{title}
{publish}
{head}
QTO - Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại buổi làm việc với các tỉnh miền Trung về công tác khắc phục hậu quả bão lũ và tìm kiếm cứu nạn. Trong phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2020, Chính phủ đã dành một phút mặc niệm, chia sẻ sâu sắc những đau thương, mất mát to lớn về người và tài sản của đồng bào, sự hy sinh của cán bộ, chiến sĩ do bão lũ lịch sử gây ra ở miền Trung. Trong bão lũ, khó khăn chồng chất, chúng ta càng thấy rõ sự đoàn kết, chung sức, chung lòng của cả dân tộc; tình thương yêu, đùm bọc của đồng bào hướng về miền Trung ruột thịt.
Thời gian qua đã xảy ra bão lũ liên tục ở miền Trung, “lũ chồng lũ, bão chồng bão”, gây thiệt hại rất lớn về tính mạng, tài sản của Nhân dân. Tính đến ngày 30/10/2020, có tới 230 người đã mất, trong đó có nhiều cán bộ, chiến sĩ quân đội và công an hy sinh trong khi làm nhiệm vụ. Vẫn còn nhiều người gặp nạn ở biển khơi, bị núi lở vùi lấp ở miền núi chưa được tìm thấy. Công tác ứng phó được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành, địa phương, các lực lượng vũ trang chỉ đạo, triển khai quyết liệt, chủ động, kịp thời, góp phần hạn chế được nhiều thiệt hại cả về người và tài sản; huy động nhiều lực lượng, phương tiện, trang thiết bị ứng phó, khắc phục hậu quả bão lũ và cứu hộ cứu nạn.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định hỗ trợ, cung cấp lương thực, phương tiện kịp thời cứu trợ khẩn cấp cho người dân; xử lý môi trường, hạn chế tối đa ô nhiễm và dịch bệnh sau thiên tai; Nhân dân cả nước kịp thời chung tay cùng các cấp, các ngành chia sẻ, hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng bão lũ giảm bớt khó khăn. Tuy nhiên, mưa lũ lớn trên diện rộng, bão chồng bão, lũ chồng lũ, vượt quá năng lực ứng phó của thiết chế hạ tầng, của hệ thống phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn nên tính mạng, tài sản, nhà cửa của người dân, công trình hạ tầng của Nhà nước vẫn bị thiệt hại, tổn thất hết sức nặng nề, sản xuất bị đình trệ, ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, hệ thống thiết chế hạ tầng bị phá hủy cần nhiều thời gian và nguồn lực để khôi phục.
Nhiệm vụ cấp bách nhất hiện nay, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ là cả hệ thống chính trị, trước hết là của cấp ủy, chính quyền và đoàn thể các cấp ở địa phương phải tập trung chăm lo, bảo đảm cuộc sống cho người dân sau bão lũ, không để người dân thiếu đói, không có chỗ ở. Bằng mọi biện pháp tiếp cận, hỗ trợ lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cho người dân. Rà soát, nắm rõ từng hộ dân, người dân cần được cứu trợ khẩn cấp; tổ chức, hướng dẫn, điều phối việc cứu trợ để bảo đảm tiền, hàng cứu trợ trực tiếp đến tận tay người dân; thăm hỏi, động viên, hỗ trợ các gia đình bị thiệt hại, đặc biệt là các gia đình bị mất người, mất nhà. Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ, nhanh chóng ổn định cuộc sống, bảo đảm sinh kế cho người dân.
Huy động các lực lượng, nhất là lực lượng quân đội, công an, đoàn viên thanh niên hỗ trợ người dân dọn dẹp, sửa chữa nhà ở; xử lý môi trường sau bão lũ nhằm sớm đưa học sinh trở lại trường học, không để bùng phát dịch bệnh. Khôi phục cơ sở hạ tầng, nhất là các công trình giao thông, thủy lợi, y tế, giáo dục bị hư hỏng; chuẩn bị sẵn giống cây trồng, vật nuôi để sớm ổn định lại sản xuất và đời sống cho người dân.
Ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ cho các tỉnh gặp khó khăn, các cấp, các ngành, nhất là lực lượng quân đội, công an, các địa phương tiếp tục cứu hộ, cứu nạn, tìm kiếm những người còn đang mất tích, bị đất đá chôn vùi, ngư dân bị mất liên lạc; khắc phục hậu quả của bão lũ, nhanh chóng đưa cuộc sống của người dân trở lại bình thường. Hỗ trợ về sản xuất, an sinh xã hội, tạo sinh kế cho người dân; có biện pháp không để các loại vật liệu như tôn, ngói, xi măng… người dân vùng lũ cần mua lại không có hoặc bị đẩy giá lên cao.
Đồng thời, không để dịch bệnh xảy ra sau bão lũ, đặc biệt cần hết sức lưu ý đề phòng COVID-19 quay trở lại. Tiếp tục theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, thiên tai, chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời theo phương châm “4 tại chỗ”. Tập trung nâng cao nhận thức của chính quyền, doanh nghiệp, người dân, trong đó nhận thức của cộng đồng và người dân là quan trọng; như trong các cơn bão lũ vừa qua, nếu các địa phương không kịp thời sơ tán hàng trăm ngàn hộ dân ở miền Trung (trong cơn bão số 9 đã sơ tán 1,3 triệu dân) thì chắc chắn thiệt hại sẽ lớn hơn.
Về lâu dài, các địa phương cần nghiên cứu sự cảnh báo của các nhà khoa học về việc tác động của con người làm mất cân bằng sinh thái. Bên cạnh phát triển kinh tế cần giữ được cân bằng môi trường tự nhiên; tăng cường quản lý, giám sát việc tái phát triển rừng, nhất là rừng nguyên sinh. Đối với các dự án phát triển có tác động đến lâm sinh, cần hết sức cân nhắc, bảo đảm hài hòa yếu tố phát triển bền vững. Đồng thời, lồng ghép kế hoạch ứng phó thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu vào quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, các địa phương, có lộ trình và phương thức cụ thể, góp phần giảm tác động do biến đổi khí hậu; quản lý chặt chẽ phát triển thủy điện theo quy hoạch để bảo đảm an toàn, hạn chế tác động xấu đến môi trường. Đẩy mạnh trồng rừng, nhất là rừng phòng hộ đầu nguồn những loại cây phù hợp để giữ đất, giữ nước, tránh “sự trả thù ghê gớm” của thiên nhiên do tác động của con người làm mất cân bằng sinh thái.
“Để thể hiện tình cảm yêu quý, tình tương thân tương ái của Nhân dân hai miền Nam - Bắc đối với Nhân dân miền Trung, chúng ta phải tăng sức sản xuất, phải làm gấp đôi, gấp ba, quyết liệt hơn để bù đắp sự tổn thất, mất mất của Nhân dân miền Trung”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh như thế trong phiên họp Chính phủ vừa qua.
Phương Minh
Ngày 9/9/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện về việc tập trung khắc phục sự cố sập nhịp cầu Phong Châu, tỉnh Phú Thọ và ứng phó, khắc ...
Theo tin từ Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia, bão Noru trên vùng biển phía Đông Phi-lip-pin đang tiếp tục mạnh lên, dự báo sẽ di chuyển nhanh và đi vào ...
(Tin Tức) - Đối với nhiều người Libya, nỗi đau chung trước hơn 11.000 người tử vong trong trận lũ lụt đã biến thành tiếng kêu gọi đoàn kết dân tộc ở một đất ...
Theo dự báo của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão trong đêm 18/9, gây gió mạnh, sóng lớn ven biển ...
Hôm nay 26/10, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng ký Công điện khẩn số 08/CĐ-UBND gửi các đơn vị, địa phương trong tỉnh về công tác ứng phó với bão số 6 ...
Cơn bão số 3 (bão Yagi) đã càn quét nhiều tỉnh miền Bắc gây ra những thiệt hại to lớn về người và tài sản. Phát huy tinh thần đoàn kết, “tương thân tương ái”, ...
VOV.VN - Nguy cơ bão chồng bão đang đe dọa Trung Quốc. Do ảnh hưởng của bão Khanun, tỉnh Hắc Long Giang, miền Đông Bắc nước này đã xảy ra mưa lớn, khiến tỉnh ...
Mưa lớn kéo dài do ảnh hưởng bão số 6 đã làm nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị bị ngập lụt, chia cắt, cô lập. Trong đó, huyện Vĩnh Linh là nơi chịu ...
QTO - Quảng Trị là địa phương có nhiều lợi thế về đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, trong số 172 sản phẩm OCOP được công nhận tính đến tháng...
QTO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Chỉ thị số 42-CT/ TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Chương trình xóa nhà tạm, nhà...
QTO - Có một câu hát, rằng: “Miền Trung cát trắng với rừng, vách núi với biển biếc liền nhau”. Cũng bởi vẻ đẹp thiên nhiên “biển liền núi” ấy mà tai ương...
QTO - Hàng chục người ra đi đột ngột do bị nước cuốn trôi trong gần nửa tháng trời mưa lũ vừa qua trên địa bàn tỉnh Quảng Trị khiến nhiều người xót xa xen...
QTO - Dân ca Quảng Trị có câu: “Chớ than phận khó ai ơi!/ Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây” (trong bài “Mười quả trứng”), nói lên niềm tin và hy vọng của...
QTO - Hiện toàn tỉnh Quảng Trị có 5.018 ha diện tích đất trồng rau, tuy nhiên chỉ có 5 ha rau ở thành phố Đông Hà được chứng nhận VietGAP và gần 20 ha rau...
QTO - Ngày Quốc tế Hạnh phúc (20/3) năm nay có chủ đề “Yêu thương và chia sẻ”. Nhắc đến chủ đề này, trong những ngày một số tỉnh miền Trung, trong đó có...
QTO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Tại...