{title}
{publish}
{head}
Ngay từ ngày mồng 3 tết Nguyên đán, khi không khí xuân vẫn đang còn tràn ngập ở khắp mọi nơi thì nhiều nông dân ở các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tranh thủ thời tiết thuận lợi ra đồng chăm sóc cây trồng vụ đông xuân với tinh thần phấn khởi, hứa hẹn một năm mới thắng lợi.
Nông dân ra đồng chăm sóc, tỉa dặm giúp cây lúa phát triển khỏe ngay từ đầu vụ -Ảnh: L.A
Dù không khí Tết vẫn đang còn nhộn nhịp nhưng ông Nguyễn Văn Được ở Hợp tác xã (HTX) Ngô Xá Đông, xã Triệu Trung, huyện Triệu Phong vẫn tranh thủ ra đồng tỉa dặm cho hơn 15 sào lúa của mình. Ông Được cho biết, ruộng lúa gia đình ông gieo sạ được gần 1 tháng.
Thời điểm này cây lúa đang đẻ nhánh, rất mẫn cảm với các loại sâu bệnh. Do vậy, sau 3 ngày vui xuân, đón Tết, ông ra thăm đồng ngay để xem tình hình phát triển của cây lúa và kết hợp tỉa dặm lại những chỗ gieo thưa.
Theo ông Được, vụ đông xuân năm nay thời tiết tương đối thuận lợi, nguồn nước đầy đủ nên việc làm đất, gieo sạ kịp thời theo đúng khung lịch thời vụ. Sau khi gieo xong mặc dù có một số đợt mưa rét nhưng chỉ trong thời gian ngắn nên không ảnh hưởng nhiều. Đến nay, ruộng lúa đang thời kỳ đẻ nhánh, chưa thấy xuất hiện sâu bệnh, cây lúa phát triển tốt. “Mong rằng năm nay mưa thuận, gió hòa để mùa màng được tốt tươi”, ông Được vui vẻ nói.
Giám đốc HTX Ngô Xá Đông Nguyễn Văn Đống cho biết, tranh thủ thời tiết ấm dần, ngay từ ngày mùng 3 tết Nguyên đán, nhiều nông dân đã ra đồng thăm lúa, làm cỏ, tỉa dặm những chỗ ruộng còn thưa hay bón phân cho lúa để “lấy ngày”.
Theo ông Đống, HTX có tổng diện tích lúa hơn 183 ha, trong đó có 65 ha gieo sạ giống lúa Hà Phát 3 theo liên kết tiêu thụ với Công ty TNHH MTV nông nghiệp Đồng Tâm. Đây là giống lúa có thời gian sinh trưởng ngắn, khả năng đẻ nhánh cao, tập trung, ít bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thấp; chống chịu tốt với các đối tượng sâu bệnh phổ biến, năng suất, chất lượng cao.
“Mới xuống giống được khoảng một tháng nhưng giống lúa mới này đã xanh tốt, vượt trội hơn hẳn so với các giống lúa thông thường. Đây là niềm vui của nông dân chúng tôi trong ngày đầu năm mới này”, ông Đống cho hay.
Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Triệu Phong Vũ Thành Công, vụ đông xuân năm nay toàn huyện xuống giống được trên 9.700 ha cây trồng các loại. Trong đó diện tích lúa trên 5.950 ha, còn lại là ngô, sắn, khoai lang, lạc và rau màu các loại. Hiện nay cây lúa đang trong giai đoạn đẻ nhánh, nông dân đang tập trung làm cỏ, bón phân. So với mọi năm, việc gieo trồng vụ đông xuân năm nay khá thuận lợi và đúng tiến độ. Trong những ngày đầu năm mới, thời tiết khô ráo nên đông đảo nông dân đã ra đồng với tâm trạng phấn khởi. Ngoài cây lúa, các loại cây trồng khác trong vụ đông xuân đều phát triển tốt, chưa xuất hiện sâu bệnh.
Ông Công cho biết, không chỉ cây lúa mà đến thời điểm này, tất cả các loại cây trồng khác như sắn, ngô, rau màu... cũng đã cơ bản hoàn thành việc gieo trồng theo kế hoạch. Trong đó, đối với cây lúa, diện tích lúa chất lượng cao chiếm trên 80%, với các giống lúa chủ lực như: HN6, Khang Dân, HC96, Hà Phát 3, HG1...
Ngoài ra, còn có 60 ha lúa canh tác tự nhiên, 82 ha lúa VietGAP, hơn 100 ha lúa sản xuất theo liên kết tiêu thụ sản phẩm. “Đến nay, phần lớn diện tích lúa trà 1 và trà 2 đã hoàn thành việc tỉa dặm, bón thúc đợt 1. Huyện Triệu Phong đang tập trung hướng dẫn nông dân sau những ngày vui Tết, đón xuân tiếp tục ra đồng theo dõi tình hình sinh trưởng của cây trồng để có biện pháp xử lý phù hợp nếu xảy ra thời tiết bất lợi. Mặt khác, theo dõi sát các đối tượng sâu bệnh hại như đạo ôn, chuột dễ phát sinh gây hại trên cây lúa để kịp thời phòng trừ”, ông Công cho biết thêm.
Tại huyện Hải Lăng, thời điểm này nông dân đã tập trung ra đồng làm cỏ, bón phân cho cây lúa. Xác định đây là vụ sản xuất quan trọng, thời gian qua, huyện Hải Lăng đã tăng cường chỉ đạo, tuyên truyền đến người dân thực nghiệm cơ cấu giống và tuân thủ khung lịch thời vụ.
Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng Văn Ngọc Tiến Đức cho biết, đến nay, toàn huyện đã gieo trồng được gần 6.900 ha lúa và khoảng 2.400 ha hoa màu các loại. Trước và trong dịp tết Nguyên đán, UBND huyện đã chỉ đạo các đơn vị chuyên môn, các địa phương tích cực bám sát đồng ruộng để hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật ứng phó với điều kiện thời tiết, theo dõi diễn biến sâu bệnh trên đồng ruộng. Hiện tại, thời tiết thuận lợi nên các loại cây trồng phát triển tốt, chưa phát sinh các loại sâu bệnh. Nông dân đang tập trung chăm sóc, tỉa dặm, chuẩn bị làm đất để xuống giống những diện tích hoa màu còn lại.
Theo thống kê của Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (TT&BVTV), đến nay toàn tỉnh đã gieo cấy khoảng 25.600 ha lúa vụ đông xuân, đạt 100,4% kế hoạch; hơn 3.000 ha ngô, đạt 75% kế hoạch; hơn 3.000 ha lạc, đạt trên 100% kế hoạch; trên 9.200 ha sắn, đạt 90% kế hoạch và hơn 4.000 ha rau các loại. Thời gian qua, thời tiết tương đối thuận lợi tạo điều kiện cho các loại cây trồng phát triển tốt. Cây lúa đang ở giai đoạn đẻ nhánh, trà sớm đẻ nhánh rộ. Hiện nông dân đang đồng loạt ra đồng chăm sóc, dặm tỉa, bón phân thúc đẻ nhánh cho ruộng lúa. Chi cục trưởng Chi cục TT&BVTV Bùi Phước Trang thông tin, qua điều tra đồng ruộng chỉ mới xuất hiện một số đối tượng sâu bệnh gây hại trên cây lúa như: chuột, ốc bươu vàng, rệp mềm... Trên cây trồng cạn như: sâu keo mùa thu, sâu xám trên cây ngô; bệnh lở cổ rễ trên cây lạc; bệnh khảm lá vi rút trên cây sắn... nhưng đều ở mức độ nhẹ, chưa ảnh hưởng đến phát triển của cây trồng.
Tuy nhiên, ông Trang cũng lưu ý, để đảm bảo vụ đông xuân thắng lợi, các địa phương, các HTX cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết và các đối tượng sâu bệnh giai đoạn lúa đẻ nhánh như: đạo ôn, sâu cuốn lá nhỏ, lùn sọc đen, rầy các loại... để có biện pháp chăm sóc, chống rét, phòng trừ hiệu quả.
Tổ chức diệt chuột, diệt trừ ốc bươu vàng. Tranh thủ thời tiết tạnh ráo, hướng dẫn nông dân tiến hành chăm sóc, tỉa dặm đối với diện tích lúa đang đẻ nhánh nhằm đảm bảo mật độ, bón phân thúc sớm, cân đối NPK theo đúng quy trình, điều tiết nước hợp lý để giúp cây lúa phát triển khỏe ngay từ đầu vụ.
Lê An
QTO - Từ một vùng đất mang trong mình nhiều vết thương chiến tranh và có nhiều nét làng quê thôn dã, sau 15 năm thành lập, đến nay thị trấn Cửa Tùng đã trở...
QTO - Những năm gần đây, KT - XH của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi từng bước phát triển. Tuy vậy, đây vẫn là vùng khó khăn so...
QTO - Dịp Tết cổ truyền năm nay, người lao động tại các doanh nghiệp được nghỉ 7 ngày theo quy định. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp sản xuất vẫn triển khai...
QTO - Quảng Trị là cửa ngõ quan trọng trên tuyến Hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC) nối các nước ASEAN thuộc khu vực Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng bằng...
QTO - Sinh ra và lớn lên bên những lu mắm của mẹ, rồi lẽo đẽo theo mẹ đi lựa cá, muối cá nên hương vị mặn mòi được chắt lọc từ sản phẩm của biển cả ngấm...
QTO - Bà con các xã Xà Bang, Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đón tôi trước cổng trụ sở Nông trường Cao su Xà Bang với nụ cười rám nắng, vòng ôm...
QTO - Vùng núi phía Tây ở tỉnh Quảng Trị đang trở thành “thủ phủ” điện gió của khu vực Bắc miền Trung. Điện gió không chỉ là năng lượng sạch mà còn tạo ra...
QTO - Người Việt Nam quá quen với hình ảnh những ngôi chợ. Ngày xưa khi chưa có siêu thị thì ngôi chợ quê, chợ làng là điểm giao thương duy nhất của bà con...
QTO - Hà Nội có những ngày thời tiết như đủ cả bốn mùa. Đó là những ngày cuối thu đầu đông. Nắng hanh vàng tãi từ vòm trời xanh ngắt hòa với làn gió hiu...
QTO - Niềm vui được mùa như vẫn đang hiện hữu trên nụ cười của mỗi người dân thôn A Đeng, xã A Ngo, huyện Đakrông. Đã lâu lắm rồi, cái tên lúa Ra dư - niềm...
QTO - Thú chơi cây cảnh là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt từ ngàn xưa. Ngày nay xã hội phát triển, thú chơi này mở rộng ra mọi đối tượng...
QTO - Xứ Cùa là tên gọi thân thương mà người dân địa phương vẫn thường dùng để gọi hai xã Cam Chính và Cam Nghĩa, huyện Cam Lộ. Nhiều người yêu vùng đất...