
{title}
{publish}
{head}
QTO - Những ngày cuối tháng 8, trong không khí khẩn trương chuẩn bị cho năm học mới của toàn ngành giáo dục và đào tạo, các thầy giáo, cô giáo của Trường Trẻ em khuyết tật tỉnh cũng tất bật với công việc chuẩn bị cho ngày tựu trường. Công tác chuẩn bị đang được tiến hành khẩn trương và chu đáo nhất để tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, cũng như chất lượng giáo dục, sẵn sàng chào đón học sinh bị thiệt thòi do khiếm khuyết từ khắp nơi trên địa bàn tỉnh về học tập và sinh hoạt. Một năm học mới nữa lại về, thầy và trò Trường Trẻ em khuyết tật tỉnh nỗ lực hết mình để đạt được kết quả ngày một tiến bộ hơn.
![]() |
Hướng dẫn cho học sinh khuyết tật tập làm hoa giả - Ảnh: T.T |
Được thành lập từ năm 1994, đến nay, Trường Trẻ em khuyết tật tỉnh đã trở thành cơ sở giáo dục trẻ em đặc biệt đạt kết quả tốt, được phụ huynh yên tâm gửi gắm con em kém may mắn hơn những đứa trẻ cùng trang lứa vào học tập. Nơi đây, các em được học tập, vui chơi, phát triển các kỹ năng cần thiết, bộc lộ các sở thích và được định hướng nghề nghiệp cho tương lai.
Trong năm học 2021 - 2022, Trường có 31 giáo viên, 3 quản lý và 15 nhân viên đang tận tình chăm sóc và dạy học cho 134 học sinh bậc tiểu học từ 6 - 14 tuổi đến từ các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, trong đó có 34 em bán trú và 97 em nội trú. Học sinh được phân chia vào các lớp đặc thù, dựa trên dạng tật, mức độ và khả năng tiếp thu khác nhau. Cụ thể, gồm ba dạng khuyết tật chính, đó là khiếm thính, khiếm thị, chậm phát triển trí tuệ. Phó hiệu trưởng nhà trường Cao Thị Yên cho biết: “Tỉ lệ trẻ em khiếm thị ngày càng giảm dần, năm học trước, trường chỉ tuyển một học sinh có thị lực kém. Tuy nhiên, điều đáng buồn là số lượng trẻ chậm phát triển trí tuệ ngày càng tăng, đặc biệt là trẻ tự kỷ”.
Tại đây, đối với nhóm trẻ khiếm thị hoặc khiếm thính, các em sẽ được tiếp thu kiến thức theo nội dung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo đề ra dưới hình thức chữ nổi Braille hay ngôn ngữ ký hiệu. Đối với những học sinh có biểu hiện chậm phát triển trí tuệ, giáo viên sẽ trực tiếp đánh giá mức độ nhận thức và tâm lý của từng em để can thiệp sớm, từng bước giúp các em phát triển các kỹ năng thực tế như: Vận động, điều chỉnh hành vi, ngôn ngữ và học kiến thức phổ thông...
Để làm được những điều đó, đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường không ngừng học hỏi chuyên môn, bám sát khung chương trình chuẩn dành cho học sinh tiểu học, đồng thời phải thường xuyên chắt lọc nội dung chương trình giáo dục chuyên biệt và hoạch định những phương pháp học tập phù hợp và ưu việt nhất cho từng đối tượng cụ thể.
Trong năm học 2022 - 2023, trường tiếp nhận 135 học sinh theo học. Hiện cơ sở vật chất của trường đang xuống cấp, sân chơi bãi tập còn chật hẹp. Từ năm 2021, trường tách ra làm 2 cơ sở và trong kế hoạch dài hạn sẽ chuyển dần sang cơ sở mới. Do đó, các phòng học, bếp ăn, nơi sinh hoạt của các em ở cơ sở chính sau một thời gian dài đã trở nên cũ kỹ, hỏng hóc. Hơn nữa, vì tách ra các cơ sở khác nhau nên việc bán trú diễn ra rất khó khăn khi phải chia đều số lượng giáo viên và bảo mẫu để giúp đỡ các cháu, phải vận chuyển và phân phát thức ăn giữa các điểm trường. Một khó khăn nữa mà nhà trường đang gặp phải, đó là đội ngũ giáo viên trẻ, chuyên môn chủ yếu là giảng dạy tiểu học, do đó, cần phải học hỏi và nâng cao thêm kinh nghiệm làm việc với trẻ đặc biệt.
Để khắc phục những bất lợi trên, cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường đã và đang cố gắng để tạo ra một môi trường tốt nhất cho học sinh thân yêu của mình. Nhà trường đã xin thêm trợ cấp để sửa chữa lại bếp ăn, nhà vệ sinh, tu sửa và làm mới các phòng học, đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ.
Đồng thời, các cô giáo còn tỉ mỉ sưu tầm, sáng tạo ra giáo cụ dạy học trực quan, sinh động, đáp ứng tình hình thực tiễn của từng nhóm học sinh khuyết tật. Về chuyên môn nghiệp vụ, trước mỗi năm học, đội ngũ nhà trường đều được tham gia tập huấn về kiến thức, kỹ năng, cập nhật những phương pháp mới trong cách tiếp cận và hỗ trợ trẻ khuyết tật. Ngoài ra, trường đã trình lên Sở Giáo dục và Đào tạo 2 đề án trọng điểm về giáo dục trẻ khuyết tật. Đó là đề án phát triển công tác can thiệp sớm, hỗ trợ giáo dục hòa nhập và đề án tiếp tục giáo dục học sinh của trường lên bậc THCS. Hai đề án này hiện đang được sở xem xét, phê duyệt và hỗ trợ triển khai.
Thời gian qua, mặc dù COVID-19 diễn biến phức tạp, nhưng bằng sự nỗ lực của toàn đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường trong công tác phòng, chống dịch, học sinh vẫn đến trường chuyên cần, tham gia học tập đầy đủ và kịp chương trình. Đối với khối chậm phát triển trí tuệ, nhiều em bị tật nặng, chưa biết tự ăn, tự tắm rửa,… nhưng qua một năm học đã hình thành được kỹ năng tự phục vụ. Học sinh khiếm thị đã xác định được hướng di chuyển trong không gian, chủ động tự đi lại được trên địa bàn quen thuộc và thuần thục trong các hoạt động cá nhân. Đối với học sinh khiếm thính, các em đã biết giao tiếp tổng hợp, nhiều em nói rõ hình miệng câu 4 - 5 tiếng.
Phần lớn học sinh đã biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh lớp học, biết bảo quản sách vở, đồ dùng học tập, chấp hành sự phân công của giáo viên trong các hoạt động nhóm. Từ những đứa trẻ nhút nhát, tự ti, các em đã mạnh dạn giao tiếp với cô giáo, vui đùa cùng bạn bè và mọi người xung quanh. Về định hướng nghề nghiệp, học sinh được học may vá, tin học văn phòng cơ bản và làm hoa. Bước đầu, các em đã làm quen với các đường may cơ bản, sử dụng được máy may, đánh được văn bản và sáng tạo ra những bông hoa từ chất liệu giấy, xốp. Ngoài ra, học sinh khối 5 khiếm thị được làm quen với nghề mát xa, bấm huyệt.
Với những nỗ lực không ngừng, năm học vừa qua, trường đã đạt danh hiệu đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, 2 giáo viên được nhận giấy khen của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Trị. Đó là một sự ghi nhận xứng đáng cho những đóng góp của Hội đồng giáo dục Trường Trẻ em khuyết tật tỉnh.
Trường Trẻ em khuyết tật tỉnh từ lâu đã trở thành ngôi nhà thứ hai của các em học sinh thiệt thòi. Cô Cao Thị Yên xúc động cho biết thêm: “Nhìn các em lớn dần, đi làm ở các nhà máy, xí nghiệp, rồi gửi thiệp mời đám cưới, sinh con, đó là niềm hạnh phúc vô bờ bến của những người thầy, người cô như chúng tôi. Đạt được những kết quả đó là nhờ vào sự quan tâm, hỗ trợ thường xuyên của các ban, ngành, đoàn thể và các cá nhân hảo tâm trong toàn xã hội”.
Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều trẻ em khuyết tật có hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn, không đủ điều kiện đến trường. Do đó, rất cần sự chung tay của cả xã hội, sự quan tâm, sát sao của các bậc phụ huynh và những hỗ trợ kịp thời của các cơ quan ban ngành từ trung ương đến địa phương, để trẻ em khuyết tật thực sự được phát triển một cách toàn diện và sớm hòa nhập với cộng đồng.
Thu Thảo
Sáng nay 25/12, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Tổ chức Medipeace tổ chức tổng kết hoạt động năm 2023 và triển khai kế hoạch năm 2024 Dự án “Tăng cường ...
Sáng nay 25/7, tại Trường Trẻ em khuyết tật (TEKT) tỉnh, Sở GD&ĐT Quảng Trị phối hợp với tổ chức Medipeace giới thiệu Dự án “Tăng cường quyền tiếp cận giáo ...
Hôm nay 6/4, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Quỹ Cộng đồng phòng tránh thiên tai tổ chức lễ khánh thành công trình bể bơi phòng tránh đuối nước cho học ...
Không may trở thành nạn nhân của bạo lực giới, phần lớn phụ nữ, trẻ em gái khuyết tật như bị đẩy tới bờ vực thẳm. Trong bóng đêm chứa đầy nỗi hoang mang, tuyệt ...
Hiểu rõ khó khăn của những học sinh không được may mắn khỏe mạnh, lành lặn, một số trường ở huyện Vĩnh Linh đã tiên phong xây dựng các câu lạc bộ (CLB) dành ...
Sinh ra trong một gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Hồ Thanh Lâm (6 tuổi), người dân tộc Vân Kiều ở bản Pa Nho, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa, ...
Không được khỏe mạnh, lành lặn, phần lớn người khuyết tật chìm sâu trong mặc cảm, tự ti. Với phương châm: “Không để ai bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, các ...
Những năm qua, huyện Gio Linh luôn chú trọng đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho cán bộ và các tầng lớp nhân dân về các ...
Gần 30 nhãn hiệu mì chính không ghi xuất xứ, không rõ nguồn gốc do các tổ chức, cá nhân tự trộn lẫn, san chia và đóng gói lại đang ‘'nhan nhản’' trên thị trường, đe dọa sức...
QTO - Lặng lẽ đi sớm về muộn, qua từng bản làng, miệt mài cùng chị em tháo gỡ những khó khăn để thay đổi “nếp nghĩ, cách làm”, vươn lên trong cuộc sống -...
QTO - Nhằm duy trì có hiệu quả mô hình “Làng không có người sinh con thứ 3 trở lên”, thời gian qua, huyện Hải Lăng đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống...
QTO - Những năm qua, chính quyền địa phương, lực lượng chức năng và người dân địa phương đã tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả các giải pháp nhằm...
QTO - Những năm qua, tỉnh Quảng Trị đã tăng cường hợp tác, giúp đỡ đào tạo văn hóa, y tế và lý luận chính trị cho cán bộ, lưu học sinh các tỉnh nước bạn...
QTO - Để năm học 2022 - 2023 đảm bảo chất lượng, an toàn, thành phố Đông Hà đã tích cực chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, nhất là đội ngũ cán bộ, giáo viên cũng...
QTO - Bám sát các chủ trương, kế hoạch của trung ương, của tỉnh và tình hình thực tiễn của địa phương, thời gian qua thành phố Đông Hà đã đẩy mạnh công tác...
QTO - Triệu Giang, huyện Triệu Phong là một xã thấp trũng nằm bên sông Thạch Hãn hằng năm phải hứng chịu rất nhiều đợt lũ lớn, nhỏ. Đặc biệt, hơn 10 năm...