Cập nhật:  GMT+7

Thẩm tra các tờ trình, báo cáo về lĩnh vực dân tộc và miền núi trình kỳ họp HĐND tỉnh

Hôm nay 18/6, đoàn công tác Ban Dân tộc HĐND tỉnh Quảng Trị do Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Ly Kiều Vân làm trưởng đoàn có phiên làm việc với Ban Dân tộc tỉnh để thẩm tra các tờ trình, báo cáo kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh khóa VIII.

Thẩm tra các tờ trình, báo cáo về lĩnh vực dân tộc và miền núi trình kỳ họp HĐND tỉnh

Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Ly Kiều Vân phát biểu kết luận phiên họp - Ảnh: Lê Minh

3 nội dung được thảo luận tại phiên làm việc gồm việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kết quả thực hiện Nghị quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/20218 của HĐND tỉnh về chính sách hỗ trợ đất ở và kinh phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSD) đất đồng bào dân tộc thiểu số và hộ nghèo ở vùng đặc biệt khó khăn; đề xuất xây dựng nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 22 ngày 31/5/2022 của HĐND tỉnh về phân bổ ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Theo đó, việc thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi từ năm 2021 - 2023 đã có gần 900 hộ nghèo được xây dựng nhà ở mới; 2.613 hộ được hỗ trợ nước sạch sinh hoạt; hỗ trợ, tạo việc làm mới cho 834 hộ.

Hạ tầng khu vực miền núi được đầu tư, hoàn thiện với 106 công trình giao thông được đầu tư; 7 công trình cung cấp điện sinh hoạt; 4 nhà sinh hoạt cộng đồng; 2 công trình trạm y tế được sửa chữa nâng cấp; 18 công trình trường, lớp học được đầu tư mới; 4 công trình thủy lợi nhỏ phục vụ sản xuất...

Từ đó, mức độ tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục, y tế đều được nâng lên; điều kiện sinh hoạt văn hóa, tinh thần của người dân được hỗ trợ thuận lợi; các vấn đề xã hội như tảo hôn, hôn nhân cùng huyết thống, bất bình đẳng giới được quan tâm giải quyết tích cực.

Đặc biệt, trong năm 2023, tỉ lệ hộ nghèo tại 32 xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giảm 6,92%, đối với 28 xã đặc biệt khó khăn, tỉ lệ giảm là 7,47%, vượt mục tiêu của chương trình đề ra.

Về thực hiện Nghị quyết số 10 của HĐND tỉnh, từ năm 2019 đến nay, đã có 970 hộ được hỗ trợ về đất ở, phương thức hỗ trợ bằng tiền mặt để các hộ gia đình tự san tạo mặt bằng, mức hỗ trợ 600.000 đồng/hộ. Về hỗ trợ cấp giấy CNQSD đất ở, đã tiến hành đo đạc cho 720 hộ và hỗ trợ cấp giấy CNQSD đất cho 230 hộ. Đối với đất sản xuất, đã tiến hành đo đạc cho 1.543 hộ và cấp giấy CNQSD đất cho 700 hộ.

Ban Dân tộc tỉnh cũng nhìn nhận một số nội dung trong các chương trình chưa đạt so với mục tiêu đề ra. Trong đó, mục tiêu giảm 50% số xã diện đặc biệt khó khăn khó đạt được. Tỉ lệ giải ngân của toàn Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi còn khá thấp, đặc biệt là nguồn vốn sự nghiệp. Một số nội dung triển khai chậm, khó đạt mục tiêu đề ra. Tỉ lệ hộ dân được hỗ trợ đo đạc, cấp giấy CNQSD đất ở, đất sản xuất cho hộ dân đạt thấp, trong đó hỗ trợ cấp giấy CNQSD đất ở chỉ đạt 19,34%, đối với đất sản xuất chỉ đạt 25,29%.

Nguyên nhân là do cấp có thẩm quyền chậm có văn bản hướng dẫn thực hiện về các nội dung hỗ trợ nhà ở, đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, thực hiện cơ chế đặc thù trong xây dựng công trình cơ sở hạ tầng.

Một số nội dung hướng dẫn không phù hợp với thực tiễn, khó triển khai như nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, quy định chỉ hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chuỗi giá trị phải đóng trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn và phải có từ 70% tổng số lao động trở lên là người dân tộc thiểu số.

Tỉ lệ cấp giấy CNQSD đất thấp là do một số trường hợp hộ dân sử dụng đất ở, đất sản xuất đã lâu nhưng nằm trong phần diện tích rừng phòng hộ, đất quy hoạch; sử dụng đất chồng lấn lên phần diện tích đất đã cấp giấy CNQSD đất của các tổ chức, cá nhân khác...

Từ đó, kiến nghị trung ương chỉ đạo công tác phối hợp giữa các bộ, ngành với địa phương, đồng thời chủ động rà soát lại các văn bản chưa rõ ràng, cụ thể. Chỉ đạo các bộ, ngành sớm ban hành, cập nhật, sửa đổi, bổ sung các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, đặc biệt Ủy ban Dân tộc sớm rà soát, phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi về điều chỉnh Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi làm cơ sở điều chỉnh Quyết định số 1719 của Chính phủ. Tăng cường tổ chức các hội thảo, hội nghị phổ biến, hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương.

Đối với địa phương, cần tập trung nghiên cứu, cập nhật kịp thời các văn bản hướng dẫn, tăng cường sự chủ động, sáng tạo trong thực hiện, đồng thời rà soát thực trạng nhu cầu địa phương nhằm có giải pháp hữu hiệu trong triển khai thực hiện. Các sở, ngành, địa phương nâng cao trách nhiệm, tăng cường phối hợp trong thực hiện mục tiêu của Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Sớm ban hành nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Nghị quyết số 22 ngày 31/5/2022 của HĐND tỉnh về phân bổ ngân sách Chương trình MTQG phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Phát biểu tại phiên họp, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh Ly Kiều Vân đề nghị Ban Dân tộc tỉnh cần làm tốt công tác tham mưu UBND tỉnh trong xây dựng các chương trình và giải pháp thực hiện nhằm tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc hiện nay. Chú trọng thực hiện tốt các nội dung quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư; hỗ trợ đất ở, cấp giấy CNQSD đất ở, đất sản xuất nhằm giúp người dân yên tâm định cư, phát triển sản xuất. Chú trọng thực hiện các nội dung y tế, giáo dục nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người dân, trong đó giáo dục về lâu dài là đào tạo nguồn nhân lực, nhằm đạt mục tiêu giúp miền núi tiến kịp miền xuôi.

Lê Minh

Tin liên quan:
  • Thẩm tra các tờ trình, báo cáo về lĩnh vực dân tộc và miền núi trình kỳ họp HĐND tỉnh
    Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong lĩnh vực đất đai

    Hôm nay 5/8, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức hội thảo nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và một số vướng mắc khác trong công tác quản lý đất đai trên địa bàn tỉnh.

  • Thẩm tra các tờ trình, báo cáo về lĩnh vực dân tộc và miền núi trình kỳ họp HĐND tỉnh
    Tháo gỡ vướng mắc để phát triển du lịch nông thôn

    Du lịch nông thôn là các loại hình du lịch diễn ra ở khu vực nông thôn, với quy mô kinh doanh nhỏ, không gian mở, trong đó du khách được tiếp xúc trực tiếp và hòa mình vào thiên nhiên, gắn với những đặc điểm tiêu biểu ở khu vực nông thôn, những di sản văn hóa xã hội và văn hóa truyền thống ở làng xã. Những năm gần đây, du lịch nông thôn nở rộ với nhiều loại hình phong phú như du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa, du lịch làng nghề..., góp phần quan trọng phát triển kinh tế nông thôn.


Lê Minh

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

POWERED BY
Việt Long