tổng trị giá 600 triệu đồng. Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đakrông Phan Xuân Liệu cho biết, hiện nay, huyện đang triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia với nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng thiết yếu như giáo dục, y tế, hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, trong đó có các thiết chế văn hóa, thể thao ở các địa phương.

Nhờ đó, hệ thống thiết chế văn hóa xã, thôn đang dần được hoàn thiện. Một số nhà sinh hoạt cộng đồng thôn được đầu tư xây mới, sửa chữa, nâng cấp. Một số địa phương đã hoàn thiện quy hoạch đất để xây dựng các sân thể thao và điểm vui chơi.

Nhà văn hóa thôn được xác định trong xây dựng nông thôn mới với các chức năng là nơi để tổ chức tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể dục - thể thao, hội họp, học tập cộng đồng. Hiện nay, nhiều địa phương đang gặp khó khăn đối với tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa trong xây dựng nông thôn mới, nhất là với các huyện miền núi.

Để xây dựng thành công nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, ngoài xây dựng kết cấu hạ tầng về kinh tế - xã hội, an ninh trật tự được giữ vững, môi trường sinh thái được bảo vệ, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao...thì hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ sở có vai trò quan trọng.

Việc đầu tư cơ sở vật chất gồm nhà văn hóa, dụng cụ và trang thiết bị kèm theo là điều kiện cần thiết để xây dựng kế hoạch, tổ chức và thu hút Nhân dân tham gia các hoạt động văn hóa - văn nghệ, thể dục - thể thao ở nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới ở địa phương.

Trong thời gian tới, huyện Đakrông xác định sẽ tiếp tục quan tâm xây dựng, nâng cấp và hoàn thiện đồng bộ hệ thống cơ sở vật chất văn hóa thể thao cơ sở. Sử dụng hiệu quả các nguồn vốn, đẩy mạnh huy động xã hội hóa trong xây dựng cơ sở vật chất và tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao.

Bảo Bình

Tin liên quan:
  • Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất nhà sinh hoạt cộng đồng thôn
    Tiếp tục huy động các nguồn lực đầu tư, tăng cường cơ sở vật chất đảm bảo chất ...

    Năm học mới 2023-2024, cùng với việc tiếp tục thực hiện chương trình giáo dục hiện hành, đây là năm thứ tư ngành giáo dục và đào tạo thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với các cấp học. Dịp này, phóng viên Báo Quảng Trị đã phỏng vấn Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị LÊ THỊ HƯƠNG về kế hoạch dạy, học trong năm học mới.

  • Ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất nhà sinh hoạt cộng đồng thôn
    Kiến nghị có chế độ đãi ngộ phù hợp để thu hút nguồn nhân lực, đầu tư cơ sở vật ...

    Hôm nay 21/12, đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh gồm các đại biểu: Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Hoàng Đức Thắng; Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Sỹ Đồng; Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Hồ Thị Minh tiếp tục có buổi giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng chống COVID-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại Sở Y tế và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh. Tham gia các buổi giám sát có Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Trần Huy.


Bảo Bình

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khơi sức trẻ phòng, chống ma túy

Khơi sức trẻ phòng, chống ma túy
2023-11-27 05:40:00

QTO - Xác định vai trò quan trọng của tuổi trẻ, thời gian qua, các cấp bộ đoàn trên địa bàn tỉnh đã vào cuộc phòng, chống ma túy với nhiều cách làm hiệu...

Cải cách hành chính trong ngành y tế

Cải cách hành chính trong ngành y tế
2023-11-25 06:10:00

QTO - Xác định công tác cải cách hành chính (CCHC) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để nâng cao hiệu quả hoạt động, chất lượng phục vụ, những năm qua...

Một đời cơ cực

Một đời cơ cực
2023-11-25 06:00:00

QTO - Kể về câu chuyện cuộc đời mình, chị Lê Thị Tuyết (sinh năm 1973), hiện đang sống tại thôn Lâm Lang 3, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, khóc cạn nước mắt....

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long