
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Những ngày này, nhiều địa phương, đơn vị đã tổ chức quyên góp hỗ trợ chương trình “Tiếp sức đến trường”, thường được tổ chức vào trước thềm năm học mới để trao học bổng cho những tân sinh viên có cuộc sống khó khăn nhưng đều có điểm chung đó là nghị lực vượt khó vươn lên trước hoàn cảnh, có niềm khao khát được vào giảng đường đại học. Nhiều năm qua, chương trình này đã tiếp sức cho hàng ngàn sinh viên trên địa bàn tỉnh Quảng Trị thực hiện giấc mơ đến với giảng đường đại học với tổng số tiền trao là hàng chục tỉ đồng. Đây là một trong những chương trình thể hiện trách nhiệm và sự sẻ chia với cộng đồng của nhiều địa phương, đơn vị, các cá nhân, tổ chức trong và ngoài tỉnh.
Trong những năm qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã đứng ra phát động và thành lập quỹ “Vì người nghèo” giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Từ ngày được thiết lập, tài khoản của quỹ ngày càng nhận được nhiều đóng góp của những cá nhân, tập thể, từ các em bé học mẫu giáo cho đến những cụ già về hưu, từ những người dân trong nước đến những Việt kiều xa quê hương. Mang thông điệp yêu thương, phong trào ấy đã trở thành nguồn động lực để người nghèo phấn đấu thoát nghèo, vươn lên xây dựng cuộc sống mới tươi đẹp hơn, từ đó tạo ra tiềm lực để phát triển đất nước. Từ lâu, tinh thần đồng cảm và sẻ chia với cộng đồng đã trở thành nhu cầu của con người Việt Nam, thể hiện qua các cuộc vận động, quyên góp hay các chương trình thiện nguyện để hướng tới những người có hoàn cảnh khó khăn trong xã hội.
Vẫn biết cuộc sống ngày một bận rộn, vì thế không ít người trở nên vô tình với cuộc sống của người khác, để “mạnh ai nấy lo”, “phải ai tai nấy”. Một người từng làm khu phố trưởng nhiều năm chia sẻ câu chuyện rằng: Hằng năm, khu phố tổ chức vận động người dân góp tiền ủng hộ người nghèo. Đa số mọi người trong khu phố đều nhiệt tình đóng góp tùy theo thu nhập của mỗi gia đình. Ai cũng hiểu rằng, số tiền đóng góp của mình tuy không nhiều nhưng “góp gió thành bão”, nhiều người cùng chung tay thì sẽ giúp được không ít hoàn cảnh khó khăn trong xã hội. Tuy nhiên, có một số người đã không đóng góp lại căn vặn đủ điều, ví như tiền đó góp về đâu, giúp đỡ những ai, tại sao năm nào cũng đóng góp... khiến những người trực tiếp đi vận động quyên góp như khu phố trưởng tuy bề ngoài vẫn ôn tồn giải thích để người dân hiểu nhưng trong lòng lại thấy đắng đót. Dường như vẫn không tin, những người đó còn chụp lại danh sách các gia đình đã đóng góp trên tay khu phố trưởng, như ngầm muốn nói bằng chứng đã được mình lưu lại, đừng hòng nghĩ đến chuyện tư lợi ở đây. Thực ra, một số người chỉ biết đến bản thân và gia đình mình mà ít quan tâm đến khu phố, xã hội nhưng lại luôn nghi ngờ về những việc tốt vốn vẫn luôn tồn tại trong cuộc sống. Họ luôn đặt nhiều câu hỏi để buộc người khác phải trả lời nhưng lại quên hỏi mình rằng đã sống có trách nhiệm với khu phố, với những người đang cần được giúp đỡ hay chưa. Hiện nay, tuy chưa có cuộc khảo sát cũng như không có một số liệu nào nói về ý thức trách nhiệm xã hội của người dân ở mức độ nào nhưng nếu nhìn vào thực tế những gì đang diễn ra hằng ngày thì câu trả lời sẽ là “chưa cao”.
Tuy nhiên, chúng ta không thể mất đi niềm tin vào cuộc sống, đó là nhờ trong cộng đồng vẫn duy trì những giá trị đạo đức như “thương người như thể thương thân”, “lá lành đùm lá rách”. Nhờ các giá trị truyền thống đó mà chúng ta thường bắt gặp các hành động xả thân vì người khác, tương thân tương ái trong lúc hoạn nạn. Nhà thơ Tố Hữu từng viết: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”, bởi vậy cho và nhận đã trở thành quy luật của cuộc sống. Trách nhiệm và sự sẻ chia trong cộng đồng không chỉ thể hiện ở việc đóng góp tiền của để giúp đỡ người nghèo khi họ gặp khó khăn, hoạn nạn mà còn thể hiện ở việc giúp họ có một cuộc sống, một công việc ổn định hơn. Jo là một nhà thiết kế nội thất người Thụy Điển. Cô thành lập một công ty chuyên về chuyên ngành này ở Thụy Điển nhưng vẫn lặn lội đi về giữa Việt Nam-Thụy Điển để giúp đỡ một nhóm người ở thành phố Hội An và người đồng bào dân tộc thiểu số ở xã A Xing, huyện Hướng Hóa phát triển nghề đan lát. Cô nói: Nếu chỉ vì lợi nhuận thì với công ty ở Thụy Điển đã đủ cho tôi làm điều đó. Điều tôi muốn là sự đóng góp cho cộng đồng, xã hội và sự đóng góp đó không giới hạn trong biên giới của một quốc gia.Thắp sáng lên một niềm tin, sự hi vọng vào cuộc sống, phải chăng đó cũng chính là trách nhiệm mà Jo đối với cộng đồng?
Tuy nhiên, để có trách nhiệm với những việc lớn thì trước hết phải có trách nhiệm với bản thân từ những việc nhỏ như: Đã hứa thì phải giữ lời; làm thật tốt nhiệm vụ được giao; thực hiện đúng vai trò hiếu thảo của người con trong gia đình; dám đối diện với sai lầm và có ý thức khắc phục để hoàn thiện bản thân; tham gia các câu lạc bộ tình nguyện để tập thói quen chia sẻ với những hoàn cảnh bất hạnh…Trách nhiệm từ những việc nhỏ sẽ tạo ra nhiều giá trị lớn bao gồm cả vật chất lẫn tinh thần để hình thành nên một xã hội tử tế, văn minh. Ngoài ra, ý thức trách nhiệm giúp cho chúng ta có tính kỉ luật và tự giác trong đời sống thường nhật. Vì vậy, mỗi người phải nỗ lực hơn rất nhiều để sống có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng.
Hoài Nam
Những năm qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) huyện Hải Lăng đã chủ động triển khai thực hiện tốt nhiều hoạt động nhân đạo hướng về những người gặp hoàn cảnh khó khăn; ...
Trung thu năm nay, bên cạnh việc chăm lo cho thiếu nhi trong tỉnh Quảng Trị, các cấp ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân còn dành tình yêu thương, sự sẻ chia đến ...
Từ sự đồng hành, ủng hộ của các tấm lòng hảo tâm, nhiều năm nay đã có hàng trăm nghìn suất cháo, cơm miễn phí đầy đủ dưỡng chất được phát tận tay bệnh nhân ...
Gương mẫu, trách nhiệm, tận tâm, hết lòng vì cuộc sống cộng đồng, thương binh Phạm Xuân Mượn, Bí thư Chi bộ, Trưởng Ban công tác Mặt trận Khu phố 9, Phường 5, ...
Là người trách nhiệm, tâm huyết với công việc, nhiều năm qua, chị Hoàng Thị Hà, phụ trách Phòng Dân số - truyền thông và giáo dục sức khỏe, Chủ tịch Công đoàn ...
Mang trong mình thương tích nặng do chiến tranh để lại, những người lính Cụ Hồ năm xưa đang ở Phường 3, TP. Đông Hà vẫn luôn miệt mài xây dựng cuộc sống. Họ ...
Sau một tuần phát động, cuộc thi thiết kế phong bao lì xì với chủ đề “Tết sum vầy, cùng chia sẻ” của Đoàn Trường Cao đẳng Sư phạm (CĐSP) Quảng Trị đã nhận được ...
“Luôn tích cực, tận tâm với công việc, đặt nhiệm vụ của tập thể và lợi ích của người dân lên trên hết”, là những nhận xét mà người dân địa phương dành cho ông ...
QTO - “Trong thế giới ngày nay, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là yêu cầu khách quan, là xu thế tất yếu của thời đại mà...
QTO - Ngày 30/4, tại TP.Hồ Chí Minh sẽ diễn ra lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước....
(QT) - Quảng Trị đang dần định hình một nền sản xuất nông nghiệp mới nhằm biến điều kiện khắc nghiệt thành lợi thế phát triển, đó là sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Dù mới bắt đầu...
(QT) - Quỹ Tín dụng nhân dân (QTDND) là tổ chức hoạt động theo mô hình HTX trong lĩnh vực cho vay vốn ở địa bàn các xã. Đây là kênh huy động vốn hiệu quả, nhất là ở các vùng...
(QT) - Thời gian gần đây, tình trạng lộn xộn, bất cập trong hoạt động chế biến dăm gỗ bởi số lượng các nhà máy có phép và không có phép đã vượt quá quy hoạch phát triển lĩnh...
(QT) - Thực hiện các chủ trương, chính sách của trung ương, của tỉnh Quảng Trị về tinh giản biên chế, thời gian qua nhiệm vụ quan trọng này đã được các sở, ban, ngành, đoàn thể...
(QT) - Những ngày gần đây, thông tin trên báo chí phản ánh rất đậm nét về vụ Tập đoàn điện tử Asanzo với nhiều hoạt động có dấu hiệu lừa dối người tiêu dùng, trốn thuế và những...
(QT) - Tôi có nhiều cơ hội để chứng kiến “thú chơi đồ gỗ” của nhiều đại gia và quan chức ở nhiều tỉnh thành trong nước, thậm chí có cả những chức sắc tôn giáo. Đó là gì? Là...