{title}
{publish}
{head}
Với chủ đề “Đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thực hiện bình đẳng giới và xóa bỏ bạo lực trên cơ sở giới”, Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2023 (gọi tắt là Tháng hành động) (diễn ra từ ngày 15/11 đến 15/12) được Hội LHPN tỉnh triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực. Các hoạt động hưởng ứng Tháng hành động đạt hiệu quả cao hơn khi Hội LHPN tỉnh triển khai đồng thời các nội dung của Dự án 8 về “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030.
Tuyên truyền về bình đẳng giới và các quyền trẻ em tại Trường Tiểu học Linh Trường, huyện Gio Linh - Ảnh: T.A.M
Một chiến dịch truyền thông về bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực giới trên địa bàn các xã hưởng lợi từ Dự án 8 được xem là điểm nhấn cho Tháng hành động đã thu hút sự quan tâm, đề cao trách nhiệm và tính chủ động tham gia hành động của các tổ chức, cá nhân, gia đình, cơ quan trong việc đảm bảo an sinh xã hội, tăng cường quyền năng cho phụ nữ và trẻ em gái nhằm thúc đẩy bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực, xâm hại phụ nữ và trẻ em.
Theo đó, hội LHPN các cấp đã tổ chức các hoạt động về truyền thông về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình với nhiều hình thức thể hiện khác nhau như: sân khấu hóa, hái hoa dân chủ, giao lưu... tất cả đều tập trung chuyển tải thông điệp truyền thông về Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; các biểu hiện về bạo lực gia đình như: bạo lực thân thể, bạo lực tinh thần, bạo lực tình dục; các biểu hiện về bình đẳng giới trong gia đình, trong làm việc nhà, gia đình yêu thương, sẻ chia...
Thông qua hoạt động truyền thông hưởng ứng Tháng hành động nhằm nâng cao kiến thức về bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình cho ban điều hành tổ truyền thông, cán bộ, hội viên phụ nữ và người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Từ đó, hướng đến thay đổi hành vi theo hướng tích cực cho người dân để họ dần xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, thu hẹp khoảng cách giới, tạo điều kiện, cơ hội để phụ nữ và nam giới tham gia, thụ hưởng bình đẳng trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, xây dựng gia đình hạnh phúc, cộng đồng bình yên, góp phần vào sự phát triển bền vững, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Xã Vĩnh Khê, huyện Vĩnh Linh là một trong những xã được Hội LHPN tỉnh triển khai điểm Dự án 8. Các nội dung hoạt động về bình đẳng giới và giải quyết các vấn đề về phụ nữ và trẻ em được triển khai đầy đủ trên địa bàn xã. Trong đó, chú trọng các hoạt động truyền thông để nâng cao nhận thức cho người dân về bình đẳng giới và cải thiện đời sống.
Đến nay, trên địa bàn xã, Dự án 8 đã tổ chức 12 lớp tập huấn cho nhiều đối tượng từ người lớn đến trẻ em và cả phụ nữ lẫn nam giới. Hiện tại 3 thôn của xã Vĩnh Khê đều đã thành lập được các mô hình về truyền thông bình đẳng giới như: 3 tổ truyền thông cộng đồng, 2 địa chỉ tin cậy và 1 câu lạc bộ thủ lĩnh của sự thay đổi (thành lập tại Trường Tiểu học xã Vĩnh Khê). Chủ tịch Hội LHPN xã Vĩnh Khê Hồ Thị Thoa cho biết: Nhờ được chọn làm điểm của Dự án 8 nên xã Vĩnh Khê đã rất tích cực xây dựng các mô hình truyền thông về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ. Các lớp tập huấn đã triển khai cho nhiều đối tượng tham gia.
Nội dung tập huấn là về làm thế nào để thực hiện bình đẳng giới; phòng, chống tảo hôn, độ tuổi được kết hôn; phòng, chống bạo lực gia đình; phòng, chống mại dâm; xây dựng gia đình hạnh phúc... Tham gia các lớp tập huấn, nhận thức của người dân trên địa bàn xã Vĩnh Khê đã có sự thay đổi cơ bản về bình đẳng giới và xóa bỏ các tệ nạn, hủ tục như: giảm nạn tảo hôn, bạo lực gia đình, trẻ em bị xâm hại; nam giới đã tham gia mọi hoạt động xây dựng kinh tế và hạnh phúc gia đình cùng phụ nữ; trao quyền quản lý tài chính gia đình cho phụ nữ...
Thời gian tới, Hội LHPN xã tập trung quản lý tốt hơn nữa các mô hình đã xây dựng của Dự án 8 trên địa bàn xã, nhân rộng các mô hình, tiến tới xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no, trẻ em được đùm bọc, yêu thương, chăm sóc, dạy dỗ...
Trong những năm qua, Hội LHPN tỉnh đã chủ động, tích cực phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể, các cấp chính quyền tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bình đẳng giới, bạo lực gia đình, bạo lực trên cơ sở giới tới hơn 76.435 lượt người; thành lập và tổ chức sinh hoạt đều đặn tại 57 câu lạc bộ (CLB) hạnh phúc gia đình, 17 CLB phòng, chống bạo lực gia đình, 96 mô hình “Làng quê an toàn cho phụ nữ và trẻ em”, 392 “Địa chỉ tin cậy”... đã thu hút 13.425 thành viên tham gia. Hội cũng tổ chức các cuộc đối thoại và tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; tăng cường bám sát cơ sở nên đã kịp thời phát hiện và tham gia ngăn chặn một số vụ việc bạo lực, xâm hại phụ nữ, trẻ em.
Sự nỗ lực của các cấp hội LHPN và chính quyền đã góp phần tích cực vào kết quả của chương trình quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình trong những năm qua trên địa bàn tỉnh. Phòng chống bạo lực gia đình là một nhiệm vụ quan trọng trong xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc đòi hỏi phải có sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình, sự phối hợp thực hiện một cách đồng bộ, liên tục của các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền.
Việc lựa chọn chủ đề trong Tháng hành động năm 2023 thể hiện ưu tiên và nội dung trọng tâm hiện nay trong việc thúc đẩy bình đẳng giới thực chất; nhằm phát huy năng lực, vai trò, tiềm năng của phụ nữ và nam giới cho sự phát triển của cộng đồng, gia đình và thực hiện công bằng trong thụ hưởng cũng như sự sẻ chia để phát triển bền vững.
Trần Anh Minh
QTO - Thời gian qua, công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe Nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đạt được những kết quả đáng khích lệ, được dư luận...
QTO - Dù mang trong mình căn bệnh ung thư cổ tử cung và suy tim bẩm sinh nhưng nhiều năm qua, một mình chị Lê Thị Thừa (51 tuổi), ở thôn Kinh Duy, xã Hải...
QTO - Công tác đào tạo nghề, tạo việc làm cho lao động nông thôn, nhất là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) tại các xã miền núi của huyện Vĩnh Linh...
QTO - Cô Nguyễn Thúy Duyên (sinh năm 1978), giáo viên Trường Tiểu học thị trấn Ái Tử, huyện Triệu Phong vừa vinh dự là đại diện duy nhất cho đội ngũ nhà...
QTO - Trước những thông tin không chính xác về bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP), nhiều người dân tỏ ra lo lắng, không dám sử dụng thịt lợn và các sản phẩm...
QTO - Hiện nay, Hội Người khuyết tật, Nạn nhân da cam/dioxin và Bảo trợ xã hội (NKT,NNDC/ DI0XIN&BTXH) huyện Triệu Phong có 18 hội cơ sở xã, thị trấn,...
QTO - Gắn bó với sự nghiệp trồng người cao cả nhưng cũng đầy vất vả, gian nan cùng bao trọng trách, đội ngũ nhà giáo đã không ngừng nỗ lực đổi mới, sáng...
QTO - Là cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc UBND tỉnh, Trường Cao đẳng Y tế (CĐYT) Quảng Trị thực hiện các hoạt động chính gồm đào tạo, cung cấp...
QTO - Chị Nguyễn Thị Thanh Hương (sinh năm 1978), trú tại Đội 5, thôn Lam Thủy, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng, quyết định sẽ hiến gan để ghép cho con. Thế...
QTO - Không ai có thể ngờ một đứa trẻ mới hơn 16 tuổi đã biết chiêu trò “vung” ma túy cho không con nghiện, rồi tổ chức sử dụng trái phép ma túy tại phòng...
QTO - Không bảng đen, phấn trắng, không bài học văn hóa đầy ắp kiến thức cuộc sống, lớp học của những giáo viên này rất khác biệt bởi học trò của họ là trẻ...
QTO - Cùng với một nhóm đối tượng trộm cắp tài sản, sau khi chia nhau tiền tiêu xài, Hồ Văn Nho (sinh năm 1968) trú tại bản A Sau, xã A Túc (nay là xã...