
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Nắm bắt nhu cầu thị trường các loại thực phẩm chế biến sẵn, sản phẩm làm từ thịt đóng gói, đặc biệt là xúc xích ngày càng trở thành nguyên liệu, món ăn dinh dưỡng tiện lợi, phù hợp với cuộc sống hiện đại, được ưa chuộng từ căn bếp của mỗi gia đình đến những bàn tiệc tại nhà hàng; cùng với đó, mối quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm dẫn đến việc lựa chọn sản phẩm xúc xích sạch đang trở nên phổ biến, chị Trần Thị Tịnh (sinh năm 1987), ở xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Linh đã quyết định khởi nghiệp và bước đầu thành công với mô hình sản xuất xúc xích tổng hợp. Đây là mô hình sản xuất xúc xích đầu tiên tại vùng Đông huyện Vĩnh Linh.
![]() |
Mô hình sản xuất xúc xích đầu tiên tại vùng Đông huyện Vĩnh Linh |
Mới qua 8 giờ sáng song tại cơ sở sản xuất xúc xích tổng hợp của chị Tịnh, công đoạn sơ chế nguyên liệu đã được hoàn thành. Chị Tịnh cho biết đang đẩy nhanh tiến độ sản xuất để kịp giao xúc xích cho nhà hàng tiệc cưới cũng như khách đặt hàng dùng vào dịp Tết Nguyên đán sắp tới. Nguyên liệu làm xúc xích của cơ sở chị Tịnh chủ yếu từ thịt bò, lợn, gà kèm thêm các loại gia vị như mắm, tiêu, tỏi, bột năng, dầu điều… đều là nông sản sẵn có của địa phương. Về kĩ thuật làm xúc xích, theo chị Tịnh, việc quan trọng nhất là phải lựa chọn nguyên liệu với tiêu chí tươi, ngon, an toàn, đảm bảo chất dinh dưỡng và có nguồn gốc rõ ràng. Thịt sau khi sơ chế, thái miếng sẽ chuyển sang công đoạn xay thịt. Nếu muốn tạo nên xúc xích ngon, khi xay thịt phải luôn đảm bảo nhiệt độ không tăng quá cao làm chín thịt. Xay nhỏ xong đến bước xay nhuyễn, lúc này cho vào cùng với gia vị để tạo nên hương vị riêng cho xúc xích. Tiếp đó tiến hành định hình xúc xích bằng vỏ collagen. Khi nhồi xúc xích vào vỏ collagen không nên nhồi quá căng tránh tình trạng khi hấp chín xúc xích sẽ bị bục vỏ. Cuối cùng hoàn tất với công đoạn hấp làm chín xúc xích. Xúc xích đã chín có thể sử dụng ngay hoặc đóng gói, bảo quản tùy theo nhu cầu khách hàng.
Là cơ sở chế biến thực phẩm tươi sống, các công đoạn cho ra thành phẩm xúc xích hay quá trình vận chuyển, phân phối sản phẩm, công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được chị Tịnh đặt lên hàng đầu. Theo đó, không chỉ nguyên liệu đầu vào được lựa chọn, kiểm tra cẩn thận mà môi trường tự nhiên, sản xuất, kinh doanh đạt chuẩn; các loại máy móc, dụng cụ hỗ trợ tại cơ sở của chị Tịnh đều được vệ sinh, khử trùng thường xuyên, bảo vệ ngay sau khi sử dụng. Cơ sở đã được cấp chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm càng tăng sự tin cậy cho người tiêu dùng.
Sinh ra và lớn lên tại Nghệ An, gần với các làng nghề sản xuất nem nổi tiếng ở Thanh Hóa, chị Tịnh học hỏi, tích lũy được nhiều kinh nghiệm chế biến nem. Sau khi lập gia đình chưa có việc làm, nhận thấy tiềm năng từ sản xuất, kinh doanh xúc xích sạch, cũng là một sản phẩm làm từ thịt đóng gói tương tự nem, đầu năm 2019, chị Tịnh bàn bạc với gia đình quyết định khởi nghiệp bằng thực phẩm đặc thù này. Để nắm bắt các công đoạn của quy trình sản xuất xúc xích chuyên nghiệp, chị Tịnh ra Hà Nội đăng kí theo học khóa hướng nghiệp công nghệ sản xuất xúc xích các loại. Sau 2 tháng hoàn thành khóa học, chị Tịnh đầu tư trang thiết bị cơ bản, máy sản xuất xúc xích, mở cơ sở sản xuất xúc xích riêng.
Khởi nghiệp với số vốn chỉ 100 triệu đồng, ban đầu khi cơ sở chưa được nhiều người biết đến, chị Tịnh phải tự xoay xở mọi thứ để duy trì hoạt động. Chị bắt đầu từ việc nhận làm xúc xích cho người thân, người quen trong các dịp giỗ, lễ, tết. Mặt khác, chị mang xúc xích mời các cửa hàng dùng thử, cung cấp cho một số tiệm thức ăn nhanh, tiệm bánh mì để bước đầu giới thiệu sản phẩm. Được đánh giá sạch, ngon và có hương vị đặc trưng, giá cả cạnh tranh tốt, dần dần sản phẩm của chị càng được nhiều người đặt hàng, thị trường tiêu thụ không còn tại địa phương mà mở rộng ra thành phố Đông Hà, các vùng lân cận. Đến nay, mỗi ngày cơ sở của chị Tịnh có thể sản xuất khoảng 30 kg xúc xích các loại. Với mức giá bình quân bán ra từ 150.000 - 180.000 đồng/kg tùy loại xúc xích thành phẩm và thời điểm, sau khi trừ chi phí, chị Tịnh lãi gần 5 triệu đồng/tháng, đây là nguồn thu nhập đáng kể đối với một phụ nữ chuyên nội trợ như chị Tịnh trước đây. Vào các đợt cao điểm như lễ, tết, chị Tịnh hợp đồng thêm người làm, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nữ khó khăn ở địa phương. “Thời gian tới tôi có dự định sẽ đầu tư mua sắm thêm 2 loại máy hỗ trợ gồm máy hấp và máy hút chân không công nghiệp phục vụ công đoạn đóng gói để ngoài ngày càng cải tiến về chất lượng, xúc xích của cơ sở còn có mẫu mã, hình thức hấp dẫn, nâng cao giá trị sử dụng tiến đến xây dựng thương hiệu sản phẩm,” chị Tịnh chia sẻ.
Chủ tịch Hội LHPN xã Vĩnh Tân Nguyễn Thị Hà cho biết thêm: “Để tiếp tục hỗ trợ hiệu quả tiến đến nhân rộng các mô hình phụ nữ khởi sự, khởi nghiệp thành công trên địa bàn như mô hình sản xuất xúc xích của chị Trần Thị Tịnh, Hội Phụ nữ xã Vĩnh Tân phối hợp cùng Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tạo điều kiện thuận lợi cho các mô hình kinh tế do chị em phụ nữ làm chủ được tiếp cận các nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư hoàn thiện trang thiết bị, cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh phát triển sản xuất, hướng đến thị trường tiêu thụ ổn định, phát triển kinh tế theo hướng bền vững.”
Nguyễn Trang
Sau 10 năm quyết định rẽ lối khởi nghiệp với nghề nuôi chim yến, đến nay vợ chồng anh Phan Văn Thư và chị Phan Thị Thanh Huyền ở Khu phố 2, Phường 2, TP. Đông ...
Ước mơ biến các sản phẩm từ biển thành hàng hóa mang lại giá trị kinh tế cao luôn được chị Nguyễn Thị Thiếc (57 tuổi) ở thôn Xuân Lộc, xã Gio Việt, huyện Gio ...
Đến thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, hỏi thăm về các loại mắm truyền thống do chị Nguyễn Thị Thu Hòa (sinh năm 1987) làm ra, ai cũng ...
Hiện nay, thị trường thực phẩm đang tồn tại nhiều bất ổn khi có rất nhiều loại thực phẩm không đảm bảo an toàn, không rõ nguồn gốc, thậm chí hàng giả, hàng ...
Tình hình cung cầu, giá cả thị trường trên địa bàn tỉnh thời gian trước, trong tết Nguyên đán Quý Mão 2023 tương đối ổn định, không có hiện tượng tăng giá đột ...
Với tâm lý muốn đón năm mới đủ đầy thực phẩm, nhiều gia đình đã tích trữ thực phẩm vượt quá nhu cầu, dẫn đến dư thừa tới sau Tết rất lâu. Những món ngon trong ...
Từ bao đời nay, người dân Quảng Trị vốn rất trọng ông bà tổ tiên, mỗi dịp cúng giỗ, lễ, Tết thường sắm sửa những mâm cỗ cúng đầy đủ, ngon sạch, tươm tất và đẹp ...
Trong số gần 53.000 người tham gia hoạt động kinh tế, huyện Vĩnh Linh có trên 2.500 lao động người dân tộc Vân Kiều, tập trung tại 3 xã miền núi, đông nhất ở ...
QTO - Thời gian qua, lực lượng biên phòng tại Cửa khẩu quốc tế ChaLo, tỉnh Quảng Trị đã triển khai đồng bộ các giải pháp để tạo thuận lợi cho hoạt động...
QTO - Nắm bắt được nhu cầu người dân, bám sát điều kiện thực tế của từng vùng miền, thời gian qua, các hợp tác xã, tổ hợp tác tại khu vực miền núi đã trở...
QTO - Trong bối cảnh đô thị hóa, không ít người trẻ chọn ly hương, câu chuyện của những người “quay về” làm giàu từ chính mảnh đất quê hương đã trở thành...
QTO - Nằm bên tuyến đường Hồ Chí Minh là cơ ngơi khang trang của gia đình ông Lê Quang Lợi, xã Bố Trạch, tỉnh Quảng Trị. Là một cựu chiến binh (CCB) từng...
QTO - Chương trình quốc gia “mỗi xã một sản phẩm”(One Commune One Product-OCOP) triển khai trên phạm vi cả nước từ năm 2018 theo Quyết định số 490/QĐ-TTg,...
QTO - Dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam qua tỉnh Quảng Trị hiện đang bước vào giai đoạn nước rút với nhiều hạng mục trọng điểm đã hoàn thành, song vẫn còn...
QTO - Giữa bối cảnh thị trường ngập tràn các loại thực phẩm với nguồn gốc không rõ ràng, rau, củ sạch trở thành ưu tiên hàng đầu của người tiêu dùng. Dù...
(QT) - Thời gian qua, nhất là sau khi cầu Đại Lộc bắc qua sông Thạch Hãn nối xã Triệu Thuận và các xã phía Đông huyện Triệu Phong với thành phố Đông Hà vào năm 2011 thì bộ mặt...