Cập nhật:  GMT+7

Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội

Chiều 14/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về Đề án bổ sung về phát triển KT - XH năm 2025 với mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên; Chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Dự thảo nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt để phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh; Các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.

Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội

Phó trưởng Đoàn Chuyên trách Phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng điều hành phiên thảo luận tổ - Ảnh: TS

Tại phiên thảo luận tổ, đại biểu Hoàng Đức Thắng, Phó trưởng Đoàn Chuyên trách Phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị được phân công làm Tổ trưởng. Trên cơ sở tờ trình của Chính phủ, hồ sơ thẩm tra, đại biểu Hoàng Đức Thắng đề nghị các ĐBQH trong tổ nghiên cứu, thảo luận các nội dung có liên quan.

Tham gia thảo luận, đại biểu Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, nêu rõ: Nếu không tính giai đoạn biến động do COVID-19, lần gần nhất Việt Nam đạt mức tăng trưởng trên 8% là năm 1997. Từ đó đến nay, chưa khi nào đạt lại tốc độ cao và kéo dài như giai đoạn 1992-1997.

Năm 2022, mức tăng trưởng trên 8% có được là do nền kinh tế phục hồi sau đại dịch, nhưng ngay năm sau đó, tốc độ tăng trưởng đã giảm xuống 5%. Với thực tế này, mục tiêu tăng trưởng 8% vào năm 2025 và hai con số từ năm 2026 là một thách thức rất lớn.

Đại biểu thông tin thêm, bcảnh kinh tế toàn cầu cũng đặt ra nhiều thách thức. Nước ta có vị trí địa lý, chính trị quan trọng nhưng năm 2025 khó tiên liệu, nhất là nguy cơ xảy ra “thương chiến”. Chính phủ đã chuẩn bị kịch bản ứng phó nhưng nếu Việt Nam bị Mỹ đánh thuế thì mức tăng trưởng khó tránh khỏi sụt giảm.

Kể cả trong trường hợp không bị áp thuế, Việt Nam cũng không còn hưởng lợi từ “thương chiến” như trước, do các bên đã có kinh nghiệm đa dạng hóa chuỗi cung ứng. Đề án dự kiến bổ sung 84,3 nghìn tỉ đồng cho đầu tư công, với nguồn tài chính từ tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách. Tuy nhiên, Chính phủ cũng trình phương án nâng bội chi ngân sách lên 4-4,5% GDP và chấp nhận nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài có thể chạm hoặc vượt ngưỡng cảnh báo 5% GDP.

Theo đại biểu, nếu tiết kiệm ngân sách được thì tốt, nhưng nếu phải tăng thu hoặc vay nợ thì cần cân nhắc, và đưa ra ví dụ: Các vấn đề như chậm hoàn thuế với gỗ, cao su, sắn khiến doanh nghiệp xuất khẩu kiệt quệ. Dịch vụ xuất khẩu, dù theo luật được hưởng thuế 0%, nhưng thực tế bị áp 10% do cơ quan thuế cho rằng không xác định được có phải xuất khẩu hay không.

Về nợ công, đại biểu Hà Sỹ Đồng chỉ rõ, các biện pháp vay nợ có thể đẩy mặt bằng lãi suất tăng, gây khó khăn hơn cho doanh nghiệp tư nhân khi vay vốn ngân hàng. Hiện nay doanh nghiệp Việt Nam đã phải chịu lãi suất cao hơn so với các nước. Chính phủ đã rất nỗ lực để kéo lãi suất xuống nhưng không thành công. Nếu mặt bằng lãi suất tiếp tục tăng, doanh nghiệp trong nước sẽ càng thua thiệt.

Từ phân tích, đại biểu Hà Sỹ Đồng đưa ra mục tiêu tăng trưởng 8% như sau: Lý tưởng nhất là khi Việt Nam không bị dính “thương chiến”, khi đó có thể tiết kiệm chi để tăng đầu tư công mà không phải tăng thu hay vay nợ; vì nếu xảy ra thương chiến, tăng trưởng sẽ chịu tác động tiêu cực, lúc đó cần phải tính đến các biện pháp tăng thu, nâng bội chi và nợ công.

Bên cạnh đó, đại biểu đề nghị cần quan tâm cải cách thể chế, nhất là cải cách tư pháp nhằm bảo vệ quyền tài sản, quyền hợp đồng; không hình sự hóa quan hệ dân sự - kinh tế; đẩy nhanh tiến độ thi hành án các vụ kinh doanh thương mại, tăng tỉ lệ thi hành án thành công về tiền.

Về đầu tư công, Chính phủ cần cân nhắc kỹ việc đẩy nhanh các Chương trình mục tiêu quốc gia như Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa. Để đạt tăng trưởng bền vững, đề nghị nên ưu tiên đầu tư vào hạ tầng giao thông, hạ tầng công nghệ, chuyển đổi số trong Chính phủ.

Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội

Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng phát biểu tại phiên thảo luận tổ - Ảnh: TS

Liên quan đến dự thảo các cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng: Trong bối cảnh nhu cầu điện năng tăng mạnh, trong khi các nguồn điện truyền thống như than, thủy điện đang dần bộc lộ nhiều hạn chế, việc phát triển điện hạt nhân trở thành một yêu cầu tất yếu.

Tuy nhiên, để thực hiện thành công dự án này, chúng ta cần một hệ thống cơ chế, chính sách đặc thù, đảm bảo tính khả thi, hiệu quả và bền vững. Trên thực tế, nhiều quốc gia như Pháp, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc đã có những chính sách đặc thù trong phát triển điện hạt nhân và đã đạt được những thành công.

Do đó, Việt Nam cũng cần phải xây dựng một khuôn khổ chính sách riêng, phù hợp với điều kiện thực tế, để triển khai hiệu quả dự án này. Trong đó chính sách hỗ trợ tài chính, cho phép EVN và Petrovietnam giữ lại lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư vào dự án là một hợp lý, giúp đảm bảo nguồn vốn đối ứng, giảm áp lực vay nợ.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực, vẫn còn một số hạn chế cần được xem xét kỹ lưỡng để hoàn thiện: (i) cơ chế chỉ định thầu gói thầu chìa khóa trao tay đang gây ra nhiều tranh cãi. Mặc dù đây là cách giúp đẩy nhanh tiến độ, nhưng nếu không kiểm soát chặt chẽ, có thể dẫn đến tính minh bạch và chất lượng của dự án; (ii) về vấn đề thu xếp vốn, mặc dù đã có cơ chế tài chính đặc thù, nhưng vẫn cần kiểm soát rủi ro nợ công, đảm bảo tính bền vững; cần có cơ chế giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn, tránh tình trạng thất thoát, lãng phí; (iii) cần có chính sách cụ thể về xử lý chất thải hạt nhân...

Để hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, đại biểu Hà Sỹ Đồng kiến nghị cần tăng cường giám sát đấu thầu, công khai danh sách nhà thầu, thành lập hội đồng giám sát độc lập để đảm bảo minh bạch; cụ thể hóa chính sách xử lý chất thải hạt nhân, học hỏi kinh nghiệm từ các quốc gia có nền công nghiệp hạt nhân phát triển; kiểm soát chặt chẽ nguồn vốn đầu tư, đảm bảo sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, tránh thất thoát ngân sách;...

Cũng tại phiên thảo luận, đại biểu Hoàng Đức Thắng, Phó trưởng Đoàn Chuyên trách Phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị nhấn mạnh: Việc Chính phủ đề xuất điều chỉnh mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên cần được xem xét, đánh giá thông qua các cơ sở khoa học và thực tiễn, vì đây là chỉ tiêu phát triển kinh tế quan trọng được nhiều cử tri quan tâm.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tăng chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế cũng sẽ tác động trực tiếp đến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) và bội chi ngân sách nhà nước sẽ dẫn đến những nguy cơ trong việc kiểm soát lạm phát và nợ công. Ngoài ra, việc đẩy mạnh công cuộc sắp xếp, tinh gọn bộ máy trong quý I/2025 cũng sẽ có những tác động đến quá trình điều hành nền kinh tế vĩ mô của Chính phủ, bởi lẽ hệ thống bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương sẽ có nhiều biến động về cả cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực.

Liên quan đến đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và điện hạt nhân Ninh Thuận; trong giai đoạn 2025-2030, đất nước đang khởi động và triển khai nhiều dự án động lực (đường sắt cao tốc Bắc - Nam, Cảng hàng không quốc tế Long Thành) đòi hỏi một nguồn lực rất lớn về cả nguồn vốn đầu tư và các nguồn lực khác sẽ đặt ra nhiều thách thức cho Chính phủ và các bộ, ngành liên quan trong công tác tổ chức thực hiện đảm bảo chất lượng và tiến độ theo kế hoạch đề ra.

Kết thúc buổi thảo luận, đại biểu Hoàng Đức Thắng đánh giá cao và ghi nhận các ý kiến phát biểu của các ĐBQH.

Cẩm Nhung - Thanh Tuân - Trường Sơn

Tin liên quan:
  • Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội
    Đại biểu Quốc hội Hoàng Đức Thắng tham gia thảo luận về tình hình kinh tế - xã ...

    Sáng nay 1/11, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường tiếp tục thảo luận các nội dung: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) năm 2023, dự kiến kế hoạch năm 2024; Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH năm 2021-2025, kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Kết quả thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 về Chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển KT-XH; Báo cáo của Chính phủ về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Đà Nẵng; Kết quả rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật theo quy định tại Nghị quyết số 101/2023/QH15 về kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

  • Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội
    Đại biểu Quốc hội Hà Sỹ Đồng tham gia thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội

    Chiều nay 4/11, dưới sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận ở hội trường về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, dự kiến kế hoạch năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác.

  • Quốc hội thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội
    Quốc hội thảo luận tại tổ về các dự án luật

    Sáng 13/2, Quốc hội thảo luận tại tổ về Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) và Dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Phó trưởng đoàn Chuyên trách Phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Trị Hoàng Đức Thắng được phân công làm tổ trưởng thảo luận.


Cẩm Nhung - Thanh Tuân - Trường Sơn

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long