
{title}
{publish}
{head}
QTO - Giao rừng tự nhiên cho cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân quản lý, bảo vệ là một chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thực hiện chủ trương này, thời gian qua nhiều cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân trên địa bàn huyện Hướng Hóa đã được giao quản lý, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng; kết hợp giữa bảo vệ rừng với phát triển KT-XH.
Những cánh rừng tự nhiên đầu nguồn sông Rào Quán được người dân xã Hướng Sơn quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt - Ảnh: T. TUYỀN
Một ngày cuối tháng 11, thời tiết tại xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa thay đổi thất thường, lúc nắng ráo lúc mưa đổ ào ào như trút nước.
Vậy nhưng, các thành viên trong tổ quản lý, bảo vệ rừng thôn Hồ vẫn kiên trì, nhẫn nại men theo các lối mòn dọc bờ sông Rào Quán để tuần tra, bảo vệ rừng. Bởi đây là công việc thường xuyên của họ.
Ông Hồ Văn Xanh, tổ trưởng tổ bảo vệ rừng thôn Hồ cho biết, tổ bảo vệ rừng có 22 người, được giao bảo vệ hơn 820 ha rừng tự nhiên từ năm 2015 đến nay. Rừng tự nhiên nơi đây được giao cho toàn thôn và các nhóm hộ gia đình cùng nhau quản lý, bảo vệ.
“Với nhiệm vụ được giao, chúng tôi thường xuyên tuần tra bảo vệ rừng theo tuyến. Mỗi tháng, tổ chúng tôi chia ra 3 nhóm để tuần tra 3 lần, mỗi lần đi từ 3-4 người.
Từ khi rừng tự nhiên đầu nguồn Rào Quán được giao cho cộng đồng, nhóm hộ gia đình quản lý, bảo vệ đến nay chưa xảy ra tình trạng rừng bị xâm hại, chặt phá.
Nếu phát hiệu có dấu hiệu bất thường hay có kẻ chặt phá rừng, chúng tôi sẽ báo ngay với chính quyền địa phương và cán bộ kiểm lâm phụ trách địa bàn để kịp thời xử lý”, ông Xanh nói.
Từ năm 2015 đến nay, 6 thôn và 3 nhóm hộ gia đình ở xã Hướng Sơn được giao quản lý, bảo vệ rừng tự nhiên đầu nguồn sông Rào Quán với diện tích trên 4.108 ha.
Trong đó có 4 thôn được Nhà nước chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng với kinh phí 800 nghìn đồng/ha/năm, riêng 2 thôn Cát và Trỉa chưa được hỗ trợ vì nằm ngoài lưu vực lòng hồ Công trình thủy lợi-thủy điện Quảng Trị.
Trong 2 năm 2021 và 2022, thôn Hồ và thôn Cát lần lượt được Tổ chức Ủy ban Y tế Hà Lan-Việt Nam hỗ trợ dịch vụ môi trường rừng với kinh phí 800 nghìn đồng/ha/năm.
Anh Nguyễn Quốc Cảm, Trạm trưởng Trạm kiểm lâm Hướng Lập, phụ trách địa bàn xã Hướng Sơn cho hay: “Trước đây, người dân xã Hướng Sơn đã có ý thức bảo vệ rừng tự nhiên. Tuy nhiên, vì chưa gắn với trách nhiệm và quyền lợi nên vẫn còn xảy ra tình trạng rừng bị xâm hại, người dân vào rừng chặt cây, đốn gỗ.
Từ khi được Nhà nước giao rừng để quản lý, bảo vệ và hưởng lợi từ rừng, tình trạng rừng bị xâm hại đã được giảm thiểu tối đa”. Một khi cộng đồng, nhóm hộ gia đình tham gia quản lý, bảo vệ rừng ngoài được chi trả tiền từ dịch vụ môi trường rừng còn được sử dụng lâm sản phụ từ rừng như cây dược liệu, măng tre, các cây gỗ mục gãy đổ...
Tuy nhiên phải ký cam kết giữ nguyên hiện trạng, không được phá vỡ kết cấu của rừng, những trường hợp vi phạm cam kết sẽ bị xử lý tùy theo mức độ.
Thực tế cho thấy, chủ trương giao rừng cho cộng đồng, nhóm hộ gia đình, cá nhân là bước chuyển biến căn bản trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, làm cho rừng có chủ thực sự, gắn quyền lợi với trách nhiệm, tạo điều kiện để chủ rừng yên tâm quản lý, bảo vệ và đầu tư phát triển rừng trên diện tích rừng được giao.
Nhờ vậy, diện tích rừng tự nhiên đã giao cho cộng đồng và hộ gia đình trên địa bàn huyện Hướng Hóa từ năm 2005-2020 là trên 8.281 ha.
Tuy nhiên, diện tích rừng giao cho 149 hộ gia đình và 31 cộng đồng (tương đương khoảng 61,96%) là còn thấp, chưa phát huy được hiệu quả xã hội hóa của chính sách giao rừng của Nhà nước và chưa huy động được nguồn lực to lớn trong dân. Chưa có sự thống nhất giữa các cấp, ngành trong việc giao đất, cấp giấy CNQSD đất gắn với giao rừng.
Nhiều diện tích rừng giao cho cộng đồng, hộ gia đình nhưng chưa phát huy hiệu quả kinh tế, người dân vẫn chưa sống được bằng nghề rừng...Vì vậy, cần có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cấp, ngành để chủ trương xã hội hóa công tác bảo vệ và phát triển rừng thực sự mang lại hiệu quả.
Trần Tuyền
QTO - Nhằm khai thác thế mạnh của rừng trong phát triển du lịch sinh thái, trong những năm qua, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên (KBTTN) Đakrông đã thực hiện hiệu quả công tác quản lý, phát triển tài nguyên rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Từ đó, góp phần tạo cảnh quan, bảo vệ môi trường sinh thái, hướng tới phát triển du lịch xanh, bền vững.
QTO - Chủ đề của Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2022 là “Phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo tồn đa dạng sinh học và các hệ sinh thái biển” diễn ra từ ngày 1 đến ngày 8/6. Với thông điệp từng bước khắc phục những tồn tại, hạn chế trong phát triển bền vững kinh tế biển ở nước ta; cùng chung tay bảo vệ môi trường (BVMT) biển, con người cần có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc bảo tồn đa dạng sinh học biển và các hệ sinh thái biển.
QTO - Trong chiến lược phát triển của tỉnh Quảng Trị, nông nghiệp được xác định là “bệ đỡ” của nền kinh tế. Vì vậy, trong những năm qua, ngành nông nghiệp...
QTO - Với tinh thần xung kích, sáng tạo, thời gian qua, tuổi trẻ trong tỉnh luôn đi đầu trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM). Từ những hoạt động...
QTO - Dự án phát triển cộng đồng tại khu vực miền núi phía Bắc huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị do Ủy ban Y tế Hà Lan-Việt Nam (MCNV) hỗ trợ triển khai đã...
QTO - Vụ đông xuân 2022-2023, toàn tỉnh có kế hoạch gieo trồng 25.500 ha lúa, 3.500 ha ngô, 3.000 ha lạc… Hiện tại, ngành nông nghiệp và các địa phương...
QTO - Sau gần 6 năm lập trang trại trồng cây ăn quả có múi trên vùng gò đồi Bàu Cộc, ở thôn Đại An Khê, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, gia đình ông Lê Thu...
QTO - Không ngại khó, ngại khổ, quyết tâm vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên đất quê hương, anh Nguyễn Ngọc Dũng (sinh 1967), ở thôn Tân Hào, xã Tân Liên,...
QTO - Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho...
QTO - Năm 2022, hai tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế được chọn đầu tư thực hiện vườn ươm cây giống lâm nghiệp từ dự án sản xuất thử nghiệm cấp bộ “Hoàn...