Cập nhật:  GMT+7

Quy hoạch đô thị thật tốt để góp phần chống lũ

Trong đợt mưa lũ từ ngày 6 - 8/10/2020, thành phố Đông Hà có trên 4.300 hộ bị ngập lụt, trong đó có trên 1.600 hộ bị ngập sâu. Đợt mưa lũ từ ngày 16 - 19/10/2020, có khoảng 6.760 hộ bị ngập lụt, gần 2.300 hộ phải di dời. Theo thống kê sơ bộ, 2 đợt mưa lũ đã gây thiệt hại cho thành phố khoảng 110 tỉ đồng. Tuy nhiên có một điểm sáng không thể phủ nhận là mặc dù phải đối mặt với trận lũ lớn chưa từng xảy ra trong vòng 20 năm trở lại đây, vượt đỉnh cơn đại hồng thủy năm 1999 nhưng toàn thành phố Đông Hà chỉ có khoảng 35% diện tích bị ngập nước, chủ yếu là các phường vùng ven, còn khu vực trung tâm tỉnh lỵ vẫn an toàn. Điều đó cho thấy, bên cạnh vị trí đắc địa của thành phố, những năm qua, việc hạn chế hậu quả lũ lụt bằng việc nâng cao chất lượng quy hoạch đô thị Đông Hà đã được chú trọng.

Thành phố Đông Hà chú trọng công tác quy hoạch đô thị theo hướng hiệu quả, bền vững - Ảnh: ĐT​

Trên thực tế, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Nghị quyết số 02-NQ/ TU, ngày 4/11/2006 của Tỉnh ủy về phát triển hệ thống đô thị trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, hệ thống đô thị từ thành phố Đông Hà đến các đô thị trực thuộc các địa phương trong tỉnh đã có bước phát triển vượt bậc, từng bước tạo nên sự phát triển hài hòa giữa các khu vực đô thị, nông thôn. Thành phố Đông Hà là đô thị tỉnh lỵ đã được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, quy hoạch, đầu tư để gánh vác trọng trách là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng- an ninh của tỉnh.

Do vậy, như trên đã đề cập, trong thời điểm lũ lụt diễn ra trên diện rộng, gây thiệt hại hết sức nghiêm trọng về người, tài sản của Nhà nước và Nhân dân, nhất là đợt mưa lũ từ ngày 16 - 19/10/2020, nhưng có đến 65% diện tích khu vực đóng trụ sở các cơ quan trọng yếu của tỉnh và thành phố, địa bàn trung tâm tỉnh lỵ... ở vào địa thế cao ráo, an toàn, không bị ngập nước. Hệ thống thoát nước đô thị đã phát huy tác dụng tích cực. Hệ thống kè kiên cố đã góp phần hạn chế tình trạng sạt lở do lũ lớn ở khu vực dọc bờ sông Hiếu. Giao thông nội thị thông suốt, cơ bản kết nối được với các địa phương khác trong tỉnh và tuyến giao thông quốc gia. Điện, nước sạch, thông tin liên lạc cơ bản được duy trì. Từ đây, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã có nhiều thuận lợi trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, điều phối, triển khai đồng bộ công tác phòng, chống lũ lụt, tiếp nhận sự lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương kịp thời, thực hiện hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do lũ lụt gây ra trên phạm vi toàn tỉnh. Thành phố Đông Hà cũng là “hậu phương” vững chắc, có cơ sở hạ tầng đủ để tiếp nhận viện trợ từ nhiều nguồn và có tiềm lực để sẵn sàng hỗ trợ sức người, vật chất, trang thiết bị ứng cứu những địa bàn bị ảnh hưởng lũ lụt nặng trong tỉnh.

Có được lợi thế đó là nhờ những năm qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã quan tâm lãnh đạo, ban hành Nghị quyết 02, Nghị quyết 06 và Quyết định số 2115 về xây dựng và phát triển thành phố Đông Hà đến năm 2020. Thành ủy Đông Hà ban hành Chương trình hành động số 09-CTHĐ/TU ngày 5/8/2013 thực hiện Nghị quyết số 02 về xây dựng và phát triển thành phố Đông Hà đến năm 2020. Trong đó xác định công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch có vai trò rất quan trọng, mang tính chiến lược, làm cơ sở cho công tác đầu tư, xây dựng và phát triển đô thị bền vững. Thành phố cũng đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư đẩy nhanh tiến độ đồ án “Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Đông Hà đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050”... Những nỗ lực này bước đầu tạo được sự đột phá mạnh mẽ trong công tác xây dựng và phát triển đô thị. Thành phố Đông Hà ngày càng phát triển hài hòa, không gian đô thị được mở rộng đúng với định hướng lấy trục sông Hiếu làm trung tâm kiến trúc, cảnh quan đô thị. Cùng với công tác lập quy hoạch, công tác quản lý quy hoạch luôn được thành phố triển khai thực hiện chặt chẽ thông qua công tác đầu tư, cấp phép xây dựng theo quy hoạch và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị thành phố Đông Hà. Công tác quản lý quy hoạch trật tự đô thị ngày càng đi vào nền nếp.

Trong hành trình phát triển, với mục tiêu phấn đấu trở thành đô thị loại 2, từng bước trở thành đô thị phát triển của vùng Bắc Trung Bộ, Đông Hà đang hoàn thành đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đảm bảo sự gắn kết với Khu kinh tế Đông Nam và các vùng kinh tế động lực; triển khai các trục giao thông để phát triển đô thị, nhất là tuyến cao tốc Bắc- Nam, tuyến tránh thành phố Đông Hà, tuyến nối trung tâm thành phố với Khu kinh tế Đông Nam, tuyến nối sân bay và bãi biển Cửa Việt, Cửa Tùng... Nghiên cứu mở rộng không gian đô thị và địa giới hành chính; tăng diện tích công viên cây xanh, diện tích đất xây dựng các công trình công cộng phục vụ cộng đồng; quy hoạch các khu đô thị kết hợp sinh thái; quy hoạch không gian đô thị đảm bảo hiệu quả kinh tế - sinh thái. Bảo đảm tính đồng bộ trong việc lập quy hoạch và thực hiện quy hoạch.

Tiếp tục quan tâm lãnh đạo, ưu tiên bố trí nguồn lực, trong đó ưu tiên cho công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị. Tiếp tục lãnh đạo thực hiện quy hoạch, quản lý quy hoạch trên cơ sở định hướng quy hoạch chung được điều chỉnh, phát triển hài hòa lấy sông Hiếu làm trung tâm phát triển không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, sắp xếp bố trí trụ sở các cơ quan, đơn vị về phía Bắc sông Hiếu; ưu tiên các giải pháp quy hoạch phát triển thành phố theo hướng tăng trưởng xanh. Trong tương lai gần, có thể có nhiều khu đô thị sẽ hình thành như khu đô thị bắc sông Hiếu, khu đô thị Nam Đông Hà giai đoạn 3, khu đô thị tại công viên Fidel, khu đô thị sinh thái Nam Đông Hà… Do đó thành phố Đông Hà sẽ phải tập trung làm tốt công tác quy hoạch, gắn với đó là đầu tư hạ tầng đồng bộ, nhất là hệ thống thoát nước, kè chống xói lở, ngầm hóa đường dây thông tin, điện, đường ống cấp nước... đảm bảo cho những khu vực đô thị động lực ít chịu tác động tiêu cực của thiên tai, lũ lụt.

Bên cạnh đó, trong định hướng tổng thể, cần hoàn thành quy hoạch tỉnh Quảng Trị thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn 2050; quy hoạch hệ thống đô thị, các điểm dân cư nông thôn và các quy hoạch chuyên ngành kỹ thuật trong thời kỳ mới đảm bảo chất lượng cao nhất. Tất cả các quy hoạch này phải gắn kết chặt chẽ, đồng bộ với quy hoạch tổng thể quốc gia, bảo đảm sự thống nhất về định hướng phát triển và sử dụng nguồn lực đầu tư hữu hiệu, để vừa thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng- an ninh, vừa phòng, chống hiệu quả các loại hình thiên tai đang diễn ra với tần suất ngày càng nhiều, mức độ tàn phá lớn như hiện nay.

Đan Tâm



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Nông dân cần giống để sản xuất

Nông dân cần giống để sản xuất
2020-10-30 06:09:47

QTO - Đợt lũ lịch sử trong những ngày đầu tháng 10 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản cho người dân Quảng Trị. Theo thống kê ban đầu toàn...

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng

Đưa sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng
2020-10-28 06:54:08

QTO - Sau gần 2 năm thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), toàn tỉnh có 19 sản phẩm được công nhận OCOP cấp tỉnh, trong đó 2 sản phẩm đạt mức...

Người nuôi tôm trắng tay sau lũ

Người nuôi tôm trắng tay sau lũ
2020-10-28 06:38:33

QTO - Mưa lớn kéo dài trong những ngày đầu tháng 10 vừa qua khiến mực nước dâng cao, vượt mức đỉnh lũ lịch sử năm 1999 nhận chìm hàng trăm héc ta tôm sắp...

Nông dân An Lạc nỗ lực cứu hoa tết

Nông dân An Lạc nỗ lực cứu hoa tết
2020-10-28 06:33:52

QTO - Thời tiết bất thường, mưa lũ kéo dài trong thời gian qua đã khiến hàng chục nghìn chậu hoa tết ở làng hoa An Lạc, phường Đông Giang, thành phố Đông...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết