Cập nhật: Thứ 6, 08/08/2008 | 14:51 GMT+7

Thành tỷ phú từ tay trắng

Chỉ trong vòng 9 năm (năm 1999-2008) tạo dựng cơ nghiệp từ hai bàn tay trắng đến nay, ông Trần Hiền, thôn Giang Xuân Hải (xã Trung Sơn, Gio Linh) đã có trong tay 1 xưởng cưa xẻ gỗ với tổng trị giá máy móc, thiết bị ước tính trên 1 tỷ đồng; 25 ha rừng tràm hoa vàng...Ít người biết rằng, trước đó do hoàn cảnh gia đình quá khó khăn, ông phải hai mươi lăm năm trời (từ năm 1983-1999) đưa vợ, con vào Nam làm đủ nghề để kiếm sống... Xưa là Dũng sĩ diệt Mỹ Tôi không thể nhận ra ông nếu không nhanh miệng hỏi anh công nhân đang thao tác thoăn thoắt trên chiếc máy cưa bởi cái dáng gầy đen của ông đứng lẫn giữa tốp công nhân đang miệt mài làm việc. Khi biết ý định của khách, ông từ tốn cho biết: “Bây giờ do tuổi già, sức yếu nên toàn bộ công việc nặng nhọc tui giao lại cho các con. Vừa rồi, các con tui đã thành lập Công ty TNHH Cường Hải chuyên chế biến lâm sản. Năm 2007, Công ty đạt tổng doanh thu 5.700 triệu đồng; nộp thuế nhà nước 570 triệu đồng; lãi hơn 500 triệu đồng. Năm 2008 này dự kiến tổng doanh thu của Công ty ước đạt 15 tỷ đồng; nộp thuế nhà nước 1 tỷ đồng; lãi ròng 1 tỷ đồng. Làm được như rứa đều là do các con tui “tuổi trẻ tài cao” cả thôi chứ tui hiện tại chỉ có vai trò làm “tham mưu” cho chúng nó mà thôi”. Nói đoạn, ông mời tôi về căn nhà của ông ở giữa thôn Giang Xuân Hải. Ông tự hào kể: Năm ông tròn 16 tuổi (năm 1964), ông đã tham gia du kích xã Trung Sơn (Gio Linh) ngày đêm “cơm đùm, gạo bới” cùng các anh, chị trong Trung đội du kích xã Trung Sơn bám trụ chiến hào đánh dịch ở căn cứ Dốc Miếu-Cồn Tiên. Đến năm 1970, ông được cử làm Trung đội phó Trung đội du kích xã Trung Sơn chuyên tập kích bằng đạn cối, phóng bom vào căn cứ Dốc Miếu-Cồn Tiên. Cũng chính trong thời gian đánh địch tại đây ông được tặng thưởng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ. Năm 1971, ông được phiên vào đơn vị C814, Tỉnh đội Quảng Trị hành quân vào giữ chốt Long Quang (xã Triệu Trạch, Triệu Phong) sau đó tiến vào tỉnh Thừa Thiên-Huế. Tháng 6/1976, ông xuất ngũ trở về quê hương và được bà con tín nhiệm bầu làm Đội phó Đội sản xuất rồi Phó Chủ nhiệm HTX Trung Sơn. Với chức danh Phó Chủ nhiệm HTX, ngày nào ông cũng cùng bà con trần lưng san lấp hố bom để cày cấy nhưng cái đói, cái nghèo cứ bám riết lấy gia đình ông cũng như các gia đình khác trong xã. Không nỡ nhìn vợ con sống trong cảnh thiếu đói, năm 1983, ông đưa gia đình vào xã Xuân Đường (huyện Long Khánh, Đồng Nai) lập nghiệp.

Ông Trần Hiền trong xưởng cưa xẻ gỗ
Chín năm thành tỷ phú Ông kể tiếp: Khoảng tháng 12/1999, ông làm đơn xin Nông trường Ông Quế nghỉ việc, quyết định quay về quê sinh sống. Ngày trở về, gia tài mà ông mang theo là vài triệu đồng tiền bán căn nhà, lợn gà cùng số tiền trợ cấp nghỉ việc... ông dành mua chiếc máy xay xát (để xát gạo thuê kiếm tiền đong gạo), máy cắt gỗ xách tay còn lại ít tiền ông mua mấy tấm cót, cột tràm thưng che thành mái nhà tạm bợ để ở. Ngày ngày người dân trong thôn thấy cha con ông tất tả ngược xuôi trên những ngọn đồi để cưa cây thuê cho người trong xã. Nhiều lần, có người thuê, ông cùng các con lặn lội vào tận tỉnh Thừa Thiên-Huế để cưa thuê cả tháng trời. Cứ quần quật làm thuê rồi dành dụm, tằn tiện tích luỹ dần, đến năm 2003 khi đã có số vốn khoảng 40-50 triệu đồng trong tay, ông mua thêm máy cưa xẻ gỗ rồi lập phân xưởng cưa xẻ gỗ tại thôn Giang Xuân Hải. Cùng thời điểm đó, xã Trung Sơn có chủ trương giao đất 1-2 ha đất cho các hộ dân trong xã trồng rừng cho Dự án Việt-Đức. Nhiều hộ dân chưa thấy hết hiệu quả kinh tế về lâu dài mà rừng mang lại nên không mặn mà lắm với việc trồng rừng. Lúc ấy, ông đứng ra nhận lại để trồng. Hiện tại, ông có trong tay 25 ha rừng tràm hoa vàng, keo tai tượng trên vùng đồi Hồ Miếu, Choi Đèn, Miếu Ông (có 8 ha đã bắt đầu khai thác). Năm 2005, khi thấy mình tuổi cao không thể kham nổi công việc nặng nhọc ở xưởng cưa nên ông họp gia đình để giao lại toàn bộ cơ ngơi tích cóp được cho hai con trai là anh Trần Xuân Hải, Trần Xuân Cường. Cũng trong năm đó, các con ông bàn với ông mở Công ty TNHH Cường Hải chuyên chế biến lâm sản với mặt hàng chủ yếu là gỗ tràm xẻ (dùng để đóng bàn, ghế, giường, tủ) cung cấp cho thị trường trong tỉnh cũng như nhiều tỉnh khác như tỉnh Bình Định, Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình...Công ty TNHH Cường Hải giải quyết việc làm cho gần 80 lao động (hầu hết là các CCB) trên địa bàn xã Trung Sơn với mức lương 1,5 triệu đồng/người/tháng. Dừng câu chuyện khi chiều muộn, tiễn khách ra tận cổng, ông tự hào nói với tôi rằng để có được cơ ngơi tiền tỷ như bây giờ là cả sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng nghỉ của ông cùng các con trên mảnh đất Trung Sơn còn nghèo khó. Sự nỗ lực, phấn đấu ấy được đền đáp bằng sự ra đời của Công ty TNHH Cường Hải đang góp phần giải quyết việc làm cho hàng chục lao động trên địa bàn xã Trung Sơn. Bài, ảnh: Hoàng Tiến Sỹ - Minh Đức


 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Chuyện về một người mẹ Việt Nam anh hùng
22:55 14/02/2025

Mẹ tên là Trần Thị Chánh. Cái tên đã làm nên con người mẹ: chính trực, khảng khái và bản lĩnh. Một người phụ nữ can trường, cầm gậy gộc đi theo cách mạng từ ...

Việc gì khó, có ông Lâm
00:40 02/03/2025

Nhắc đến ông Lê Văn Lâm (sinh năm 1962) ở thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, huyện Hải Lăng, hẳn nhiều người không còn xa lạ. Từ tay trắng ông đã gầy dựng cho mình một ...

Thôn, bản miền núi đổi thay nhờ có điện
22:10 08/11/2023

Những năm qua, Quảng Trị đã nỗ lực hoàn thiện hạ tầng lưới điện trên địa bàn tỉnh, nhất là khu vực vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Cuối năm 2016, Cát, ...

Hòa Bình- Từ khát vọng đến hiện thực
03:20 15/08/2024

Trong hành trình dựng nước và giữ nước, không có nỗi đau nào lớn hơn nỗi đau chia cắt. Và Quảng Trị đã gánh nỗi đau đó dằng dặc hơn hai mươi năm. Quảng Trị là ...

Triển vọng Đồng Sơn

Triển vọng Đồng Sơn
7 giờ trước

QTO - Tự hào là “thủ phủ” của TP. Đồng Hới (cũ) những năm kháng chiến chống Mỹ, qua những lần sáp nhập, nay phường Đồng Sơn được mở rộng quy mô về diện...

“Dệt” những mùa vàng

“Dệt” những mùa vàng
10:05 tối Thứ 3

QTO - Năng động với cơ chế mới và chú trọng đầu tư phát triển theo hướng bền vững, hiện đại giúp Hợp tác xã Sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Thống...

Triệu Phong: 5.587 hộ đạt tiêu chí sản xuất giỏi

Triệu Phong: 5.587 hộ đạt tiêu chí sản xuất giỏi
02:36 08/08/2008

Trong những năm qua, Hội Nông dân huyện Triệu Phong đã tích cực vận động nông dân chú trọng khai thác tiềm năng và thế mạnh của địa phương, đầu tư phát triển sản xuất, đẩy mạnh...

Làm giàu từ nghề làm hương

Làm giàu từ nghề làm hương
02:26 08/08/2008

Bây giờ, nhiều lúc ngồi một mình nghĩ lại những tháng ngày đã qua, chị Bùi Thị Hoa (Cam An, Cam Lộ) vẫn không tin được mình lại có được thành công như ngày hôm nay. Bởi khi bắt...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long