Cập nhật: Chủ nhật, 11/12/2016 | 09:20 GMT+7

Gieo chữ ở thôn Trầm, Cóc

(QT) - Trầm, Cóc là 2 thôn bản vùng biên giáp nước bạn Lào nằm trên đỉnh Trường Sơn thuộc xã Pa Nang, huyện Đakrông (Quảng Trị). Cuộc sống của người dân nơi đây còn rất nhiều khó khăn, thiếu thốn và hành trình gieo chữ của các giáo viên bám bản nơi này vì thế cũng lắm trần ai…

Cô giáo Nguyễn Thị Ánh Tuyết hướng dẫn học sinh học bài

Biết chúng tôi có ý định lên hai điểm trường Trầm, Cóc, thầy Nguyễn Trung Tuyến, Phó hiệu trưởng Trường tiểu học Pa Nang giới thiệu qua: “Trường Tiểu học Ba Nang có tất cả 8 điểm trường (1 điểm trường chính và 7 điểm lẻ) gồm 5 khối lớp với 542 học sinh, trong đó Trầm và Cóc là hai điểm lẻ đang sử dụng trường, lớp học tạm bợ, đời sống giáo viên nơi đây cũng thuộc diện khó khăn nhất. Đường từ điểm trường chính vào 2 thôn Trầm, Cóc bình thường đã khó đi; trời nắng thì nóng như đổ lửa, bụi mù trời còn mùa mưa thì lầy lội, trơn trượt. Tới được 2 điểm trường này phải qua hơn 7 con suối lớn nhỏ, vì thế, vào mùa mưa nơi này bị cô lập hoàn toàn”. Vượt qua nửa chặng đường đã được rải thảm nhựa và bê tông hóa là gần 6 km đường dốc đá lởm chởm dựng đứng, ngoằn nghoèo, nền đất trơn trượt. Sau gần 1 giờ đồng hồ, chúng tôi mới đến được địa phận thôn Trầm và thôn Cóc. Thầy giáo Nguyễn Công Sanh, Trưởng điểm trường Tiểu học thôn Cóc cho biết, thôn Trầm và Cóc đã có điện lưới quốc gia nhưng vẫn chưa có nước sạch, đường sá cũng là một vấn đề nan giải. “2 điểm trường Cóc và Trầm cách nhau chỉ vài cây số thôi. Điểm trường Cóc hiện có 5 khối lớp với 36 học sinh đều là người Vân Kiều, 5 giáo viên đứng lớp và một thầy giáo dạy nhạc vừa mới chuyển lên. Vì điểm trường này chưa có trường lớp nên phải mượn tạm nhà văn hóa cộng đồng của thôn rồi ngăn thêm vách, dựng thêm tường bằng tre nứa để làm thành 3 phòng học”, thầy Sanh cho biết thêm.

Lớp học được dựng tạm từ vách tre, nứa dưới gầm sàn nhà văn hóa cộng đồng thôn

Nói đoạn, thầy Sanh dẫn chúng tôi tới điểm trường Trầm cách đó không xa. Cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Liên, Trưởng điểm trường Trầm chia sẻ: “Điểm trường hiện có 59 em học sinh từ lớp 1đến lớp 5 với 5 giáo viên đứng lớp. Điều kiện dạy học và cơ sở vật chất của điểm trường Trầm cũng khó khăn, thiếu thốn không kém điểm trường Cóc, chưa có trường lớp nên các thầy, cô giáo phải mượn tạm nhà văn hóa cộng đồng thôn Cóc để dạy học. Vì nhà văn hóa chỉ có một phòng xây theo kiến trúc nhà sàn nên chúng tôi phải huy động phụ huynh đóng góp tre nứa, tôn để đóng vách, dựng tường ngăn thành 2 phòng học tạm bợ ở dưới sàn, mỗi phòng rộng chưa đầy 10 m 2 . Tuy hơi chật chội và tạm bợ nhưng vẫn còn khá hơn lúc trước chỉ có một phòng học. Hai điểm trường này đều có điểm chung là mượn nhà văn hóa học tập cộng đồng của thôn bản để làm trường học, trên sàn ưu tiên cho lớp 1, còn lại 2 phòng tạm ở dưới từ lớp 2 đến lớp 5 luân phiên nhau học. Xung quanh lớp học là vách nứa được đan cài với nhau hoặc những tấm tôn fibro xi măng được dựng tạm bợ. Vách ngăn giữa 2 lớp học cũng chỉ có tấm phên tre bạc thếch. Các em học sinh ngồi trên những bộ bàn ghề cũ kỹ ngã màu thời gian. Thầy giáo Hồ Văn Mày (sinh năm 1979) quê ở xã Hướng Hiệp, lên điểm trường Trầm dạy học từ năm 2004 nói: “Lớp học ở Trầm và Cóc “hòa mình” với thiên nhiên theo đúng nghĩa đen. Mùa hè thì còn chịu được chứ vào mùa đông, mưa hắt thẳng vào lớp học nên tất cả bàn ghế đều ướt sũng, các em học sinh ngồi trong lớp lâu lâu lại rùng mình vì những cơn gió lạnh ùa vào”. Thầy Mày còn kể rằng, mỗi khi đến tiết tập đọc hay học hát là lớp bên này phải đợi lớp bên kia hát, đọc xong mới học tiếp được vì bức vách bằng tre nứa chỉ dựng lên để ngăn chia phòng học, không thể cách âm được.

Các thầy cô giáo ở 2 điểm trường Trầm, Cốc phải thường xuyên cuốc bộ đến từng nhà vận động học sinh tới trường

Hầu hết, các giáo viên đều ở cách xa điểm trường, người gần nhất khoảng 20 km, xa nhất hơn 100 km. Vì thế, tất cả cô, thầy phải ở lại khu tập thể dành cho giáo viên được xây dựng từ năm 2008. 14 giáo viên tiểu học và mầm non cùng ăn ở sinh hoạt trong 4 căn phòng chật hẹp (mỗi phòng rộng khoảng 20 m 2 ). Các thầy, cô chỉ tranh thủ được 2 ngày nghỉ cuối tuần để về nhà rồi đầu tuần lại gói gém lương thực, thực phẩm lên với học trò. Mặc dù dạy học trong hoàn cảnh thiếu thốn nhưng các cô, thầy giáo nơi đây luôn yêu đời, tâm huyết với nghề và tận tình với học sinh. Vì thương cảnh các em học sinh nơi đây còn khổ cực, thiếu thốn đủ bề mà nhiều giáo viên đã tình nguyện ở lại bám bản để truyền đạt kiến thức cho các em. Trong đó phải kể đến cô giáo Nguyễn Thị Ánh Tuyết (sinh năm 1988) dạy ở điểm trường tiểu học thôn Trầm hơn 7 năm nay. Cô Tuyết quê ở thị xã Quảng Trị, tốt nghiệp ngành Sư phạm Tiểu học năm 2008, sau 1 năm dạy ở xã A Bung, cô xin về dạy ở điểm trường thôn Trầm và bám bản từ đó đến nay. Hiện tại, cô Tuyết là giáo viên chủ nhiệm lớp 2E. Cô Tuyết nhớ lại: “Lúc mới lên đây dạy, đường sá đi lại rất khó khăn, từ trường phải đi bộ hơn 2 km mới có đường về điểm trường chính. Ngôn ngữ bất đồng nên ai cũng phải tranh thủ thời gian ngoài giờ dạy để học thêm tiếng của người dân. Có như thế mới dễ gần gũi với dân và thuận lợi hơn khi đi vận động học sinh đến trường. Ban đầu, tôi cùng các giáo viên khác phải đến từng nhà để vận động học sinh và phụ huynh. Mưa dầm thấm đất, nhờ sự kiên trì đó nên hiện nay sĩ số học sinh đã ổn định hơn trước rất nhiều. Các em cũng đã ham học hơn và tình trạng bỏ học giữa chừng giảm đi đáng kể. Mỗi khi có em nào bỏ học, chúng tôi phải đến tận từng nhà để tìm hiểu và động viên các em tới trường”. Cô Tuyết chia sẻ thêm, mỗi khi từ nhà lên với trường lớp, nhìn thấy cảnh các em học sinh hớn hở đón cô giáo với ánh mắt vui mừng, chờ đợi và cảnh các em ngồi học với manh áo mỏng manh, rùng mình trong trời mưa lạnh đã níu chân cô lại chốn này. Không chỉ cô Tuyết, cô Liên, thầy Sanh, thầy Mày mà còn rất nhiều giáo viên khác đang miệt mài “gánh chữ” đến với trẻ em vùng cao dọc dãy Trường Sơn. Với họ, tình yêu thương học trò, sự tâm huyết và yêu nghề là động lực vượt qua mọi gian khó. Còn nhớ, trong một lần trò chuyện với chúng tôi, thầy giáo Nguyễn Sỹ Huấn, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Đakrông cho biết: “Hiện nay, toàn huyện có gần 30 phòng học tạm bợ và 12 phòng học mượn, riêng hai điểm trường tiểu học Trầm và Cóc có hệ thống cơ sở hạ tầng thiếu thốn. Vì khả năng của địa phương có hạn nên chúng tôi đã nhiều lần kiến nghị, xin hỗ trợ từ cấp trên. Mới đây, Tỉnh đoàn Quảng Trị và một doanh nghiệp đã đồng ý hỗ trợ đầu tư xây dựng 2 điểm trường Cóc và Trầm. Mong rằng, các thầy cô giáo ở hai điểm trường này sẽ sớm có ngôi trường mới, lớp học khang trang để thuận lợi cho việc dạy học. Bài, ảnh: TRẦN TUYỀN



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Gian nan gieo chữ ở thôn Cát, Trỉa
22:45 24/11/2023

Cát và Trỉa là 2 thôn có vị trí địa lý xa xôi, cách trở của xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa. Nơi đây chỉ mới có điện vào năm 2016, có sóng điện thoại vào năm ...

Gieo chữ nơi gió núi, mây ngàn
22:10 04/12/2024

Từ Quảng Trị, thầy Hồ Văn Hải (sinh năm 1978), giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú (PTDTBT) TH&THCS Ba Tầng, huyện Hướng Hóa vinh dự ra Thủ đô Hà ...

Người Thầy gieo chữ, gieo tình...
22:59 18/11/2022

Về làng tôi, hỏi thăm nhà thầy Diệm (Hoàng Ngọc Diệm), chắc hẳn ai cũng sẽ được người quê chỉ đường tận tình, nếu cần họ sẵn lòng đưa vào tận ngõ. Con người ấy ...

Gieo những con chữ yêu thương
22:45 18/08/2023

Từng hai lần định rời bục giảng nhưng bảng đen, phấn trắng như một cái duyên, giúp cô Nguyễn Thị Thuyết, giáo viên Trường Tiểu học và Trung học cơ sở ...

Vượt khó dạy bơi cho trẻ vùng cao
22:25 09/06/2023

Tuy điều kiện khó khăn, thiếu thốn nhưng thời gian qua, cán bộ, giáo viên Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở (PTDTBT TH&THCS) A ...

Đưa hình ảnh Quảng Trị đi muôn nơi

Đưa hình ảnh Quảng Trị đi muôn nơi
6:19 sáng qua

QTO - Với sự sáng tạo, năng động, biết tận dụng sức mạnh của mạng xã hội trong thời đại 4.0, nhiều người trẻ ở Quảng Trị có những cách làm riêng để quảng...

Phóng sự ảnh: “Mùa vàng” trên rẻo cao

Phóng sự ảnh: “Mùa vàng” trên rẻo cao
10:00 tối Chủ nhật

QTO - Những năm trở lại đây, nhờ tăng cường chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên cây lúa nước trên địa bàn huyện miền núi...

“Người con” của quê hương Quảng Trị

“Người con” của quê hương Quảng Trị
03:10 04/12/2016

(QT) - Ông Kim In tự nhận mình là một công dân Việt Nam, “người con” của Quảng Trị. Người đàn ông đến từ đất nước Hàn Quốc thường phấn khởi khi nghe ai đó bảo mình trông rất...

Người “truyền lửa” tình nguyện

Người “truyền lửa” tình nguyện
06:44 27/11/2016

(QT) - Anh Mai Quang Duy (sinh năm 1989), ở khu phố 5, phường 5, thành phố Đông Hà (Quảng Trị) được nhiều người biết đến với những việc làm tình nguyện. Cũng vì đam mê đó nên...

Sự trở về ấm áp

Sự trở về ấm áp
09:07 20/11/2016

(QT) - Không phải là sự ám ảnh về cuộc chiến với những ký ức kinh hoàng như hầu hết những cựu binh Mỹ khi trở lại chiến trường xưa Việt Nam, những lần trở lại của Dick Hughes -...

Những chuyến đò ngang biên giới

Những chuyến đò ngang biên giới
04:43 06/11/2016

(QT) - Sông Sê Pôn (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị) hiền hòa vắt mình qua những triền đồi, bản làng, làm “cột mốc” phân chia biên giới 2 nước Việt- Lào. Nơi sông Sê Pôn chảy qua,...

Xây ước mơ từ…bún

Xây ước mơ từ…bún
08:35 30/10/2016

(QT) - Con em làng Linh Chiểu, xã Triệu Sơn, huyện Triệu Phong (Quảng Trị) lớn lên, dù trân quý với nghề làm bún truyền thống của cha ông để lại nhưng ít ai muốn gắn bó với...

Thời tiết

27°C - 37°C
Ít mây, trời nắng nóng gay gắt
  • 27°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
  • 26°C - 36°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long