{title}
{publish}
{head}
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, những ngày qua, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra mưa lớn, nhiệt độ thấp làm ảnh hưởng đến sức khỏe của đàn vật nuôi. Trước diễn biến bất lợi của thời tiết, ngành nông nghiệp, các địa phương đã hướng dẫn người chăn nuôi triển khai các phương án phòng chống đói rét để bảo vệ an toàn cho đàn vật nuôi.
Người dân xã Hải Trường, huyện Hải Lăng bổ sung thức ăn cho đàn bò vào những ngày giá rét - Ảnh: L.A
Huyện Hải Lăng hiện có tổng đàn trâu bò gần 4.900 con, đàn lợn gần 32.200 con và đàn gia cầm hơn 511,9 ngàn con. Trước dự báo không khí lạnh có khả năng hoạt động mạnh, gây ra những đợt rét đậm, rét hại kéo dài trên diện rộng, nhiệt độ có thể giảm xuống rất thấp, làm ảnh hưởng xấu để sản xuất chăn nuôi, ngay từ đầu mùa đông, huyện Hải Lăng đã chỉ đạo các địa phương chủ động phương án phòng chống đói rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi. Hệ thống khuyến nông, thú y tăng cường hướng dẫn nông dân dự trữ thức ăn cho trâu bò như rơm rạ, ủ chua thân cây ngô; tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc đúng quy định.
Ông Nguyễn Văn Vỹ ở xã Hải Trường cho biết, ngay sau khi có thông tin về đợt rét đậm trên diện rộng, ông đã chủ động dùng bạt che chuồng trại để tránh gió lùa. Thường xuyên quét dọn, giữ chuồng trại chăn nuôi khô ráo.
Ngoài nguồn thức ăn thô xanh là cỏ voi được trồng trong vườn nhà, ông còn dự trữ rơm khô, ủ chua ngô sinh khối để làm thức ăn đàn bò gần 10 con của mình vào những ngày giá rét. “Trong những ngày tới nếu nhiệt độ tiếp tục xuống thấp, tôi sẽ đốt củi, hun trấu để tăng nhiệt độ cho khu vực chăn nuôi”, ông Vỹ cho biết thêm.
Còn với ông Nguyễn Văn Mạnh ở tại xã Hải Sơn, thời điểm này gia đình ông đang tập trung chăm sóc đàn lợn hơn 50 con để kịp xuất chuồng vào dịp tết Nguyên đán sắp tới. Theo ông Mạnh, ngoài tu sửa chuồng nuôi đảm bảo kín gió, những ngày nhiệt độ ngoài trời xuống thấp, ông đã điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi bằng cách sử dụng đèn sưởi. Bổ sung thêm vitamin và khoáng chất vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho đàn lợn.
Thường xuyên vệ sinh, tiêu độc khử trùng chuồng nuôi và khu vực xung quanh bằng hóa chất theo hướng dẫn của cán bộ thú y để hạn chế dịch bệnh. Với những biện pháp nêu trên, đàn lợn của gia đình ông hiện đang phát triển khỏe mạnh, hứa hẹn mang lại thu nhập ổn định.
Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hải Lăng Đào Văn Trẩm thông tin, điểm mới trong chăn nuôi trên địa bàn huyện đó là đã có sự chuyển biến dần theo hướng chăn nuôi trang trại công nghiệp, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đến nay toàn huyện đã có 85 trang trại chăn nuôi trâu bò, lợn và gia cầm.
Trong đó có 2 trang trại quy mô lớn, 16 trang trại quy mô vừa và 67 trang trại quy mô nhỏ. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng các loại vật nuôi chủ lực, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất chăn nuôi nhằm tăng năng suất, chất lượng, tăng khả năng cạnh tranh và giá trị gia tăng của sản phẩm chăn nuôi, góp phần tăng thu nhập cho người dân và đảm bảo sức khỏe của cộng đồng.
Tại huyện miền núi Đakrông, hiện nay vẫn còn nhiều hộ dân duy trì chăn nuôi theo hình thức chăn thả. Do vậy, huyện luôn xác định việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân là nhiệm vụ hàng đầu trong công tác phòng, chống đói rét và dịch bệnh cho đàn vật nuôi của địa phương. Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Đakrông Trần Đình Bắc cho biết, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện tốt công tác tuyên truyền về diễn biến thời tiết, phổ biến kinh nghiệm phòng, chống đói rét và dịch bệnh cho vật nuôi đến từng hộ chăn nuôi.
Vận động các hộ chăn nuôi tranh thủ những ngày thời tiết nắng ráo để gia cố, tu sửa chuồng trại, tránh không bị mưa tạt, gió lùa, thường xuyên giữ nền chuồng khô ráo, sạch sẽ và bảo đảm nguồn thức ăn dinh dưỡng... nhất là không được chăn thả gia súc theo hình thức thả rông. Xây dựng phương án để chủ động ứng phó khi xảy ra rét đậm, rét hại và dịch bệnh đối với đàn vật nuôi. Tiếp tục tổ chức tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn vật nuôi đạt trên 80% tổng đàn; vận động người dân thực hiện vệ sinh chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi sạch sẽ; định kỳ phun thuốc sát trùng, tiêu độc trong vàngoài chuồng nuôi. Thành lập các đoàn công tác về tận hộ chăn nuôi để kiểm tra, hướng dẫn, đôn đốc thực hiện các biện pháp phòng, chống đói rét vàdịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Phú Quốc khuyến cáo, từ nay đến tết Nguyên đán, để đảm bảo an toàn cho đàn vật nuôi, người chăn nuôi cần thường xuyên cập nhật tình hình thời tiết, tuyệt đối không được chủ quan và bị động trong việc phòng, chống đói rét cho vật nuôi. Gia cố, che chắn chuồng trại để giữ ấm và đảm bảo vệ sinh chuồng nuôi.
Cần thiết có thể sử dụng bóng điện công suất lớn để sưởi ấm chuồng nuôi hoặc đốt sưởi cho gia súc trong chuồng bằng trấu, mùn cưa, than củi. Đối với những hộ chăn thảgia súc trong rừng phải thực hiện việc di chuyển đàn vật nuôi về nhốt tại chuồng hoặc đến những nơi kín gió, có đủ điều kiện đảm bảo cho đàn gia súc tránh rét
Người chăn nuôi trâu, bòở miền núi có thể di chuyển đàn vật nuôi từ vùng cao xuống vùng thấp để tránh rét cho vật nuôi. Tuyệt đối không chăn thả, không cho trâu, bòlàm việc khi xảy ra khi nhiệt độ xuống dưới 12 độ C. Chủ động dự trữ, bảo quản thức ăn thô xanh như phụ phẩm nông nghiệp hoặc ủ chua thức ăn xanh; bổ sung thêm thức ăn tinh, các loại vitamin, khoáng chất cho gia súc để chống rét tốt hơn.
Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác phòng bệnh, vệ sinh định kỳ, phun các loại thuốc sát trùng chuồng trại, các khu vực xung quanh chuồng nuôi; thực hiện việc tẩy giun sán và tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho đàn vật nuôi theo hướng dẫn của cán bộ thú y để giảm thiểu đến mức thấp nhất việc gia súc, gia cầm thất thoát trong mùa đông.
“Người chăn nuôi cần theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của vật nuôi để có biện pháp xử lý hiệu quảkhi vật nuôi có những biểu hiện bất thường do đói, rét hoặc bệnh dịch. Khi phát hiện bệnh trên vật nuôi cần báo ngay cho cơ quan thú y và chính quyền địa phương để có biện pháp xử lý kịp thời. Tuyệt đối không được được che giấu dịch bệnh”, ông Quốc nhấn mạnh.
Lê An
QTO - Phong trào cải tạo vườn tạp để xây dựng vườn mẫu theo tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao, NTM kiểu mẫu đang được triển khai tích cực và...
QTO - Ngành chăn nuôi ở huyện Vĩnh Linh phát triển khá mạnh trong thời gian qua, trong đó chăn nuôi lợn chiếm tỉ trọng lớn, đã góp phần tạo việc làm, tăng...
QTO - Qua hơn 5 năm thực hiện Đề án phát triển thương mại - dịch vụ (TM-DV) huyện Gio Linh giai đoạn 2018 - 2023, lĩnh vực TM-DV trên địa bàn huyện phát...
QTO - Chợ phiên biên giới Lao Bảo do UBND thị trấn Lao Bảo, huyện Hướng Hóa tổ chức định kỳ từ 6 giờ sáng thứ Bảy hằng tuần bắt đầu từ ngày 21/12/2024 đến...
QTO - “Ăn đi vài con cá/ Dăm bảy cái chột nưa...”, anh Nguyễn Hữu Trung, Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Hải Lăng đọc một đoạn trong bài thơ “Con...
QTO - Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với tiêu thụ nông đặc sản và sản phẩm OCOP không những nâng cao giá trị kinh tế, hiệu quả sản xuất nông...
QTO - Hiện nay, huyện Triệu Phong có 85 hợp tác xã (HTX), 18 tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất nông - ngư nghiệp với gần 20.000 thành viên. Đa...
QTO - Ngày 15/8/2024, huyện Triệu Phong được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới (NTM) năm 2023. Tuy vậy, huyện Triệu Phong luôn xác định,...
QTO - Nhằm chủ động kiểm soát tình hình thị trường dịp tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Trị đã triển khai đợt cao điểm chống...
QTO - Bắt đầu xuất hiện trên địa bàn tỉnh từ năm 2020, bệnh khảm lá sắn đang là mối đe dọa nghiêm trọng, làm suy giảm năng suất và gây thiệt hại lớn cho...
QTO - Thời gian qua, các cấp ủy đảng, chính quyền ở huyện Hướng Hóa đã tập trung lãnh đạo, điều hành triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia...
QTO - Những năm qua, với việc lồng ghép và thực hiện hiệu quả các chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Đảng và...