
{title}
{publish}
{head}
QTO - Không phải ngẫu nhiên khi trong năm 2022, Trung ương Đoàn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức 2 chương trình lớn cùng mang dáng dấp… hòa bình, trong đó có cuộc thi sáng tác mẫu biểu tượng “Ước nguyện hòa bình”. Bởi, nếu nhắc về chiến tranh trên đất nước này, không nơi nào khốc liệt như ở Quảng Trị. Vì thế mảnh đất, con người nơi đây trân quý hòa bình hơn ai hết.
Đi tìm biểu tượng
Năm 2022, với cảm hứng sáng tạo mạnh mẽ, Trung ương (TƯ) Đoàn phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức cuộc thi sáng tác mẫu biểu tượng “Ước nguyện hòa bình”. Báo Thanh Niên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị là 2 đơn vị đứng ra thực hiện trực tiếp cho cuộc “đi tìm” này.
Ban tổ chức làm việc nghiêm túc để lựa chọn những biểu tượng có ý nghĩa -Ảnh: NGUYỄN PHÚC
Ngay tại lễ phát động ngày 11/3/2022, anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư TƯ Đoàn đã nhấn mạnh rằng, Quảng Trị là vùng đất được cả thế giới biết đến bởi những chiến công hiển hách, mãi mãi lưu vào trang sử vàng của dân tộc.
Theo anh Lâm, biểu tượng “Ước nguyện hòa bình” đặt tại Di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải là nơi ngợi ca những chiến công bất tử, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, cùng sự suy ngẫm về quá khứ, hoài niệm về tháng năm đợi chờ Ngày hội thống nhất non sông.
Đồng thời, đây cũng là cơ hội quảng bá để Nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế hiểu sâu sắc hơn về ý chí của một dân tộc vượt qua mọi gian khổ, hy sinh để giành độc lập tự do. Việc xây dựng biểu tượng “Ước nguyện hòa bình” là dịp để thể hiện tinh thần yêu chuộng hòa bình của mảnh đất Quảng Trị nói riêng và Việt Nam nói chung.
“Lễ hội vì hòa bình” là đề án mà tỉnh Quảng Trị xây dựng rất công phu trong nhiều năm. Ông Nguyễn Đăng Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Trị từng nói rằng, việc Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Quảng Trị tổ chức lễ hội mang tên “Vì hòa bình” chính là lời thúc giục cho những người yêu chuộng hòa bình hãy về với lễ hội của Quảng Trị để rồi nhân lên sự yêu chuộng hòa bình. Dự kiến năm 2023, lễ hội đặc biệt này sẽ lần đầu tiên được tổ chức. Năm 2022, Tập đoàn T&T đứng ra tài trợ Đồ án điều chỉnh quy hoạch thị xã Quảng Trị, định hướng phát triển thị xã đến năm 2030, tầm nhìn 2050 trở thành “thành phố hòa bình”. Trong đó, thị xã Quảng Trị mai này sẽ là trung tâm văn hóa, di sản, tâm linh của tỉnh và đến năm 2030 sẽ đạt tiêu chí đô thị loại 3. |
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, cho biết, trong năm 2022, Quảng Trị có rất nhiều sự kiện trọng đại và cuộc thi thiết kế biểu trưng “Ước nguyện hòa bình” cũng là một trong những điểm nhấn. “Mỗi người dân Quảng Trị đều hiểu sự khốc liệt của chiến tranh nên càng hiểu giá trị của hòa bình.
Từ lâu, Quảng Trị không còn là địa danh của địa phương mà đã trở thành một biểu tượng của cả nước, là niềm tự hào của dân tộc. Cuộc thi sẽ tìm ra biểu tượng với thông điệp hòa bình nhằm lan tỏa giá trị vĩnh cửu của hòa bình. Bởi biểu tượng sẽ được xây dựng tại công viên Thống Nhất, Khu di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải và trở thành biểu tượng chung cho ước nguyện hòa bình của người dân Quảng Trị, của dân tộc Việt Nam và Nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới”, ông Nam nói.
Lan tỏa giá trị vĩnh cửu
Sau thời gian phát động, ban tổ chức nhận được 45 tác phẩm tham gia dự thi của 29 tác giả trong cả nước. Hội đồng nghệ thuật với nhiều thành viên là lãnh đạo TƯ Đoàn, UBND tỉnh Quảng Trị, các nhà chuyên môn của Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch), Khoa Đồ họa (Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam), Hội Văn học-Nghệ thuật tỉnh Quảng Trị đã chọn ra 10 tác phẩm xuất sắc nhất.
Tác phẩm “Tháp hòa bình” của tác giả Nguyễn Hoàng Huy -Ảnh: NVCC
Trong số đó, đang chú ý có tác phẩm “21 năm khát vọng thống nhất”. Tác giả Nguyễn Hoàng Huy, đã xây dựng ý tưởng 21 cây cột tượng trưng cho 21 năm đất nước bị chia cắt xếp thành hình ngôi sao vàng 5 cánh như nỗi niềm của người Việt Nam nói chung và du khách nói riêng.
“Trong mấy chục năm đó, không mảnh đất nào chịu đựng nhiều đau thương như ở Bến Hải, Hiền Lương. Đó là sự ngóng trông, sự chia ly và nỗi đau mất mát... Biểu trưng cho nỗi đau này là hình ảnh 21 cây cột đâm vào hình ngôi sao như lời khẳng định về sự đau thương này”, tác giả giới thiệu.
Còn với tác phẩm “Tam dân”, tác giả Trần Minh Lộc lấy ý tưởng từ thuyết Tam dân của Tôn Trung Sơn là “Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc”. Ba thanh lớn được thiết kế như sau: thanh lớn nhất thể hiện cho sự độc lập, thanh lớn nhì thể hiện cho sự tự do và thanh lớn thứ ba thể hiện cho hạnh phúc.
Và đồng thời cũng thể hiện cho “dân sinh”, “dân quyền” và “dân quốc”. Những thanh được thiết kế cao vút ám chỉ sự khát khao giành được độc lập của người dân Quảng Trị nói riêng và người dân cả nước nói chung... Hay trong tác phẩm “Dòng chảy hòa bình”, tác giả Nguyễn Đức Cường đã lấy dòng Hiền Lương - Bến Hải làm chủ thể, là nơi kết nối 2 miền đất nước với những trụ bê tông cốt thép đặt thứ tự từ thấp đến cao, từ trong ra ngoài, nhìn từ xa như bàn tay đang ôm lấy “dòng chảy hòa bình” hoặc 2 cánh chim đang tung cánh…
Tác phẩm “Tam dân” của tác giả Trần Minh Lộc -Ảnh: NVCC
10 tác phẩm này đã được đăng tải hình ảnh, lời bình trên trang Thanh Niên Online để Nhân dân bình chọn, lấy ý kiến rộng rãi… Dù ban tổ chức không tìm ra giải đặc biệt mà chỉ chọn được 5 giải khuyến khích gồm: 21 năm khát vọng thống nhất; Tháp hòa bình; Dòng chảy hòa bình, Lịch sử và Tam dân nhưng điều đó không hề làm giảm đi ý nghĩa, quy mô của cuộc thi.
Và như một dòng chảy, hành trình đi tìm những bức tượng cho hòa bình sẽ được Quảng Trị và các bộ, ngành, các nhà chuyên môn tiếp tục trong tương lai…
Nguyễn Phúc
QTO - Nhân kỷ niệm 75 năm ngày Thương binh –Liệt sĩ 27/7 (1947 – 2022) và hướng tới Lễ hội Vì hòa bình, UBND tỉnh Quảng Trị phối hợp Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phát động cuộc thi sáng tác biểu tượng “Ước nguyện hòa bình” tại Quảng Trị. Sau thời gian phát động có 45 tác phẩm của 29 tác giả là họa sĩ trong nước tham gia dự thi. Hội đồng nghệ thuật cuộc thi lựa chọn 10 tác phẩm xuất sắc vào vòng chung khảo và trưng cầu lấy ý kiến Nhân dân trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân tham ...
QTO - Sáng nay 11/3, UBND tỉnh phối hợp với Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức Lễ phát động Cuộc thi Sáng tác biểu tượng “Ước nguyện Hòa Bình” – Quảng Trị 2022. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Đăng Quang; Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hồ Đại Nam; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Nam; Bí thư Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Nguyễn Tường Lâm dự lễ.
QTO - Chiều rơi dần trên mái ngói rêu phong. Những vệt nắng muộn lặng lẽ luồn qua kẽ lá, in bóng dài trên khoảng sân nhỏ trước hiên nhà. Tuấn ngồi trên...
QTO - Dòng sông Thạch Hãn hiền hòa có nguồn nước mát lạnh từ non cao đổ về, chảy êm đềm như lời ru ngọt ngào của mẹ, nuôi dưỡng tâm hồn chân chất, thấm đẫm...
QTO - Cô gái nhỏ nhắn với gương mặt xinh xắn này vốn sinh ra trên mảnh đất Đông Hà của miền gió cát Quảng Trị. Thấm đẫm trong dòng máu ấy là tính cách của...
QTO - Dù mới thành lập và đi vào hoạt động song Câu lạc bộ (CLB) Chuyện trạng Vĩnh Hoàng, xã Vĩnh Tú và CLB dân ca Bài chòi Đơn Duệ, xã Vĩnh Hòa, huyện...
QTO - Những năm qua, công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Vân Kiều, Pa Kô luôn được quan tâm và đạt được những...
QTO - Nỗ lực bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa truyền thống, nhiều nghệ nhân người dân tộc thiểu số ở miền Tây Quảng Trị đã dành tâm sức gìn giữ nét đẹp,...
QTO - Trong hành trình cuộc đời của mỗi người, có một vùng trời thần tiên mà ai cũng chỉ được một lần đến đó - vùng trời tuổi thơ. Vùng trời ấy là lối đi...
QTO - Sáng mai này, gió mùa đã rấm rứt thổi ngang liếp cửa. Bông sậy như người ngủ mê lả đi trong vòng tay gió lạnh, bởi trót uống những ngụm nắng sóng...