Cập nhật:  GMT+7

Thẩm tra dự thảo Nghị quyết về đầu tư dự án Bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử cách mạng trọng điểm trên địa bàn tỉnh

Chiều nay 1/7, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các đơn vị liên quan về thẩm tra tờ trình và dự thảo Nghị quyết phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử cách mạng trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng tham dự làm việc.

Thẩm tra dự thảo Nghị quyết về đầu tư dự án Bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử cách mạng trọng điểm trên địa bàn tỉnh

Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng phát biểu tại phiên họp - Ảnh: Lê Minh

Dự án Bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử cách mạng trọng điểm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị (dự án thành phần: Khu lưu niệm Tổng Bí thư Lê Duẩn; Bảo tàng Thành Cổ Quảng Trị; Khu di tích Địa đạo Vịnh Mốc) đã được HĐND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 71/NQ-HĐND ngày 25/6/2021.

Tuy nhiên, dự án thành 2 - Bảo tàng Thành Cổ Quảng Trị đến nay vẫn chưa triển khai do khó khăn về ngân sách, vướng mắc về giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi vị trí đầu tư dự kiến bên ngoài Khu di tích quốc gia đặc biệt Thành Cổ Quảng Trị. Chính vì vậy, UBND tỉnh đã có tờ trình điều chỉnh để dự án mang tính khả thi trên thực tế.

Theo Tờ trình số 124/TTr-UBND ngày 28/6/2024 của UBND tỉnh, dự án thành phần Bảo tàng Thành Cổ Quảng Trị được điều chỉnh vị trí xây dựng mới tại khu vực I, vùng lõi Khu di tích Thành Cổ Quảng Trị.

Về quy mô dự án được cấu thành bởi 2 hợp phần gồm hạng mục xây lắp công trình nhà trưng bày với quy mô 1 tầng, diện tích xây dựng khoảng 800 m2; hạng mục nội thất trưng bày dự kiến gồm 4 nội dung trưng bày chính như: Không gian khánh tiết, Không gian ký ức lịch sử, Không gian hoài niệm, Không gian trải nghiệm phòng chiếu phim 3D. Tổng mức đầu tư là 45 tỉ đồng. Các nội dung khác giữ nguyên theo Nghị quyết số 71 của HĐND tỉnh.

Tại buổi làm việc, các đại biểu đã thảo luận, làm rõ các nội dung về phương án kiến trúc như vị trí xây dựng, cao trình chống lũ, không gian trưng bày hiện vật, tư liệu, các mô hình mô phỏng...

Trên cơ sở ý kiến của các thành viên Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh và giải trình của các đơn vị liên quan, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng nhấn mạnh: Công trình Bảo tàng Thành Cổ Quảng Trị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ thống các di tích lịch sử cách mạng, vì vậy cần sớm đầu tư nhằm phát huy giá trị và tương xứng với tầm quan trọng của khu di tích, trong đó cần chú ý đến yếu tố lâu dài của công trình.

Về phương án kiến trúc, Bảo tàng Thành Cổ Quảng Trị cần tạo được sức cuốn hút, hấp dẫn đối với du khách, đặc biệt với thế hệ trẻ trong giáo dục truyền thống. Trong đó, cần sử dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại để tái hiện sự kiện 81 ngày đêm cuộc chiến bảo vệ Thành Cổ Quảng Trị; cuộc sống, chiến đấu của quân và dân - các thế hệ cha anh trong cuộc chiến bảo vệ Thành Cổ.

Vì tầm quan trọng của dự án, đề nghị các cơ quan chức năng sớm tham mưu UBND tỉnh báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy cho ý kiến về phương án kiến trúc. Sau khi Ban Thường vụ có ý kiến, Ban Văn hóa - Xã hội sẽ thẩm định, trình HĐND tỉnh thông qua để sớm triển khai dự án.

Lê Minh

Tin liên quan:
  • Thẩm tra dự thảo Nghị quyết về đầu tư dự án Bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử cách mạng trọng điểm trên địa bàn tỉnh
    Thẩm tra các đề án về hỗ trợ phát triển du lịch và bảo tồn, tôn tạo hệ thống di ...

    Chiều nay 16/11, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng chủ trì buổi làm việc với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) về kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2021, phương hướng, nhiệm vụ năm 2022; thẩm tra Đề án một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2021- 2025 và Đề án đầu tư, bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022- 2025.

  • Thẩm tra dự thảo Nghị quyết về đầu tư dự án Bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử cách mạng trọng điểm trên địa bàn tỉnh
    Cần đầu tư bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, văn hóa để khai thác phát ...

    Quảng Trị có 500 di tích danh thắng, trong đó có 4 di tích quốc gia đặc biệt, 20 di tích quốc gia và 476 di tích cấp tỉnh. Năm 2013, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 17 về việc đầu tư bảo tồn, tôn tạo, chống xuống cấp hệ thống di tích lịch sử, văn hóa tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2013 - 2020. Mục tiêu của nghị quyết là đến năm 2015, 100% di tích của tỉnh được kiểm kê, hoàn thành việc cắm mốc chỉ giới, khoanh vùng bảo vệ và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; đến năm 2020, 100% di tích cấp ...

  • Thẩm tra dự thảo Nghị quyết về đầu tư dự án Bảo tồn, tôn tạo, nâng cấp các di tích lịch sử cách mạng trọng điểm trên địa bàn tỉnh
    Cần sớm đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử xuống cấp

    Do tác động của nhiều yếu tố, hiện trên địa bàn tỉnh có nhiều di tích lịch sử xuống cấp. Thực tế này cần được các cơ quan chức năng sớm quan tâm đầu tư sửa chữa, tôn tạo.


Lê Minh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Khai mạc Ngày hội đạp xe Vì Hòa bình

Khai mạc Ngày hội đạp xe Vì Hòa bình
2024-06-29 12:30:00

QTO - Sáng nay 29/6, tại Khu Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải, tỉnh Quảng Trị phối hợp với Báo Thanh niên tổ chức khai mạc...

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long