Cập nhật: Thứ 3, 03/11/2009 | 10:56 GMT+7

“Nghệ sĩ tộc” giữa đại ngàn Trường Sơn

(VnMedia) - Người đàn ông ấy đã trải qua biết bao nhiêu thăng trầm của đời sống, nhưng trong lòng ông, tình yêu đối với âm nhạc dân gian, đặc biệt là những nhạc cụ của dân tộc Pa Kô - Vân Kiều luôn cháy bỏng. Ông là một trong những người hiếm hoi hiểu và chơi được tất cả các loại nhạc cụ của dân tộc mình - đó là Già Sen. Theo dấu chân những người kể lại, chúng tôi tìm về bản Kahep, xã Tà Rụt, huyện Đakrông, tỉnh Quảng Trị để gặp nghệ nhân Mai Hoa Sen, 66 tuổi, người dân tộc Pa Kô.

Ảnh minh họa
Nghệ nhân Mai Hoa Sen đang biểu diễn cồng chiêng trong nhà

Cuộc đời gắn bó với nhạc cụ truyền thống. Tới nhà nghệ nhân Sen (dân bản ở đây gọi nghệ nhân Sen là già Sen) vào một buổi chiều tà và bắt gặp già đang chơi nhạc cụ, chúng tôi mới được thưởng thức những làn điệu âm nhạc dân tộc Pa Kô - Vân Kiều thật hay và sâu sắc. Được nghe già kể về những thăng trầm của cuộc đời và ý nghĩa, truyền thống của những nhạc cụ dân tộc Pa Kô, chúng tôi mới hiểu hết được những giá trị truyền thống của nó. Từ nhỏ, già Sen đã được cha mẹ truyền lại cho tất cả những làn điệu, khúc hát và cách chơi những nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình. Kể từ đó, già Sen rất đam mê và thấy yêu thích những nét văn hóa của dân tộc mình. Năm 18 tuổi, già Sen ra nhập quân ngũ. Tuy nhiên, khi ra chiến trường, già Sen cũng không quên được những gì trước đây cha mẹ đã để lại và truyền đạt cho mình. Già kể lại: “Suốt thời gian tham gia chiến đấu ở chiến trường, cây khèn nhỏ và chiếc đàn môi luôn được già mang theo bên mình. Mỗi khi thấy nhớ bản, nhớ bà con hay người thân thì già lại đem nó ra chơi. Đồng đội trong chiến trường cùng với già cũng rất thích nghe già chơi nhạc cụ. Mỗi khi già chơi nhạc cụ là chúng nó lại ngồi quây quần xung quanh già. Những lúc như thế không khí vui lắm. Trong chiến trường, đồng đội đã đặt cho già một cái tên là “nghệ sĩ tộc.” Năm 1977 rời quân ngũ, già Sen lại trở về với bản làng Pa Kô - Vân Kiều. Lúc này, theo chủ trương của Phòng Văn hóa huyện Đăkrông thành lập các đội nhạc cụ dân tộc, già Sen đã đứng ra thành lập đội cồng chiêng của xã Tà Rụt. Và đội cồng chiêng của già Sen lúc nào cũng đứng đầu và nhiều lần đạt giải cao trong các kỳ lễ hội văn hóa của huyện cũng như của tỉnh Quảng Trị. Đội cồng chiêng của già Sen đã được đại diện cho tỉnh Quảng Trị đi tham dự Festival cồng chiêng các dân tộc tại Đăk Lắc - Tây Nguyên tổ chức năm 2006.

Ảnh minh họa
Già Sen bên những nhạc cụ truyền thống được lưu giữ từ đời cha ông để lại.

Năm 2007, nghệ nhân Mai Hoa Sen được Hội người mù tỉnh Quảng Trị mời về dạy về cách đánh đàn, thổi sáo và các nhạc cụ dân tộc Pa Kô cho thành viên của hội. Rồi già tham gia viết kịch bản và dàn dựng chương trình Lễ hội Mừng lúa mới cho các bản ở huyện Đăkrông. Già còn tham gia giảng dạy cho lớp học chế tác nhạc cụ do Phòng văn hóa huyện tổ chức tại các xã của huyện Đăkrông. Hiện tại già Sen đang lưu giữ hàng chục bộ nhạc cụ dân tộc Pa Kô - Vân Kiều như cồng chiêng, khèn bè, đàn Talư, đàn môi, sáo Tiơre…Năm 2008, già Sen là người đã sưu tập đủ bộ nhạc cụ dân tộc Pa Kô - Vân Kiều cho Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Trong nhà, già Sen dành hẳn một góc nhà lớn để làm nơi trưng bày, lưu giữ nhạc cụ. Già nói: “Cái nhạc của dân tộc Pa Kô - Vân Kiều nghe hay cái tai lắm. Những lời hát, điệu đàn đã diễn tả hết những cung bậc tình cảm, nét văn hoá riêng của dân tộc ”. Quá khứ đẹp và sự trăn trở với hiện tại Người Pa Kô và Vân Kiều sống đan xen hoà chung bản làng ở các huyện miền núi phía Tây của tỉnh Quảng Trị. Đời sống văn hoá tinh thần của hai dân tộc này cũng có nhiều nét tương đồng nhau. Sau mùa rẫy khoảng ba bốn ngày, cả bản làng lại chuẩn bị cho lễ hội mừng lúa mới. Hội mừng được tổ chức tại nơi có những chiếc sân rộng, nhà văn hóa bản hoặc nhà trưởng bản. Bà con Pa Kô - Vân Kiều ăn cơm mới với những món ăn truyền thống của dân tộc, uống rượu cần. Các chàng trai, cô gái thì nắm tay nhau và múa những điệu truyền thống xung quanh đống lửa. Hòa quyện vào đó là những tiếng cồng chiêng, tiếng sáo vi vu rộn vang núi rừng.

Ảnh minh họa
Già Sen đang truyền dạy cho 2 đứa con út cách chơi các nhạc cụ dân tộc

Tất cả những cảnh tượng đó giờ chỉ còn trong ký ức và thuộc về quá khứ của bà con Pa Kô - Vân Kiều. Già Sen ngậm ngùi rồi nói: “Đã mười mấy mùa rẫy trôi qua rồi mà cả bản chẳng nghe ai nhắc đến hội mừng. Dân bản chẳng còn thiết tha gì với Ta lư, khèn, sáo nữa. Bây giờ trai gái trong bản hẹn hò thì chỉ thích vào các quán cà phê sang trọng, uống bia và nhảy nhót theo mấy cái điệu nhạc thôi. Chúng đã quên hết truyền thống của dân tộc rồi”. Năm 1977, già Sen xuất ngũ về lại Kahẹp, cũng nhờ tiếng đàn Ta lư mà già tìm được vợ. Lập ra được đội cồng chiêng, già phải đi vận động khắp cả xã, đến từng nhà ở các bản mà cũng chỉ được có 16 người tham gia. Già hứng khởi hơn khi nói về đội cồng chiêng: “Bọn nó vào đội rồi già nói cho chúng hiểu về cái hay của nhạc cụ dân tộc mình. Chúng có vẻ thích lắm. Như thế già cũng thấy mừng. Cội nguồn của chúng nó mà.” Giờ đây, những lúc rảnh rỗi, già tận tình truyền đạt lại cho hai đứa con út của mình những điệu nhạc, cách sử dụng và lưu giữ truyền thống của dân tộc. Cuối chiều, trên cao của bản Kahẹp nghe vang vọng đâu đó tiếng hát của những ca sĩ hải ngoại, già Sen lại cảm thấy lo lắng và trăn trở nói: “phải tìm cách lấy lại cái hồn về cho bà con thôi!”

Thanh Ngọc



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Hoa của đại ngàn

Hoa của đại ngàn
11 giờ trước

QTO - Có lẽ chưa có buổi kết nạp đảng viên nào lại đong đầy cảm xúc đến vậy. Những giọt nước mắt hạnh phúc đã rơi khi Cao Thị Lệ Hằng-người Rục đầu tiên...

Hàng rào dâm bụt tuổi thơ

Hàng rào dâm bụt tuổi thơ
10:20 tối Thứ 4

QTO - Có một loài hoa mộc mạc, dân dã trong số rất nhiều những loài hoa mãi neo đậu trong ký ức tuổi thơ biết bao đứa trẻ quê như tôi ngày ấy chính là hoa...

Xôn xao mùa nắng

Xôn xao mùa nắng
22:00 06/07/2025

QTO - Tôi về lại làng vào một buổi trưa đầu hạ. Nắng trải vàng trên mái rạ cũ kỹ, rơi lấp lánh như những hạt bụi của ký ức, chỉ có tiếng gió khẽ khàng luồn...

“ Mùa quả ngọt” của Duy Anh

“ Mùa quả ngọt” của Duy Anh
22:30 05/07/2025

QTO - Tuy còn trẻ nhưng cái tên Nguyễn Duy Anh (sinh năm 1991), công tác tại Đoàn Nghệ thuật truyền thống tỉnh Quảng Trị (cũ) đã gắn liền với nhiều danh...

Chúng tôi yêu Quảng Trị!

Chúng tôi yêu Quảng Trị!
22:00 05/07/2025

QTO - Từ những quốc gia châu Âu xa xôi, một nhóm bạn trẻ đã đến Quảng Trị để thu thập dữ liệu cho đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ. Tại đây, họ đã có...

Dưới ánh trăng đêm hè

Dưới ánh trăng đêm hè
22:15 01/07/2025

QTO - Những đêm hè quê tôi luôn thấm đượm ánh trăng vàng óng. Khi mặt trời tắt nắng, bầu trời tối dần cũng là lúc mặt trăng lặng lẽ nhô lên từ phía rặng...

Đi tìm thời gian đã mất

Đi tìm thời gian đã mất
05:57 30/10/2009

(QT) - 18 năm vất vả sưu tầm, đi hết mọi hang cùng ngõ hẻm, từ những cánh đồng phẳng lỳ đến những triền núi hiểm trở, anh Nguyễn Huy Thuận, Phó Chủ tịch UBMTTQVN thành phố Đông...

Người “hồi sinh” thổ cẩm Pa Cô

Người “hồi sinh” thổ cẩm Pa Cô
05:24 23/10/2009

(QT) - Đã 14 năm nay, người phụ nữ Pa Cô- Trần Thị Ngà vẫn lặng lẽ băng rừng vượt suối, mang cách dệt vải thổ cẩm truyền thống đến với người dân bản làng xã A Bung, Đakrông...

Nghẹn ngào một chút sẻ chia

Nghẹn ngào một chút sẻ chia
08:48 18/10/2009

Đại diện Quỹ “Quỹ trái tim nhân ái” của Báo Hànộimới trao tiền ủng hộ cho đại diện huyện Đakrông (Quảng Trị).Sắp bão, thời tiết xem chừng đã dịu hơn. Cứ cầu mong đừng mưa to,...

Một miếng khi đói...

Một miếng khi đói...
04:58 17/10/2009

(QT) - Khi nếm trải cái đói, cái rét cận kề thì một bát cơm, một tấm chăn, manh áo cũng đủ sưởi ấm lòng người. Bằng những miếng cơm, manh áo ấy, những phụ nữ ở các xã Tà Rụt,...

Chuyện những nhà sáng chế nông dân Quảng Trị

Chuyện những nhà sáng chế nông dân Quảng Trị
06:41 14/10/2009

(VietNamNet) - Tôi ghé gian trưng bày của Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị vừa khi anh nông dân Văn Đức Quynh cười lỏn lẻn đem về một xấp giấy photo. Khách tham quan đông...

Thời tiết

26°C - 35°C
Ít mây, trời nắng nóng
  • 28°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 29°C - 35°C
    Có mây, không mưa
POWERED BY
Việt Long