
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Ngày 7/9/2012, Chính phủ tổ chức hội nghị giao ban trực tuyến về tình hình thực hiện Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2012. Tham dự hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ, chủ trì hội nghị; Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động, TB&XH; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Về phía đầu cầu Quảng Trị có các đồng chí: Nguyễn Đức Chính, UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện đề án; lãnh đạo, đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành, các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Quảng Trị. Thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chỉnh phủ, các Bộ, ngành địa phương tích cực bám sát nhiệm vụ, triển khai có hiệu quả các chương trình mục tiêu đã đề ra như đẩy mạnh công tác tuyên truyền, chủ động lồng ghép các chương trình, dự án, huy động các nguồn lực để đẩy mạnh dạy nghề cho lao động nông thôn. Tại 48 tỉnh, thành có báo cáo, trong 6 tháng đầu năm đã lựa chọn được 1.301 lượt nghề đào tạo, trong đó có 453 lượt nghề nông nghiệp, 848 lượt nghề phi nông nghiệp và đã có 1.116 nghề có chương trình và tài liệu giảng dạy. Bên cạnh đó, công tác phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên dạy nghề tiếp tục được quan tâm. Các địa phương trong cả nước tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho 883 giáo viên, nâng tổng số giáo viên đạt chuẩn nghiệp vụ sư phạm tại các trung tâm dạy nghề lên 7.070 người; bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho 1.995 người, nâng tổng số người dạy nghề được bồi dưỡng lên 6.795 người. Công tác hỗ trợ đầu tư cho 530 trung tâm đào tạo nghề trong cả nước rất được quan tâm theo chính sách, quy định của nhà nước. Về hỗ trợ lao động nông thôn học nghề, tại 49 tỉnh, thành có báo cáo đã tổ chức dạy nghề cho 135.397 lao động nông thôn, trong đó có 91.486 người đã học xong, có 75.039 người có việc làm, đạt 82%; chủ yếu là tự tạo việc làm chiếm 70,1%, được doanh nghiệp tuyển dụng 14.656 người, chiếm 19,5%; được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm 6.790 người, chiếm 9,1% và thành lập tổ hợp tác 964 người, chiếm 1,3%. Đánh giá hiệu quả sau khi thực hiện Đề án đến nay, cả nước đã có 889.726 lao động nông thôn được học nghề, trong đó có 649.774 người có việc làm đúng với nghề đào tạo, đạt 73%; 292.820 người làm nghề nông nghiệp, 356.954 người chuyển sang làm nghề phi nông nghiệp, gần bằng 1,6% tổng số lao động nông nghiệp. Đến nay đã có 23.584 hộ thoát nghèo và 378 xã có số hộ trở thành hộ khá từ 10% trở lên. Tại Quảng Trị, từ khi thực hiện Đề án đến nay đã đào tạo cho 12.180 người, trong đó dạy nghề nông nghiệp 10.840 người; dạy nghề phi nông nghiệp 1.340 người; tỷ lệ có việc làm sau học nghề đạt khoảng 70%. Trong số 10.840 người được đào tạo, Quảng Trị đã chú trọng mở 40 lớp nghề cho 1.400 đối tượng là đồng bào dân tộc thiểu số thuộc các xã vùng Lìa huyện Hướng Hóa nhằm xây dựng các vùng chuyên canh, chuyên con nhằm đáp ứng ngày càng cao yêu cầu sản xuất hàng hóa theo hướng bền vững. Việc thực hiện Đề án tại Quảng Trị cho thấy hiệu quả mà Đề án mang lại ngày càng rõ rệt, đáp ứng được nhu cầu bức xúc hiện nay là được đào tạo nghề của lao động ở khu vực nông thôn. Phát biểu kết luận, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng: Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước nhằm giúp người dân ở khu vực nông thôn có điều kiện học nghề, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống và xóa nghèo bền vững trong thời kỳ hội nhập kinh tế. Bên cạnh việc ghi nhận những kết quả đạt được của các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương thực hiệc tốt các nhiệm vụ đề ra, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân yêu cầu Ban chỉ đạo Trung ương và các địa phương tiếp tục triển khai các nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiện các chỉ tiêu đề ra với chất lượng, hiệu quả như đẩy mạnh công tác tuyên truyền; tiếp tục bổ sung biên chế giáo viên dạy nghề theo quy định. Cần nhân rộng các mô hình đào tạo nghề ở một số địa phương đã và đang triển khai thực hiện với hiệu quả cao. Tiếp thu và áp dụng một số cách làm, kinh nghiệm trong quản lý ở một số địa phương trong nước. Tiếp tục hoàn thiện, kiện toàn bộ máy từ cấp huyện đến xã. Ngoài ra, tập trung khai thác nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách để giúp người dân tiếp cận với đào tạo nghề một cách tốt nhất để chính sách đào tạo nghề ngày càng phát huy hiệu quả cao nhất. * Cùng ngày 7/9/2012 , Chính phủ cũng đã tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 5 năm thực hiện đề án Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2005 - 2010 (sau đây gọi tắt là đề án). Dự hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân; đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể chính trị - xã hội. Về phía đầu cầu Quảng Trị có đồng chí Nguyễn Đức Chính, UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục & Đào tạo, sau 5 năm thực hiện đề án theo Quyết định số 112/2005/ QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, công tác xóa mù chữ đã đạt được những kết quả tích cực với 383.651 người theo học xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ. Công tác bồi dưỡng, cập nhật kiến thức về quản lý, pháp luật, kinh tế và xã hội nhằm nâng cao khả năng công tác cho đội ngũ cán bộ cấp xã, cấp huyện đã được triển khai thực hiện nghiêm túc; công tác đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ về văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ trong các cơ quan quản lý nhà nước đã được quan tâm. Lĩnh vực bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao hiểu biết, khả năng lao động, sản xuất trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp được chú trọng, đóng góp tích cực vào việc cải thiện năng suất lao động, chất lượng sản phẩm để thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo nhanh và bền vững cho người dân. Mạng lưới cơ sở Giáo dục thường xuyên (GDTX) ở hầu hết các địa phương đã được xây dựng và phát triển về quy mô số lượng, mở rộng về địa bàn với 67 Trung tâm GDTX cấp tỉnh, 635 Trung tâm GDTX cấp huyện, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho mọi người dân được học thường xuyên, liên tục. Nhiệm vụ đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng người học GDTX đã được chú trọng và có những chuyển biến tích cực; mạng lưới trung tâm học tập cộng đồng tăng nhanh về số lượng với 5.645 Trung tâm được xây dựng…Bên cạnh những kết quả đạt được, quá trình triển khai đề án vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập về nhận thức, vai trò trách nhiệm của các cấp, các ngành; nguồn lực đầu tư, cơ sở vật chất, năng lực của đội ngũ cán bộ, giáo viên... Phát biểu kết luận tại hội nghị, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã cơ bản thống nhất về các nội dung báo cáo của Bộ Giáo dục & Đào tạo, riêng về số liệu thống kê nên tổ chức rà soát, cập nhật lại để trình Chính phủ xem xét, đồng thời đã chỉ ra những hạn chế khiến một số mục tiêu của đề án chưa đạt được… Về mục tiêu, nhiệm vụ đến năm 2020, cùng với thực hiện tốt các nội dung, giải pháp, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đề nghị cần mở rộng, nâng cao chất lượng đào tạo về ngoại ngữ, tin học, khả năng ứng xử xã hội cho lao động. Trong triển khai cần đề cao vai trò, trách nhiệm của các cấp, các ngành, chú trọng thực hiện công tác phối hợp, thông tin và kiểm tra để đánh giá, rút kinh nghiệm cũng như kịp thời bổ sung các nội dung, giải pháp; chú trọng công tác thông tin, tuyên truyền đầy đủ các nội dung của công tác xã hội hoá giáo dục đến với các tầng lớp nhân dân... LÊ MINH - HUY NAM
Những năm qua, thực hiện các chương trình, dự án của Chính phủ, tỉnh, huyện, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn luôn được huyện Hướng Hóa quan tâm. ...
Cùng với việc thực hiện chính sách theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, huyện Cam Lộ ban hành Đề án Nâng cao ...
Thực hiện Chỉ thị số 19-CT/TW, ngày 5/11/2012 của Ban Bí thư (khoá XI) "về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dạy nghề cho lao động nông thôn ...
Trong những năm qua, huyện Triệu Phong đã luôn quan tâm, chú trọng đến công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, mở các lớp đào tạo nghề phù hợp, đáp ứng ...
Xác định đào tạo nghề cho người lao động (NLĐ) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH ở địa phương, thời gian qua, thị ...
Xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua, huyện Đakrông tích cực triển khai nhiều giải ...
Những năm qua, chính sách đào tạo nghề ở miền núi nói chung, lao động là người dân tộc thiểu số nói riêng đã mang lại nhiều kết quả thiết thực, tạo chuyển biến ...
Đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng đổi mới và gắn với nhu cầu thực tiễn là một vấn đề đang được UBND thị xã Quảng Trị triển khai một cách bài bản, ...
QTO - Sáng nay 18/5, tại Hội trường Diên Hồng (Nhà Quốc hội), Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai...
QTO - Hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tối nay 17/5, trạm “Hành trình hạnh phúc” của Saigon Co.op được tổ...
(QT) - Ngày 7/9/2012, Sở Y tế phối hợp với Tổ chức Plan tổ chức hội thảo đánh giá giữa kỳ Dự án cải thiện tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em (DDBMVTE). Đến dự có đại diện...
(QT) - Ngày 7/9/2012, Trường Trung cấp Mai Lĩnh phối hợp với Công ty Điện lực Quảng Trị tổ chức lễ bế giảng lớp Sơ cấp Điện dân dụng và công nghệ khoá I. Với 255 tiết học về...
(QT) - Đoàn Thanh niên đường sắt 3 Bình Trị Thiên, Trường tiểu học Sông Hiếu, Hội CCB phường I, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) vừa tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện công tác...
(QT)- Hôm qua 9/9/2012, được sự hỗ trợ của Thượng tọa Thích Đạt Đức, Phó trưởng ban kiêm Chánh Thư ký Ủy ban Văn hóa Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Ủy viên Ban Trị sự...
(QT) - Ngày 7/9/2012, tại thành phố Đông Hà, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn- Thường trực Hội LHTN tỉnh Quảng Trị tổ chức Ngày hội tuổi trẻ Quảng Trị hiến máu...
(QT) - Ngày 7/9/2012, đồng chí Nguyễn Đức Chính, UVTVTU, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị và ông Quang Lê, đại diện Tổ chức Peacetrees Việt Nam (Cây Hòa bình Việt...