Cập nhật: Thứ 6, 13/11/2009 | 15:05 GMT+7

Trăm năm gìn giữ nếp nhà

(QT) - Căn nhà nằm khuất sau vườn cao su ở miền Tây huyện Gio Linh những ngày này luôn vui rộn rã. Biết tin cụ Trong (thôn Bình Long, xã Gio Bình, huyện Gio Linh, Quảng Trị) thượng thọ được tặng tiền xây nhà, những người bạn già quanh xóm cứ đến thăm, chia vui suốt. Ai cũng mừng cho ông cụ, bởi trải qua hơn trăm năm dâu bể, cụ đã sống một cuộc đời tảo tần dung dị. Một đời thanh bạch Hay tin cụ Hoàng Quang Trong sống thượng thọ được tặng tiền xây nhà chúng tôi lập tức vượt gần 30 km từ thành phố Đông Hà về Gio Linh thăm cụ. Cứ tưởng rằng cụ Trong đã già yếu lắm rồi, ai dè khi chúng tôi đến, từ trong nhà cụ Trong tự mình lộc cộc chống gậy ra đón tận cổng. Nhìn những bước đi nhanh nhẹn khó ngờ rằng chỉ mấy tuần nữa thôi là cụ Trong đầy 107 tuổi. “Cứ bảo ông nghỉ ngơi vậy mà hàng ngày ông vẫn chống gậy đi khắp xóm”- anh Hoàng Quang Tương (44 tuổi) là cháu nội cụ Trong cho biết.

Gia đình cụ Trong bên ngôi nhà khang trang đang được xây dựng

Trước mắt chúng tôi, căn nhà lụp xụp ngày nào được thay bằng ngôi nhà bê tông hai tầng đang xây dở. “Cảm kích lão sống thọ nên người ta (Quân khu IV tặng gia đình cụ Trong 50 triệu để xây nhà) tặng tiền cho lão xây nhà đó”, nheo đôi mắt đầy vết chân chim cụ Trong hóm hỉnh khoe. Tự tay rót chén nước chè mời khách, cụ Trong hồi ức chuyện xưa. “Hồi đó sống cực khổ, dưa cà mắm muối vậy mà sống dai. Lão sinh năm Quý Mão (1903) sống đến chừ cũng được hơn trăm năm tuổi. Chắc trời thương mới được vậy!”, bấm đốt tay cụ Trong tự tính tuổi mình. Thấy chúng tôi có vẻ thắc mắc, cụ Trong đưa tay vào chiếc tủ thờ lôi ra một xấp giấy tờ đã hoen ố đưa cho chúng tôi xem. Giấy chứng minh nhân dân của cụ ghi sinh ngày 1/1/1903 và một giấy hội viên Hội Người cao tuổi. Cụ Trong bảo, hồi nhỏ nghe cha mẹ kể lại lúc cụ vừa tròn một tuổi thì bấy giờ ở Quảng Trị xảy ra một trận bão lớn lắm, hầu như nhà cửa làm bằng tranh trong vùng đều bị cuốn bay hết. Lần giở sử liệu ghi chép lại chúng tôi mới biết đó là trận bão năm Giáp Thìn (1904). Cuộc đời cụ Trong cũng như cây như cỏ, cụ kể nhà nghèo nên từ nhỏ đã theo cha làm thuê làm mướn khắp nơi. Lớn hơn vài tuổi cụ lại một mình đi chăn trâu, cắt cỏ thuê cho các địa chủ trong vùng. “Hồi đó nhà lão rất cơ cực, ruộng vườn cũng không có bao nhiêu, cả nhà chủ yếu cày thuê cuốc mướn cho những nhà giàu có trong vùng để kiếm miếng ăn”. Năm 1933, lúc đó cụ Trong khoảng 30 tuổi được bố mẹ bắt cưới vợ. “Lúc cưới bà ấy (bà Nguyễn Thị Bớm), cảnh nhà khốn khó nên ba mạ lão cũng chỉ chuẩn bị têm đủ mâm trầu cau với đôi gà làm sính lễ. Thế là thành vợ thành chồng”, cụ Trong nhớ lại. Cưới vợ rồi cũng không có ruộng làm, vợ chồng lại đi làm mướn kiếm cơm. Mỗi sáng hai vợ chồng lại ra đồng, ai kêu gì làm đó, đến cuối ngày khi thì được trả công bằng mấy củ khoai, sắn khi thì được mấy bơ thóc. Cuộc sống nghèo là vậy nhưng ông bà vẫn vui vẻ “Lúc ấy quân giặc không phá phách xóm làng yên ổn làm ăn là vui rồi, chứ hồi đó nhà nào cũng nghèo như nhau chẳng ai dám than phiền. Cũng chỉ trông cái đận khó khăn, binh đao sớm qua đi để có ruộng mà cày cấy”. Cuộc đời vợ chồng cụ cứ thế êm đềm trôi, dù sống trong cảnh nghèo khó đeo đẳng nhưng hàng xóm chưa bao giờ thấy vợ chồng cụ cãi nhau tiếng nào. Ông bà ăn ở với nhau được 6 mặt con (5 con trai và một con gái), hiện tại con cụ chỉ còn sống 2 người. Khoảng năm 1967, không cam chịu cảnh nghèo khó ông bà quyết định rời làng quê cũ ở làng Xuân Long, xã Trung Hải lên vùng quê xã Gio Bình bây giờ để tìm kế sinh nhai, lúc ấy ông cũng đã bước vào tuổi lục tuần. Ông vẫn nhớ rất rõ ngày vừa dắt díu nhau lên vùng quê mới: “Hồi đó, thôn vùng đất này chỉ có cỏ tranh bời bời, rắn rít thì nhiều vô kể. Nhưng cũng vì khó nghèo quá nên cũng không biết sợ là chi, chỉ biết chí thú làm ăn”. Ngày mới lên, ông bà cắt tranh, chặt nứa dựng căn nhà tạm bên vạt rừng để cả nhà cùng ở. Xung quanh nhà ông làm hàng rào kín mít để chống rắn rít và thú dữ tấn công. Mỗi ngày ông bà cùng các con phát rừng từ sáng sớm đến tối mịt, khoảng vài tháng sau thì gia đình ông đã có đất trỉa bắp, trồng rau.

Cụ Hoàng Quang Trong và con dâu Bùi Thị Tình

Cùng năm đó, ông Hoàng Quang Tỏ, con trai của ông giã từ gia đình tham gia bộ đội. Và trong một lần vượt sông Bến Hải vào Nam chiến đấu đã trúng bom hy sinh. Những người anh em của cụ Trong cũng tham gia kháng Pháp, trong đó có 2 người anh của ông đã bị giặc Pháp bắn chết, một người anh em khác là công an cũng hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ sau này. Mặc dù cụ Trong một đời sống thanh bần cùng ruộng đồng nhưng gia đình ông vẫn có nhiều người theo cách mạng, đã cống hiến xương máu góp phần giành độc lập, tự do dân tộc. Tứ đại đồng đường cùng vui vầy, hạnh phúc Năm 1976, khi cuộc sống của gia đình ông bà đã bắt đầu ổn định thì cũng là lúc bà Nguyễn Thị Bớm (vợ ông) đột ngột qua đời. Thế nhưng từ ngày bà Bớm mất, ông Trong vẫn chưa một lần nghĩ đến chuyện lấy vợ khác. Cụ Trong bộc bạch: “Với lão khi thấy các con, cháu trưởng thành là đã hạnh phúc lắm rồi, không mong gì hơn nữa!”. Các con cụ Trong giờ đã có cuộc sống riêng, mỗi người một nơi. Con trai Hoàng Quang Giỏ của ông cũng là thương binh hiện giờ đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội, còn một người con trai khác cũng đang sinh sống ổn định tại Tây Nguyên. Cụ Trong hiện tại đang sống cùng với người con dâu Bùi Thị Tình (70 tuổi) vợ ông Hoàng Quang Công (con trai lớn cụ Trong, đã mất năm 2005) và người cháu nội là anh Hoàng Quang Tương cùng 2 chắt nội. Dù sống trong gia đình bốn thế hệ nhưng chưa bao giờ gia đình cụ xảy ra cãi cọ gì, mọi người vẫn thương yêu đùm bọc nhau. Con, cháu, chắt luôn hiếu thảo với cụ. Và trong gia đình, cụ Trong bao giờ cũng là người bảo ban dạy dỗ con, cháu, chắt sống nên người, biết yêu cuộc sống, yêu lao động. Những năm trước đây, vào dịp cuối năm là các con cụ Trong từ quê xa lại đưa con, cháu, chặt về thăm cụ. “Đó cũng là tấm lòng của các anh chị em đối với cha. Cha vẫn dạy, sống phải biết tổ tiên, cội rễ. Có vậy cái gốc gia đình, dòng tộc mới bền chặt được”, bà Tình vừa chỉ vào tấm ảnh cả gia đình đoàn tụ mấy năm trước, nói. Bà Tình cho biết thêm, trong suốt cuộc đời cha mình cũng chưa một lần phải vào bệnh viện hay thuốc thang gì, chỉ vài lần cụ bị cảm cúm rồi tự khỏi. Thậm chí năm cha bà 80 tuổi vẫn một mình gánh liên tục đến mấy gánh tranh từ rừng về lợp nhà. Cách đây mấy tháng khi sức khỏe cha tui còn khỏe, mỗi ngày cha vẫn chống gậy đi thể dục một vòng qua mấy xóm rồi mới về. Thậm chí mấy hôm trước cụ còn tự mình đi bộ qua xóm bên cắt tóc nữa”. Lúc chia tay, anh Tương nói thêm: “Gia định vẫn đang định cuối năm khi làm xong nhà sẽ họp đầy đủ để tổ chức lễ thượng thọ trang trọng cho ông, coi đó là tấm lòng của con cháu dành cho ông đã suốt đời nuôi con nuôi cháu nên người”. Bài, ảnh: LÊ ĐỨC VIỆT



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Gìn giữ Tết truyền thống
21:58 18/01/2023

Xu hướng bảo tồn văn hóa Tết truyền thống những năm gần đây đang được khôi phục khá sâu đậm. Việc người dân đi đón Tết ở những nơi xa ngày càng ít; họ chọn ở ...

Giữ trọn cho con một nếp nhà
23:05 16/06/2023

Xưa nay, nếp nhà luôn được coi là gốc rễ nuôi dưỡng những giá trị truyền thống, đạo lý, gia phong cho các thế hệ trong gia đình. Mỗi thành viên khi trưởng ...

Gìn giữ cho mai sau
22:55 20/09/2024

Lâu nay, người dân ở huyện Hướng Hóa quen với hình ảnh người đàn ông dân tộc Vân Kiều lặng lẽ xuống nhiều bản, làng để sưu tầm hàng trăm hiện vật gắn bó mật ...

Gìn giữ giá trị văn hóa gia đình Việt Nam
22:50 27/06/2024

Gia đình là tổ ấm để yêu thương. Trước thực tế xã hội, hiện tại hệ giá trị của gia đình Việt Nam đang có những biến đổi nhất định. Vì thế việc bảo vệ, gìn giữ ...

Đoàn tụ sau 55 năm thất lạc
22:00 28/02/2025

Nghẹn ngào và hạnh phúc là những cảm xúc khó tả trong giây phút bà Phan Thị Thúy (67 tuổi) và con trai gặp lại người thân ruột thịt của mình ở quê nhà tại thôn ...

Gánh ve chai
22:38 02/05/2023

Nếu bạn là một người sinh ra và lớn lên ở vùng thôn quê thì trong ký ức tuổi thơ của bạn ít nhiều gì cũng có hình ảnh người gánh ve chai đang đi trên con đường ...

Chuyện về một người mẹ Việt Nam anh hùng
22:57 22/07/2022

Bà Lê Thị Mót năm nay 90 tuổi, ở thôn Nam Tây, xã Gio Sơn, huyện Gio Linh, là người còn sống duy nhất trong 26 bà mẹ của tỉnh Quảng Trị được Chủ tịch nước ...

Niềm vui nhân đôi

Niềm vui nhân đôi
10:00 tối Thứ 6

QTO - Tại Trường THPT thị xã Quảng Trị những ngày này, niềm vui như được nhân đôi khi thầy trò nhà trường đang tưng bừng chuẩn bị kỷ niệm 50 năm thành lập...

Quảng Trị làm sao quên!

Quảng Trị làm sao quên!
08:14 31/03/2025

QTO - Đã định ăn Tết Hà Nội trọn vẹn, sáng mồng Một Tết 2025, nhớ nhà quá, tôi lên xe khách về Hà Tĩnh. Vắng khách, tôi yêu cầu người lái xe mở cho nghe...

“Kho vàng” của một kình ngư khuyết tật

“Kho vàng” của một kình ngư khuyết tật
06:23 08/11/2009

(ĐSCT) - Số phận nghiệt ngã đã làm đôi chân anh Trần Văn Diệu (SN 1979, ngụ đội 3, thôn Hà Thanh, xã Gio Châu, Gio Linh, Quảng Trị) không thể tự đi lại bình thường. Bằng nghị...

Trà My và giấc mơ đôi chân thiên thần

Trà My và giấc mơ đôi chân thiên thần
06:34 07/11/2009

(QT) - Trần Trà My năm nay 23 tuổi, ở kiệt 156, đường Nguyễn Trãi, thành phố Đông Hà (Quảng Trị), tác giả cuốn sách vừa được Nhà xuất bản Lao động xuất bản tháng 6 vừa qua....

Ông chủ trẻ và nhà hàng Xuyên Việt

Ông chủ trẻ và nhà hàng Xuyên Việt
08:51 06/11/2009

(QT) - Nhà hàng mang một cái tên thật ấn tượng - Xuyên Việt (thị trấn Lao Bảo, Hướng Hoá, Quảng Trị), từ mấy năm nay là điểm đến quen thuộc của nhiều thực khách trong và ngoài...

Đất học Mai Xá Chánh

Đất học Mai Xá Chánh
03:37 04/11/2009

(SGTT) - Các cụ bảo rằng, học sinh Mai Xá Chánh của xã Gio Mai, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị học giỏi, thi đỗ đạt cao là nhờ hương đất của làng. Địa cuộc của làng như hình...

“Nghệ sĩ tộc” giữa đại ngàn Trường Sơn

“Nghệ sĩ tộc” giữa đại ngàn Trường Sơn
03:56 03/11/2009

(VnMedia) - Người đàn ông ấy đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của đời sống, nhưng trong lòng ông, tình yêu đối với âm nhạc dân gian, đặc biệt là những nhạc cụ của dân tộc...

Đi tìm thời gian đã mất

Đi tìm thời gian đã mất
05:57 30/10/2009

(QT) - 18 năm vất vả sưu tầm, đi hết mọi hang cùng ngõ hẻm, từ những cánh đồng phẳng lỳ đến những triền núi hiểm trở, anh Nguyễn Huy Thuận, Phó Chủ tịch UBMTTQVN thành phố Đông...

Thời tiết

22°C - 28°C
Có mây, không mưa
  • 22°C - 28°C
    Có mây, không mưa
  • 23°C - 31°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long