Cập nhật:  GMT+7

Tín dụng chính sách, “cửa thoát hiểm của người nghèo”

Trong những năm qua, hoạt động tín dụng chính sách xã hội (CSXH) đã mang lại nhiều kết quả tích cực trên địa bàn huyện Hải Lăng. Nhờ nguồn vốn hỗ trợ cho vay của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hải Lăng đã giúp nhiều hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác có vốn để sản xuất, kinh doanh, ổn định cuộc sống, từng bước thoát nghèo bền vững.

Với tinh thần “phục vụ tại nhà, giải ngân, thu nợ tại xã”, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hải Lăng luôn đồng hành sát cánh, mang nguồn vốn tín dụng chính sách đến với người nghèo.

Tại các điểm giao dịch được tổ chức cố định vào những ngày trong tháng, UBND các xã đã bố trí vị trí treo các nội dung công khai, địa điểm giao dịch và đảm bảo an toàn cho các phiên giao dịch, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách có nhu cầu, đủ điều kiện được tiếp cận với nguồn vốn tín dụng nhanh chóng, kịp thời, thuận lợi.

Tín dụng chính sách, “cửa thoát hiểm của người nghèo”

Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hải Lăng giải ngân cho người dân vay vốn tại xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng - Ảnh: MT

Chính sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị đã giúp hoạt động tín dụng chính sách ngày càng được phát huy hiệu quả và nâng cao chất lượng tín dụng.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, Phòng Giao dịch NHCS huyện Hải Lăng đã giải ngân 2.475 lượt khách hàng, trong đó có 51 lượt hộ nghèo, 521 lượt hộ cận nghèo, 353 lượt hộ mới thoát nghèo được vay vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, 72 lượt học sinh, sinh viên vay vốn để học tập, 1.009 lượt hộ gia đình vay vốn để xây dựng các công trình nước sạch và công trình vệ sinh, 180 lượt hộ vay vốn sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn, 281 lao động vay vốn giải quyết việc làm, 3 hộ vay vốn xây dựng nhà ở xã hội, 5 người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn.

Đến nay, dư nợ toàn huyện đạt 631.193 triệu đồng, tăng 41.871 triệu đồng so với đầu năm, có 10.504 khách hàng vay vốn tại Ngân hàng CSXH huyện thông qua 254 Tổ tiết kiệm và vay vốn hoạt động tại 71 thôn, khóm.

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách, nhiều gia đình đã vượt khó vươn lên, cải thiện cuộc sống, đặc biệt, có những gia đình đã mở mang sản xuất, vươn lên làm ăn khá giả. Điển hình là gia đình cựu chiến binh Lê Hữu Đương ở thôn Văn Vận, xã Hải Quy.

Ông Đương là thương binh 4/4, sau khi trở về địa phương, ông luôn trăn trở làm thế nào để thoát khỏi cảnh nghèo đói. Với nguồn vốn ít ỏi của gia đình, ông Đương mở xưởng mộc nhỏ tại nhà. Bước đầu, xưởng mộc của ông chủ yếu làm một số mặt hàng đơn giản phục vụ cho người dân trong thôn.

Năm 2020, ông Đương bàn bạc với gia đình vay thêm 50 triệu đồng từ nguồn vốn giải quyết việc làm của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hải Lăng để mua sắm thêm máy móc, mở rộng sản xuất. Từ đó đến nay, xưởng mộc của ông ngày càng phát triển, sản phẩm đa dạng, phong phú hơn. Nhờ vậy nên thị trường tiêu thụ sản phẩm mộc của ông Đương được mở rộng ra các địa phương khác, thu nhập cũng tăng cao so với trước. Đến nay, xưởng mộc của gia đình ông giải quyết việc làm thường xuyên cho 4 lao động, doanh thu trung bình mỗi năm từ xưởng mộc hàng trăm triệu đồng.

Bà Hồ Thị Gái ở thôn Mỹ Chánh, xã Hải Chánh là một trong số hàng nghìn khách hàng được tiếp cận nguồn vốn ưu đãi của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hải Lăng thông qua kênh phụ nữ. Những năm trước đây gia đình bà Hồ Thị Gái có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà cửa tạm bợ, đất ở và sản xuất phải thuê mướn, bản thân bà Gái thường xuyên đau ốm nên cuộc sống có những lúc bế tắc.

Trước hoàn cảnh khó khăn của gia đình bà, Hội Phụ nữ xã Hải Chánh đã tạo điều kiện tín chấp cho vay 50 triệu đồng theo chương trình cho vay hộ nghèo để gia đình đầu tư mô hình trồng hoa. Nhờ nguồn vốn quý giá này, cộng thêm sự cần cù, chịu khó của vợ chồng bà, mô hình trồng hoa đầu tiên trên địa bàn xã Hải Chánh được hình thành và ngày càng phát triển. Những năm thuận lợi, mô hình cho lãi ròng 100 triệu đồng.

Nhờ vậy, bà đã thoát nghèo, mua được mảnh vườn để ổn định sản xuất và xây dựng nhà cửa khang trang, đầu tư cho con cái học hành đến nơi, đến chốn. Cùng với ông Lê Hữu Đương và bà Hồ Thị Gái, hàng nghìn đối tượng chính sách trên địa bàn huyện Hải Lăng đã tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi và sử dụng vốn hiệu quả, thoát nghèo bền vững, tiến lên làm giàu chính đáng.

Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hải Lăng Lê Quang Lực cho biết: “Vốn tín dụng chính sách xã hội đã góp phần giúp hàng chục nghìn hộ nghèo trên địa bàn huyện vượt qua ngưỡng nghèo, người lao động có việc làm, học sinh, sinh viên hoàn cảnh khó khăn được vay vốn học tập. Có thể nói, Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Hải Lăng luôn đồng hành với người dân trên mỗi giai đoạn quan trọng của cuộc đời “Học tập, lập nghiệp, khởi nghiệp, an cư”.

Thượng Nghĩa

Tin liên quan:
  • Tín dụng chính sách, “cửa thoát hiểm của người nghèo”
    Phát huy tính ưu việt của tín dụng chính sách xã hội

    Thời gian qua, thực hiện Nghị định số 78/2002/ NĐ-CP về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách xã hội khác (Nghị định 78), tỉnh Quảng Trị đã thu được nhiều kết quả nổi bật, từng bước khẳng định tín dụng chính sách xã hội là một trong những “trụ cột” của hệ thống chính sách giảm nghèo, là công cụ, giải pháp quan trọng, góp phần thực hiện có hiệu quả chủ trương về giảm nghèo bền vững, bảo đảm an sinh xã hội và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

  • Tín dụng chính sách, “cửa thoát hiểm của người nghèo”
    Vươn lên từ nguồn vốn tín dụng chính sách

    Từ một hộ nghèo với hai bàn tay trắng nhưng nhờ sự nỗ lực vượt khó cùng với sự “tiếp sức” từ nguồn vốn tín dụng chính sách xã hội, anh Lê Phước Hoàng ở thôn Lâm Lang 2, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ không những vươn lên thoát nghèo mà còn trở thành hộ giàu, có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm từ mô hình kinh tế trang trại đa cây, đa con.


Thượng Nghĩa

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tăng cường quản lý các cụm công nghiệp

Tăng cường quản lý các cụm công nghiệp
2025-01-13 05:30:00

QTO - Hiện nay, nhiều doanh nghiệp tại các cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị tích cực hoạt động, chấp hành quy định của pháp luật trong sản...

Nhân rộng mô hình chăn nuôi dê địa phương

Nhân rộng mô hình chăn nuôi dê địa phương
2024-08-07 05:40:00

QTO - Đakrông là huyện miền núi có điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi dê địa phương sinh sản cũng như thương phẩm. Với định hướng hình thành các...

Làm giàu với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng

Làm giàu với mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng
2024-08-07 05:10:00

QTO - Năng động, có quyết tâm cao trong phát triển kinh tế và nhiệt tình, tích cực trong các hoạt động xã hội tại địa phương, đó là những gì cán bộ, người...

Vươn khơi bám biển, giữ vững ngư trường

Vươn khơi bám biển, giữ vững ngư trường
2024-08-05 05:35:00

QTO - Trước việc Trung Quốc đơn phương thông báo lệnh cấm đánh bắt cá trên biển từ 12 giờ ngày 1/5/2024 đến 12 giờ ngày 16/8/2024 tại vùng biển từ 120 00’...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long