
{title}
{publish}
{head}
QTO - Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, khẳng định một quan điểm có tính nhất quán. Đó là nông nghiệp, nông dân, nông thôn là ba thành tố có quan hệ mật thiết, gắn bó; là cơ sở, lực lượng to lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm quốc phòng, an ninh, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Phải ưu tiên đầu tư nguồn lực cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn, bảo đảm phát triển hài hòa giữa các vùng, miền, địa phương; gắn kết chặt chẽ giữa phát triển công nghiệp, dịch vụ với nông nghiệp, giữa phát triển nông thôn bền vững với quá trình đô thị hóa theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh.
Nhìn lại sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, với sự tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, tổ chức đảng, sự chung sức, đồng lòng của toàn dân, nông nghiệp tiếp tục phát triển cả về quy mô và trình độ sản xuất, duy trì tăng trưởng ở mức khá cao, khẳng định vị thế quan trọng, là trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh ngày càng được hoàn thiện; thị trường tiêu thụ được mở rộng, xuất khẩu tăng nhanh cả về sản lượng, giá trị và tỉ trọng. Việt Nam trở thành một trong những nước có một số mặt hàng xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới.
Điều đáng mừng là trình độ học vấn của nông dân từng bước được nâng cao, phát huy tốt hơn vai trò là chủ thể tham gia hợp tác, liên kết, chuyển đổi cơ cấu sản xuất, phát triển kinh tế, khôi phục và phát triển ngành nghề nông thôn, xây dựng nông thôn mới; giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Xây dựng nông thôn mới trở thành phong trào sâu rộng với sự tham gia tích cực của cả hệ thống chính trị và toàn dân; cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch tích cực, tăng tỉ trọng kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Thu nhập và đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn không ngừng được cải thiện, diện mạo nông thôn có sự thay đổi rõ rệt; niềm tin của Nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và chế độ ngày càng được củng cố, nâng cao.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, nông nghiệp phát triển còn thiếu bền vững, tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm, chất lượng, hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã chưa cao. Nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế; nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu. Thu hút đầu tư cho phát triển nông nghiệp, dịch vụ ở nông thôn gặp khó khăn.
Công tác dự báo, thông tin về thị trường sản xuất, tiêu thụ nông sản còn hạn chế. Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn còn nhiều bất cập; năng suất lao động và thu nhập bình quân của cư dân nông thôn còn thấp. Xây dựng nông thôn mới chưa đồng đều, nhiều nơi chưa chú trọng đúng mức đến phát triển sản xuất, tạo sinh kế, xây dựng đời sống văn hóa. Ô nhiễm môi trường nông thôn gia tăng; một số vấn đề xã hội phức tạp phát sinh ở nhiều địa phương, gây bức xúc trong xã hội. Năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh còn nhiều hạn chế.
Từ sự phân tích, đánh giá những thành tựu, hạn chế sau 15 năm thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, mục tiêu đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 mà Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đề ra là nông dân và cư dân nông thôn có trình độ, đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, văn minh, làm chủ quá trình phát triển nông nghiệp, có thu nhập cao.
Đồng thời, nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hóa nông sản ngày càng lớn, có giá trị gia tăng cao, gắn kết chặt chẽ với thị trường trong và ngoài nước, công nghiệp chế biến và bảo quản nông sản hiện đại, xuất khẩu nhiều loại nông sản đứng hàng đầu thế giới. Bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nông thôn phát triển toàn diện, có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, có điều kiện sống tiệm cận với đô thị, cơ cấu kinh tế và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý; môi trường sống an toàn, xanh, sạch, đẹp, giàu bản sắc văn hóa; tổ chức đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở trong sạch, vững mạnh; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được đảm bảo vững chắc.
Để thực hiện đạt mục tiêu, tầm nhìn trên, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu được đề ra là nâng cao vai trò, vị thế, năng lực làm chủ, cải thiện toàn diện đời sống vật chất, tinh thần của nông dân và cư dân nông thôn. Phát triển nền nông nghiệp hiệu quả, bền vững theo hướng sinh thái, ứng dụng khoa học - công nghệ tiên tiến, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng. Phát triển mạnh công nghiệp, dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm tại chỗ cho lao động nông thôn. Xây dựng nông thôn theo hướng hiện đại gắn với đô thị hóa.
Hoàn thiện thể chế, chính sách về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Tạo đột phá trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; đào tạo nhân lực trong nông nghiệp, nông thôn. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường nông thôn, nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai. Chủ động hội nhập, hợp tác quốc tế, mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực và đẩy mạnh chuyển giao khoa học học - công nghệ…
Phương Minh
(QTO) – Sáng nay 8/9, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến triển khai, quán triệt Nghị quyết số 19/NQ-TW của BCH ...
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XIII) về nông nghiệp, nông dân, ...
Ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 19-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Nghị ...
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành (BCH) Trung ương Đảng khóa XIII về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 tiếp tục ...
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, định hướng đến năm 2030 đề ra mục tiêu phát triển nông ...
“Phát triển ngành nghề nông thôn nhằm phát huy tiềm năng của khu vực nông thôn, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập, tạo việc làm và cải ...
Hôm nay 18/8, Sở Nông nghiệp và PTNT tổ chức hội nghị tổng kết 30 năm hoạt động khuyến nông, triển khai mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đến năm 2030, tầm nhìn ...
QTO - “Trong thế giới ngày nay, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không chỉ là yêu cầu khách quan, là xu thế tất yếu của thời đại mà...
QTO - Ngày 30/4, tại TP.Hồ Chí Minh sẽ diễn ra lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước....
QTO - Từ ngày 1/9, huyện đảo Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh sẽ thí điểm áp dụng quy định du khách không mang du lịch bền vững. Nếu mô hình này thực hiện thành công...
QTO - Thời gian qua, tình trạng phá rừng diễn biến phức tạp, nhiều vụ phá rừng trái pháp luật với quy mô lớn đã xảy ra ở nhiều địa phương trong cả nước....
QTO - Việt Nam và Lào - hai nước láng giềng núi sông liền một dải. Quan hệ gắn kết giữa hai dân tộc được hình thành và hun đúc trong lịch sử hàng nghìn năm...
QTO - Cách đây khoảng hai năm rưỡi, lần đầu tiên ông đến Báo Quảng Trị để phản ánh sự việc mà theo ông các cơ quan trả lời như vậy là chưa thỏa đáng. Ông...
QTO - Với tâm lý “có bệnh thì vái tứ phương”, khi vướng vào vòng lao lý, nhiều người tận dụng tất cả các mối quan hệ để nhờ vả với mong muốn bản thân hoặc...
(QTO) - “Phát triển kinh tế tập thể năng động, hiệu quả, bền vững, cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân với nhiều mô hình hợp tác,...