{title}
{publish}
{head}
(QT) - Sự kiện em Văn Viết Đức, học sinh Trường THPT thị xã Quảng Trị xuất sắc vượt qua 3 nhà leo núi để giành vòng nguyệt quế trong cuộc thi chung kết “Đường lên đỉnh Olympia 2015” với phần thưởng trị giá 35.000 USD và suất học bổng toàn phần bậc đại học 147.000 USD của Đại học Công nghệ Swinburne (Úc) là thông tin nóng, niềm tự hào của rất nhiều người trong những ngày vừa qua. Bởi đây là lần đầu tiên một học sinh Quảng Trị đạt được kết quả cao nhất ở sân chơi trí tuệ, uy tín lâu năm do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Và Văn Viết Đức xứng đáng với sự tôn vinh của xã hội, xứng đáng với những phần thưởng về tinh thần, vật chất để em vươn tới những nẻo đường vinh quang hơn trong học tập. Điều này cũng cho thấy, xã hội luôn quan tâm, dành những điều tốt đẹp nhất cho người khổ luyện, biết tìm cho mình hướng đi riêng để vươn lên trong cuộc sống. Một ngày gần đây, quán quân “Đường lên đỉnh Olympia 2015” sẽ lên đường đi du học tại một trường đại học ở Úc và điều mà không ít người băn khoăn là sau này, khi hoàn thành chương trình học tập liệu Văn Viết Đức có trở về làm việc, phục vụ quê hương, đất nước? Có một thống kê cho biết, trong số 13 nhà vô địch “Đường lên đỉnh Olympia” của những năm trước đây thì chỉ có duy nhất một người trở về nước làm việc và số còn lại đã làm việc hoặc mong muốn được ở lại nước ngoài sau khi hoàn thành chương trình đào tạo; 70% sinh viên, học viên du học đã lựa chọn ở lại nước ngoài chứ không muốn về nước làm việc. Tính chính xác của những thống kê này có thể cần phải được kiểm chứng, nhưng phải thừa nhận một thực tế là cuộc sống đầy đủ, sung túc về vật chất và tinh thần, cùng với các điều kiện để phát huy nền tảng kiến thức, năng lực chuyên môn là điều mà bất cứ trí thức, người tài nào cũng mong muốn mặc dù họ phải luôn lao động một cách nghiêm túc, trách nhiệm. Trong khi đó, nếu quyết định trở về nước làm việc sau chương trình đào tạo, nhiều trí thức có thể phải đối mặt với những thủ tục phức tạp, nhiêu khê khi đi xin việc; bố trí công việc chưa phù hợp, không phát huy được năng lực chuyên môn hoặc có khi bị chèn ép, kèn cựa vì giỏi hơn những người khác, đó là chưa kể mức thu nhập chưa tương xứng với sức lao động, khó đảm bảo sinh hoạt của bản thân và gia đình. Câu chuyện hàng chục giảng viên của Đại học Đà Nẵng được đưa đi đào tạo cao học ở nước ngoài với chi phí đầu tư rất cao, nhưng sau khi học xong đã viện đủ lý do để ở lại mà không trở về giảng dạy. Và việc xử lý đối với những giảng viên này đang rất khó khăn, bế tắc là thực tế rõ ràng nhất của việc các chế độ, chính sách trong đãi ngộ, sử dụng nhân tài ở nước ta vẫn chưa đủ “liều”, chưa đủ sức hút. Ở tỉnh Quảng Trị, trong những năm qua, các chủ trương, chính sách về tạo nguồn nhân lực có chất lượng luôn được chú trọng thực hiện với nhiều giải pháp. Gần đây nhất là việc HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 12/2013/NQ - HĐND; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 23/2013/QĐ - UBND ngày 26/9/2013 quy định một số chính sách về đào tạo, bồi dưỡng, đãi ngộ, thu hút và tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao giai đoạn 2013 - 2020. Qua 2 năm thực hiện đã có 124 công chức, viên chức được tuyển dụng theo diện đặc biệt, đặc cách. Trong đó, có 7 thạc sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài; 34 thạc sĩ tốt nghiệp trong nước; 40 bác sĩ và 43 trường hợp tốt nghiệp đại học loại giỏi, xuất sắc. 162 cán bộ, công chức, viên chức được hỗ trợ kinh phí đào tạo sau đại học… Có thể khẳng định, đây là sự quan tâm đặc biệt, nỗ lực lớn của cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác đào tạo, đãi ngộ, thu hút và sử dụng nguồn nhân lực có chất lượng cao trong điều kiện nền kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhiều lĩnh vực cần ưu tiên đầu tư, nhất là xóa đói, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội. Tuy nhiên, cũng cần phải nhìn nhận một thực tế là chính sách thu hút, đãi ngộ và sử dụng nhân tài của địa phương vẫn chưa theo kịp với yêu cầu thực tiễn, nhất là về thu nhập, các chế độ ưu đãi về nhà ở; môi trường làm việc, trang thiết bị phục vụ công việc và cơ hội phát triển bình đẳng. Đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng địa phương còn thiếu cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi và các chuyên gia đầu ngành có khả năng dự báo, xử lý tốt những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. Khắc phục những tồn tại, hạn chế này là công việc cấp thiết cũng như đòi hỏi sự quan tâm đầu tư lớn của các cấp, các ngành để góp phần tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đồng thời cũng giải tỏa những băn khoăn như việc quán quân “Đường lên đỉnh Olympia 2015” Văn Viết Đức sau này có trở về làm việc phục vụ quê hương, đất nước hay không! HUY NAM
Trong bề dày thành tích dạy và học, với rất nhiều học sinh giỏi xuất sắc của mình, Trường THPT thị xã Quảng Trị, ngôi trường khiêm nhường dưới chân Thành Cổ đã ...
Cũng như nhiều bạn trẻ, Nguyễn Minh Đình Thiên (sinh năm 2007), học sinh lớp 11C, Trường THPT Đông Hà từng lo sợ và không muốn đối diện với thất bại. Theo từng ...
GD&TĐ - Nguyễn Minh Đình Thiên đến từ Trường THPT Đông Hà, Quảng Trị đã có chiến thắng thuyết phục tại cuộc thi tuần Đường lên đỉnh Olympia.
Mùa tuyển sinh đại học năm 2022, đa số các trường đại học dành đến 90% chỉ tiêu cho hai hình thức xét tuyển vào đại học bằng học bạ và điểm thi tốt nghiệp ...
Vượt qua nhiều vòng thi gay cấn, nhóm học sinh tiểu học đến từ Quảng Trị gồm: Lê Thường Khải Minh, Phan Việt An và Nguyễn Thùy Minh Lâm (cùng sinh năm 2017) ...
Ngôi nhà của Trần Vinh Khánh ở Đội 4, thôn Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, những ngày này tràn ngập niềm vui bởi bà con, thầy cô, bạn bè đến chúc mừng ...
Gần 2 tháng qua, nhiều người dân tộc Vân Kiều ở các bản Của, Ruộng, Trằm, Xa Re (xã Hướng Tân, huyện Hướng Hóa) đổ xô vào rừng, nương rẫy cà phê để tìm nhặt ...
VĂN NGỌC LÃM, TUV, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Quảng Trị
QTO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Chỉ thị số 42-CT/ TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Chương trình xóa nhà tạm, nhà...
QTO - Một trong những nội dung được dư luận quan tâm nhất trong thời gian gần đây là việc tăng mức phạt vi phạm giao thông được quy định tại Nghị định...
(QT) - Ở bất kỳ thời đại nào, học tập luôn là vấn đề được quan tâm, coi trọng và đặt lên hàng đầu. Học là tiếp thu kiến thức, trau dồi những cái hay, cái mới, cái tiến bộ, sáng...
(QT) - Thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”, các Kết luận của Bộ Chính trị, Chương trình trọng tâm công...
(QT) - 1. Chào cờ Tổ quốc và hát Quốc ca là nghi lễ thiêng liêng, nghi thức quan trọng thể hiện tinh thần yêu nước, bản lĩnh chính trị, lòng tự hào, tự tôn dân tộc và trách...
(QT) - Chỉ còn một tuần nữa học sinh Quảng Trị nói riêng, cả nước nói chung sẽ bước vào khai giảng năm học mới. Năm học đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp nhiệm...
(QT) - Chất vấn là hình thức giám sát trực tiếp và quan trọng của Hội đồng nhân dân (HĐND), đồng thời là quyền quan trọng của đại biểu HĐND được pháp luật quy định. Chất vấn...
(QT) - Đó là khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam khi đề cập đến công tác chuẩn bị tổ chức lễ khai giảng năm học mới tại Hội nghị tổng kết năm học 2014 - 2015 và...