Cập nhật:  GMT+7

Dự án 6 góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ở Gio Linh

Thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số (DTTS) gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6) thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các DTTS trên địa bàn huyện Gio Linh đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Dự án 6 góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ở Gio Linh

Ông Hồ Sỹ Đa (bên phải) ở thôn Đồng Dôn, xã Linh Trường, Gio Linh ghi chép lại những làn điệu dân ca dân tộc Bru, Vân Kiều để sưu tầm, gìn giữ -Ảnh: T.T

Nhiều năm nay, ông Hồ Sỹ Đa, 77 tuổi, ở thôn Đồng Dôn, xã Linh Trường, huyện Gio Linh đã âm thầm làm công việc mà ít ai ở thôn nghĩ đến, đó là sưu tầm, gìn giữ những làn điệu dân ca, phong tục, tập quán và ca dao, tục ngữ của người Bru - Vân Kiều, ghi chép lại, biên dịch qua tiếng Kinh để lưu giữ cho các thế hệ sau.

Ông Đa nguyên là Hiệu trưởng Trường THCS Linh Thượng, năm 2008, sau khi nghỉ hưu, có nhiều thời gian, ông tâm huyết thực hiện công việc này.

Ông Đa cho biết: “Ý tưởng này tôi đã ấp ủ từ rất lâu rồi. Người dân tộc Bru - Vân Kiều ở xã Linh Trường, huyện Gio Linh chiếm số lượng khá đông, chúng tôi có những phong tục, tập quán đặc trưng, phong phú được truyền từ đời cha ông để lại, nhưng lứa con cháu sau này không còn biết nhiều và ít quan tâm đến làn điệu dân ca, đến ca dao, tục ngữ, nét đẹp các phong tục của đồng bào mình. Tôi lo sau này văn hóa Bru - Vân Kiều sẽ bị mai một dần nên quyết tâm thực hiện việc sưu tầm, ghi chép lại để con cháu biết và học theo”.

Là giáo viên, ông Đa khá thuận lợi trong việc biên dịch ngôn ngữ Bru - Vân Kiều thành tiếng Kinh, các con ông có nhiệm vụ hỗ trợ đánh máy tính bản thảo và in ra thành quyển để lưu trữ. Đến nay, ông đã sưu tầm và biên dịch hơn 100 câu ca dao, tục ngữ, hơn 100 câu đố dân gian và hàng chục làn điệu dân ca của người Bru - Vân Kiều.

“Mong muốn lớn nhất của tôi là có nguồn kinh phí hỗ trợ để in ấn thành sách các tài liệu mà tôi đã sưu tầm để công tác lưu trữ, tuyên truyền văn hóa của đồng bào mình được thực hiện bài bản, hiệu quả”, ông Đa chia sẻ.

Nhìn nhận tầm quan trọng về văn hóa dân tộc, đánh giá cao vai trò của nghệ nhân trong công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội, Chương trình MTQG 1719 đã thiết kế riêng Dự án 6 về bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch. Linh Trường là xã miền núi duy nhất của huyện Gio Linh với 9 thôn, chủ yếu là đồng bào DTTS Bru - Vân Kiều sinh sống được chọn triển khai Dự án 6.

Qua 3 năm triển khai, Dự án 6 đã có tác động tích cực đến đời sống của đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn xã thông qua việc nâng cao cơ sở vật chất các thiết chế văn hóa, thể thao, hỗ trợ các hoạt động văn hóa, thể thao và các đối tượng liên quan đến hoạt động văn hóa, thể thao, xây dựng tủ sách phục vụ đồng bào...

Năm 2022, UBND huyện đã phân bổ 109 triệu đồng, giao Trung tâm VHTT-TDTT thực hiện các nội dung cho đồng bào dân tộc Bru - Vân Kiều tại xã Linh Trường như: hỗ trợ trang phục, nhạc cụ phục vụ khôi phục bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống, tủ sách cộng đồng, các thiết chế phục vụ nhu cầu tập luyện thể thao...

Trong hai năm 2023, 2024, huyện tiếp tục phân bổ kinh phí hỗ trợ trang bị bàn ghế tại các nhà sinh hoạt cộng đồng của 9 thôn, mua sắm trang phục, nhạc cụ, thiết bị âm thanh phục vụ hoạt động của đội văn nghệ truyền thống của các thôn...

Các hoạt động của dự án đã góp phần khôi phục, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ văn hóa, hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào DTTS và miền núi để nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho người dân.

Là một trong những người cao tuổi có uy tín ở thôn Đồng Dôn, lưu giữ nhiều làn điệu dân ca, thơ ca của dân tộc Bru - Vân Kiều, ông Hồ Văn Số chia sẻ: “Để lưu truyền cho con cháu, tôi phối hợp với ông Đa ghi chép lại những gì mình nhớ, mình biết về dân ca, ca dao, tục ngữ, phong tục truyền thống của đồng bào để lưu giữ lâu dài.

Chúng tôi vừa giữ gìn, vừa tìm cách truyền dạy các cháu biểu diễn trong các hội thi, hội diễn, liên hoan văn hóa văn nghệ quần chúng để khơi dậy đam mê trong thế hệ trẻ. Chúng tôi cũng mong muốn được hỗ trợ phần nào kinh phí để việc bảo tồn văn hóa truyền thống của đồng bào được thực hiện thuận lợi hơn”.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện, song cùng với sự nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, đặc biệt là sự quan tâm sát sao của các cơ quan chuyên môn, Chương trình MTQG 1719 đã góp phần tích cực bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn xã Linh Trường, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng về phát triển phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao.

Để tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Dự án 6 trong thời gian tới, Phó Chủ tịch UBND huyện Gio Linh Dương Đức Hạnh cho biết, huyện đã đề nghị UBND tỉnh bổ sung thêm cho địa phương các nội dung phù hợp, giúp địa phương có thêm điều kiện để triển khai công tác sưu tầm, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào DTTS.

Thanh Trúc

Tin liên quan:
  • Dự án 6 góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ở Gio Linh
    Thầy giáo góp sức bảo tồn bản sắc văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số

    Lớn lên ở miền núi và có gần 20 năm dạy học tại vùng bản nên thầy giáo Nguyễn Văn Hùng, hiện công tác tại Trường THCS Thuận, huyện Hướng Hóa gắn bó và có tình cảm đặc biệt với đồng bào Vân Kiều và Pa Kô. Hình ảnh về nhịp sống thường ngày của bản làng đã in sâu trong tâm trí thầy. Càng yêu thích văn hóa bản địa, thầy càng có mong muốn bảo tồn, gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa đặc sắc của đồng bào nơi đây.

  • Dự án 6 góp phần bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc ở Gio Linh
    Người phụ nữ Vân Kiều bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc

    Sinh ra và lớn lên tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở đại ngàn Trường Sơn, nơi có nhiều nét văn hóa đặc sắc của người Vân Kiều nên Hồ Thị Thới, ở Khối 6, thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa luôn tâm huyết bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của dân tộc. Chị nỗ lực nghiên cứu, sưu tầm, học và thực hành các nhạc cụ, làn điệu dân ca, dệt thổ cẩm, chế biến ẩm thực truyền thống... để chung sức cùng người dân địa phương lưu giữ, phát huy và giới thiệu những nét đẹp độc đáo của người Vân Kiều rộng rãi ra bên ngoài.


Thanh Trúc

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Đưa bệnh nhân trở về từ “cửa tử”

Đưa bệnh nhân trở về từ “cửa tử”
2025-01-04 05:55:00

QTO - Cùng với việc đào tạo nhân lực là triển khai ứng dụng nhiều kỹ thuật mới, những năm gần đây, Khoa Hồi sức tích cực - chống độc, Bệnh viện Đa khoa...

Niềm vui từ sự cống hiến vì cộng đồng

Niềm vui từ sự cống hiến vì cộng đồng
2025-01-02 05:10:00

QTO - Dẫu cuộc sống còn nhiều khó khăn, phải bươn chải với nhiều nghề nhưng anh Lê Thế Danh (sinh năm 1992), Bí thư Chi đoàn khóm Tân Kim, thị trấn Lao...

Nỗ lực giữ sạch bãi biển

Nỗ lực giữ sạch bãi biển
2024-12-31 14:00:00

QTO - Rác thải trên biển và ven bờ biển đang trở thành nỗi ám ảnh, tác động đến đời sống, sức khỏe của người dân cũng như sự phát triển du lịch biển. Những...

“Mái nhà” chung của những loài linh trưởng

“Mái nhà” chung của những loài linh trưởng
2024-12-31 13:45:00

QTO - Quảng Trị là nơi cư ngụ của nhiều loài động vật đặc hữu, trong đó có nhiều loài linh trưởng quý hiếm. Những loài linh trưởng nguy cấp, quý hiếm như:...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long