
{title}
{publish}
{head}
QTO - Những năm qua, huyện Đakrông đẩy mạnh các hoạt động giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tiếp cận, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhằm nắm bắt kịp thời các chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; tiếp cận đầy đủ các nguồn thông tin về y tế, giáo dục, khoa học công nghệ, thị trường. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, đảm bảo an ninh, trật tự (ANTT) vùng DTTS ở địa phương.
Nhờ ứng dụng CNTT đồng bào DTTS ở huyện Đakrông thuận lợi quảng bá nét văn hóa đặc sắc của dân tộc -Ảnh: N.T
Thực hiện Quyết định số 414/QĐTTg, ngày 12/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng CNTT hỗ trợ đồng bào DTTS phát triển KT-XH và đảm bảo ANTT vùng đồng bào DTTS Việt Nam giai đoạn 2019- 2025” và các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh, UBND huyện Đakrông đã ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đề án trên địa bàn huyện. Hằng năm, chỉ đạo các phòng chuyên môn, UBND các xã, thị trấn triển khai thực hiện các nội dung của đề án trên địa bàn.
Ban hành các văn bản chỉ đạo tăng cường ứng dụng CNTT trong vùng đồng bào DTTS. Đẩy mạnh việc trả hồ sơ, tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính (TTHC) qua dịch vụ bưu chính công ích; tuyên truyền và triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3, 4 trên cổng thông tin dịch vụ công trực tuyến giúp Nhân dân nói chung và đồng bào DTTS trên địa bàn được tiếp cận các dịch vụ hành chính công, thuận tiện hơn trong giải quyết TTHC.
Huyện quan tâm kêu gọi, đầu tư nâng cấp hệ thống hạ tầng trang thiết bị CNTT đồng bộ, phục vụ hiệu quả nhu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của huyện, xã. Chú trọng phát triển hệ thống truyền thanh cấp xã, giúp đồng bào DTTS tiếp cận thông tin về lĩnh vực KT-XH, QP-AN.
Nhờ đẩy mạnh nhiều giải pháp tăng cường ứng dụng CNTT, đến nay, 100% người có uy tín, 90% đồng bào DTTS trên địa bàn huyện nắm được chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, thông tin khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai, ANTT...
Toàn huyện có 141 cụm loa, 13 đài phát thanh tại 13 xã thị trấn và 1 đài phát thanh truyền hình huyện; công tác tuyên truyền được hiện đại hóa trên hệ thống loa truyền thanh thôn, khóm. Công tác bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS trên địa bàn được quan tâm thực hiện.
Hệ thống cơ sở dữ liệu về dân cư được tích hợp, chia sẻ trong thực hiện các TTHC. Hạ tầng thông tin, dịch vụ bưu chính, viễn thông không ngừng phát triển, đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của các cấp; phục vụ tích cực trong phòng, chống dịch bệnh, thiên tai, đảm bảo QP-AN và các sự kiện trọng đại của huyện.
Công tác quản lý, kiểm tra, hướng dẫn các hoạt động kinh doanh dịch vụ internet ở địa phương được quan tâm chỉ đạo thực hiện đầy đủ, kịp thời.
Hiện trên địa bàn huyện có 3 cơ sở kinh doanh dịch vụ internet tại xã Tà Rụt và thị trấn Krông Klang. Hạ tầng viễn thông trên địa bàn huyện có 3 nhà mạng đang hoạt động là Vinaphone, Viettel và Mobifone.
Hầu hết các xã đều có trạm BTS 3G và 4G đảm bảo hoạt động tốt. Các doanh nghiệp (DN) viễn thông đã tập trung đầu tư phát triển hạ tầng mạng lưới viễn thông hiện đại, đồng bộ, mở rộng phủ sóng về khu vực vùng sâu, vùng xa; chất lượng mạng lưới, dịch vụ ngày được nâng lên, nhiều loại hình dịch vụ mới tiếp tục được các DN triển khai nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của người dân.
Việc ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn đã có nhiều chuyển biến tích cực. Hiện 100% cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC) tại các cơ quan, đơn vị, UBND xã, thị trấn thuộc UBND huyện được trang bị máy tính để làm việc.
Tỉ lệ máy tính ở các cơ quan nhà nước có kết nối internet đạt 100% (Trừ những máy tính ở các bộ phận bảo mật). 100% cơ quan, đơn vị thuộc UBND huyện có sử dụng mạng nội bộ (LAN) để trao đổi công việc. 13/13 xã, thị trấn có máy tính nối internet cáp quang tốc độ cao, kết nối mạng nội bộ (LAN) để sử dụng tài nguyên dùng chung giữa các máy như chia sẻ máy in, gửi nhận tài liệu. 100% cơ quan chuyên môn, đơn vị sự nghiệp cấp huyện, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn đã ứng dụng phần mềm quản lý văn bản, hồ sơ công việc.
Cùng với việc phát triển hạ tầng kỹ thuật và nguồn nhân lực CNTT, nhiều ứng dụng CNTT được triển khai rộng rãi trong hoạt động các cơ quan nhà nước, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT trong quản lý, gửi và nhận văn bản qua mạng được triển khai đồng bộ từ huyện đến xã. CBCCVC đã tích cực sử dụng hộp thư điện tử công vụ trong công việc nhằm tăng tính bảo mật và an toàn, an ninh thông tin.
Đến nay 90% văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử. 100% các cơ quan, đơn vị, UBND xã, thị trấn đã ứng dụng và triển khai có hiệu quả việc ứng dụng chữ ký số chuyên dụng trong hoạt động cơ quan nhà nước.
Hệ thống cầu truyền hình trực tuyến được triển khai tại Văn phòng HĐND và UBND huyện (điểm cầu trung tâm), Văn phòng Huyện uỷ và 13/13 xã, thị trấn (Điểm cầu vệ tinh), Trung tâm Y tế huyện nhằm phục vụ cho việc tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối 2 chiều từ Chính phủ, tỉnh về cấp huyện, xã phục vụ công tác tổ chức hội họp trực tuyến trong chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành.
Tổng số trang thông tin điện tử trên địa bàn huyện tính đến thời điểm hiện tại là 46 trang. Lĩnh vực chuyển đổi số được chú trọng, toàn huyện có 13 tổ chuyển đổi số cấp xã, 65 tổ chuyển đổi số cấp thôn với 364 thành viên tham gia.
Sau một thời gian tăng cường ứng dụng CNTT đã giúp đời sống KT-XH vùng đồng bào DTTS trên địa bàn huyện Đakrông có nhiều chuyển biến rõ rệt, chất lượng cuộc sống của người dân không ngừng được nâng lên. Qua đó, góp phần bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS; xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, đảm bảo ANTT vùng DTTS và miền núi.
Ngọc Trang
QTO - Ngày 30/5/2023, Bộ trưởng Bộ Thông tin và truyền thông ban hành Thông tư 03/2023/TT-BTTTT trong đó yêu cầu mỗi xã đặc biệt khó khăn phải có ít nhất 1 điểm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số trang bị ti vi kết nối Internet.
QTO - Nhận thức rõ về trách nhiệm và cơ hội của mình, đoàn viên thanh niên (ĐVTN) các tổ chức đoàn cơ sở trên toàn tỉnh đã phát huy vai trò xung kích trong thời đại công nghệ số bằng những cách làm sáng tạo, nổi bật và hiệu quả. Thế hệ trẻ Quảng Trị đang nỗ lực đóng góp công sức, trí tuệ ứng dụng chuyển đổi số (CĐS) để lập thân, lập nghiệp, khẳng định mình, đồng thời cống hiến cho xã hội, góp phần kiến thiết, xây dựng và phát triển quê hương.
QTO - Đứng chân trên địa bàn miền núi còn nhiều khó khăn, nhưng với nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên nhà trường, sự đồng thuận của Nhân dân,...
QTO - Là một người con của bản làng dân tộc Pa Kô ở thôn A Máy, xã Lìa, huyện Hướng Hóa, ngay từ thời ấu thơ, những làn điệu dân ca, những âm thanh du...
QTO - Hưởng ứng phong trào “Chống rác thải nhựa”, nhiều năm qua, một số sở, ngành, tổ chức, đoàn thể và các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đẩy...
QTO - Hàng chục hộ dân ở Khóm 5, thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh ký đơn tập thể gửi đến các cơ quan chức năng từ trung ương đến địa phương và Báo Quảng...
QTO - Thời gian qua, phong trào hiến máu nhân đạo trên địa bàn tỉnh đã có sự phát triển mạnh mẽ, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia. Từ đây,...
QTO - Mang trong mình thương tích nặng do chiến tranh để lại, những người lính Cụ Hồ năm xưa đang ở Phường 3, TP. Đông Hà vẫn luôn miệt mài xây dựng cuộc...
QTO - Ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa là một trong những vấn đề bức xúc mà nhiều địa phương trên cả nước đang phải đối mặt. Tại Quảng Trị, vấn đề ô...
QTO - Mặc dù các cấp, ngành, đơn vị liên quan và doanh nghiệp đã nỗ lực vào cuộc nhưng hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Trị vẫn còn nhiều thôn, bản chưa...