{title}
{publish}
{head}
Quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1737/QĐ-TTg ngày 29/12/2023 đã định hình bức tranh tổng thể về định hướng phát triển của tỉnh. Quy hoạch tỉnh được kỳ vọng là “cú hích” tạo ra xung lực mới góp phần thu hút mạnh mẽ các nguồn lực đầu tư trong thời gian tới. Phóng viên Báo Quảng Trị đã phỏng vấn đồng chí VÕ VĂN HƯNG, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị về tiềm năng, lợi thế thu hút đầu tư vào tỉnh sau khi Quy hoạch tỉnh được phê duyệt.
Quy hoạch tỉnh mở ra nhiều tiềm năng, lợi thế để thu hút đầu tư
- Thưa đồng chí! Tại một hội nghị của Thường trực Chính phủ với 63 địa phương để tháo gỡ khó khăn cho việc lập các đồ án quy hoạch, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Có quy hoạch tốt thì mới có dự án tốt, có dự án tốt mới có nhà đầu tư tốt, nhà đầu tư tốt sẽ giúp sử dụng hiệu quả đầu tư công, phát triển kinh tế có hiệu quả”. Quy hoạch tỉnh Quảng Trị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, có thể khẳng định đã là “quy hoạch tốt”. Vậy để có dự án tốt, tỉnh sẽ tập trung thu hút đầu tư vào những lĩnh vực trọng tâm nào trong thời gian tới nhằm phát huy tiềm năng, nội lực, thúc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế?
- Quy hoạch tỉnh có ý nghĩa rất quan trọng, tạo đột phá chiến lược trong cải cách thể chế, biến thách thức thành cơ hội, tăng cường thu hút đầu tư, sử dụng hiệu quả các nguồn lực trong phát triển KT - XH, củng cố QP - AN, bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, quy hoạch được lập theo một phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới là cơ sở pháp lý quan trọng để kết nối đồng bộ, khắc phục những xung đột, mâu thuẫn nhằm phát huy tối đa những tiềm năng, lợi thế và cơ hội của địa phương, thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Quy hoạch tỉnh nhấn mạnh nhu cầu cấp thiết phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông kết nối vùng, liên vùng, hạ tầng khu, cụm công nghiệp; xác định các khu vực cần ưu tiên đầu tư phát triển; tạo mặt bằng sạch để thu hút đầu tư. Đây cũng là tiền đề quan trọng để định hướng không gian cho các nhu cầu phát triển trong tương lai, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để phát triển KT - XH của tỉnh.
Với quan điểm Quy hoạch tỉnh phải mang tư duy đột phá và tầm nhìn chiến lược, tỉnh đặt mục tiêu tổng quát đến năm 2030 sẽ đưa tỉnh Quảng Trị đạt trình độ phát triển thuộc nhóm tỉnh khá của cả nước và có cơ cấu kinh tế cơ bản là một tỉnh công nghiệp - dịch vụ, là một trong những trung tâm kinh tế tổng hợp (kinh tế công nghiệp - dịch vụ, kinh tế biển, kinh tế năng lượng sạch và năng lượng tái tạo) của khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung.
Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế của địa phương. Do vậy, tỉnh ưu tiên thu hút đầu tư xây dựng và phát triển trục kết nối các vùng trọng điểm kinh tế như: Hành lang đường bộ từ Cửa khẩu quốc tế La Lay về Mỹ Thủy kết nối với Lào - Thái Lan; Đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo, Quốc lộ 15D, hạ tầng logistics, cảng biển, sân bay, hạ tầng đô thị và hạ tầng công nghiệp.
Về phát triển ngành, lĩnh vực, tập trung thu hút đầu tư vào các ngành có nhiều tiềm năng, lợi thế theo hướng công nghệ mới, công nghệ cao và phát triển bền vững, các dự án chế biến sâu và mang lại giá trị thặng dư lớn như năng lượng (điện khí, điện gió...), công nghiệp phụ trợ, chế biến gỗ, silicat, chăn nuôi quy mô lớn, công nghệ cao, hạ tầng logistics, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa - lịch sử, trung tâm thương mại, bệnh viện và các cơ sở giáo dục chất lượng cao.
Lễ triển khai thi công Khu Bến cảng Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng -Ảnh: T.T
Xác định phát triển công nghiệp năng lượng là trụ cột quan trọng để Quảng Trị có điều kiện phát huy vai trò trong liên kết vùng, tỉnh tập trung thu hút đầu tư phát triển năng lượng tái tạo, điện sinh khối, điện hydrogen, tập trung các nguồn nhiệt điện khí, điện gió và công nghiệp khí tại vùng ven biển và đảo Cồn Cỏ; ưu tiên áp dụng công nghệ sản xuất khí hydro xanh và khí amoniac xanh từ các nguồn năng lượng tái tạo.
Khu kinh tế Đông Nam Quảng Trị được kỳ vọng hướng đến là khu kinh tế biển tổng hợp, trọng tâm là công nghiệp năng lượng, công nghiệp đa ngành khai thác lợi thế ven biển, logistics; phát triển cảng Mỹ Thủy trở thành trung tâm trung chuyển hàng hóa của khu vực và thế giới. Hình thành và phát triển Khu kinh tế thương mại xuyên biên giới chung Lao Bảo (Quảng Trị) - Densavan (Lào).
Xây dựng kết cấu hạ tầng logistics đồng bộ với hệ thống giao thông, trọng tâm là các trung tâm logistics tại khu vực Hải Lăng, Gio Linh, Cam Lộ và Lao Bảo. Phát triển công nghiệp chế biến với công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, phát triển nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ để tạo ra giá trị lớn hơn trên quỹ đất hạn chế, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng...
Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, hình thành thương hiệu du lịch Quảng Trị trên cơ sở khai thác giá trị biểu tượng về sự hồi sinh mạnh mẽ từ hậu quả của chiến tranh, ký ức chiến tranh - khát vọng hòa bình, phát huy lợi thế về biển, đảo, sinh thái, văn hóa... và kết nối liên vùng trong hệ thống du lịch di sản miền Trung cùng các hành lang kinh tế quốc gia, quốc tế.
Đặc biệt, tập trung thu hút đầu tư vào “tam giác du lịch” Cửa Tùng - Cửa Việt- đảo Cồn Cỏ, là điểm cuối cùng vươn ra biển của Hành lang kinh tế Đông-Tây qua các Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, La Lay nối Việt Nam với Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanmar... Quảng bá, kêu gọi đầu tư du lịch biển, đảo, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi, thông thoáng và bình đẳng cho các nhà đầu tư về kết cấu hạ tầng, các cơ sở phục vụ du lịch sinh thái biển, đảo, du lịch nghỉ dưỡng...
Sẵn sàng đón “làn sóng đầu tư”
- Thưa đồng chí, trên cơ sở các lĩnh vực trụ cột kinh tế đã được Quy hoạch tỉnh chỉ rõ, tỉnh sẽ triển khai các giải pháp như thế nào để thu hút đầu tư nhằm tạo bước đột phá nhanh và bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian tới?
- Để đạt kết quả cao trong huy động nguồn vốn đầu tư thúc đẩy thực thi, biến Quy hoạch tỉnh thành hiện thực, theo tôi, trước hết, các cấp, các ngành phải tập trung chỉ đạo triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Quy hoạch tỉnh.
Trong những năm qua, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận cơ hội đầu tư, UBND tỉnh đã phê duyệt danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư của tỉnh trong giai đoạn 2022-2025. Trong đó, có một số dự án trọng điểm như: Nhà máy điện khí LNG Hải Lăng, chuyển đổi nhà máy điện than tại Hải Lăng sang điện khí, xây dựng kho ngoại quan, trung tâm logistics, xây dựng cơ sở hạ tầng Cửa khẩu quốc tế La Lay, khu dịch vụ du lịch dọc tuyến đường ven biển Cửa Tùng - Cửa Việt - Vịnh Mốc, đường bộ cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo...
Tỉnh tập trung khai thác hiệu quả dịch vụ logistics trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây, thắt chặt mối quan hệ hữu nghị hợp tác giữa 3 tỉnh Quảng Trị - Savannakhet - Mukdahan nói riêng và 3 nước Việt Nam - Lào - Thái Lan nói chung, tạo thế mạnh, bổ trợ và sức lan tỏa để Quảng Trị và các tỉnh trong vùng cùng phát triển. Tăng cường các hoạt động hợp tác liên kết vùng, đặc biệt là với các tỉnh trong khu vực Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung theo hướng Bắc - Nam và khai thác hợp lý dải không gian ven biển.
Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo được đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại - Ảnh: T.T
Đặc biệt hiện nay, Quảng Trị đang triển khai nhiều dự án trọng điểm như: Khu bến cảng Mỹ Thủy, Khu công nghiệp Quảng Trị, Dự án LNG Hải Lăng, đường bộ cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ đi qua địa bàn tỉnh, đường ven biển kết nối Hành lang kinh tế Đông - Tây... Các dự án được kỳ vọng sẽ tạo động lực và mang lại sự đột phá về phát triển kinh tế cho tỉnh Quảng Trị trong tương lai gần.
Ngoài các chính sách ưu đãi của Chính phủ, nhà đầu tư khi đến với Quảng Trị còn được hưởng những ưu đãi, hỗ trợ riêng. Các nhà đầu tư được hỗ trợ theo từng ngành nghề, lĩnh vực ưu tiên đầu tư kinh doanh như khuyến khích phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và nông nghiệp hữu cơ; chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ; chính sách khuyến công; chính sách hỗ trợ phát triển du lịch...Được hưởng ưu đãi về tiền thuê đất, hỗ trợ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào dự án; hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo, tư vấn thị trường đầu ra cho sản phẩm tùy từng dự án cụ thể.
Để tạo sức hấp dẫn lớn thu hút nhà đầu tư khi triển khai Quy hoạch tỉnh, Quảng Trị sẽ tiếp tục có các chính sách để cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, trong đó bao gồm các chính sách về đất đai, thuế...
Chú trọng cải cách mạnh mẽ các thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy phép kinh doanh, cấp mã số thuế, đào tạo nghề để cung cấp nguồn nhân lực tốt cho các doanh nghiệp đầu tư vào Quảng Trị.
Chủ động xây dựng môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch là một trong những nội dung quan trọng được Quảng Trị thường xuyên thực hiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xem đây là điều kiện rất cần thiết và cơ bản để thu hút đầu tư và phát triển bền vững.
Bên cạnh các chính sách ưu đãi đầu tư, lãnh đạo tỉnh luôn thể hiện rõ quan điểm hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các nhà đầu tư khi đến với tỉnh. Quyết tâm tạo đột phá từ cải cách hành chính, chuyển từ nền hành chính quản trị sang nền hành chính phục vụ, tạo môi trường an toàn, thuận lợi nhất nhằm tạo sức hút đối với các nhà đầu tư tìm hiểu và đầu tư vào Quảng Trị. Thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số để tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư, phát triển KT - XH.
Cùng với đó, lãnh đạo tỉnh cam kết sát cánh, đồng hành với nhà đầu tư, làm cầu nối tích cực, sẵn sàng tạo mọi điều kiện để nhà đầu tư tiếp cận các nguồn lực, biến ý tưởng thành hiện thực, cùng tỉnh hiện thực hóa các mục tiêu trong Quy hoạch tỉnh.
- Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
Thanh Trúc (thực hiện)
QTO - Qua 10 năm thực hiện Quyết định số 81/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc “phối hợp giữa các bộ, ngành, UBND các cấp với các cấp Hội Nông dân...
QTO - Tết cổ truyền của dân tộc năm 2025 đang đến gần, để bảo đảm an toàn tuyệt đối về an ninh trật tự cho Nhân dân trên địa bàn thị xã vui xuân, đón Tết,...
QTO - Quy hoạch tỉnh Quảng Trị mang tầm nhìn dài hạn, mở ra hướng đi mới, không gian phát triển mới
QTO - Tỉnh Quảng Trị thuộc vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Bình, phía Nam giáp tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Tây giáp nước...
QTO - Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị và gia đình vô cùng thương tiếc báo tin!
QTO - Tối ngày 3/7/2024, tại Khu Di tích quốc gia Thành Tân Sở, huyện Cam Lộ trang trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày đồng khởi Cùa 5/7 (1964 - 2024).
QTO - Ngày 3/7/2024, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Quảng Trị đã họp kỳ thứ 36. Đồng chí Hồ Thị Thu Hằng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra...
QTO - Thời gian qua, các cấp công đoàn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị không ngừng đổi mới hình thức và nội dung tuyên truyền, vận động phù hợp với thực tiễn...
QTO - Thời gian qua, bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy và Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh, Hội LHPN huyện Triệu Phong hướng mạnh về...
QTO - Gương mẫu, năng nổ, tận tâm là những gì người dân địa phương thường nói về chị Đặng Thị Mỹ Lương (sinh năm 1978), Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam xã...
QTO - Nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự (ANTT) ở cơ sở, tỉnh tiến hành kiện toàn, sắp xếp lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ ANTT ở các địa phương. Để tổ...
QTO - Cách đây tròn 60 năm, ngày 5/7/1964, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh ủy Quảng Trị, Nhân dân vùng Cùa (gồm 2 xã Cam Chính và Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ) đã...