{title}
{publish}
{head}
Mặc dù tỉnh chưa có số liệu thống kê cụ thể về lao động nằm trong độ tuổi trẻ em, song với số lượng trẻ có hoàn cảnh đặc biệt đông, nguy cơ dẫn đến việc các em phải lao động kiếm sống, phụ giúp gia đình là điều khó tránh khỏi. Vì vậy, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định pháp luật.
Học sinh Trường Phổ thông Liên cấp Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị hào hứng tham gia trả lời câu hỏi về lao động trong chuyên đề “Khám phá thế giới nghề nghiệp” -Ảnh: T.N
Vào tháng 5/2024, chuyên đề “Khám phá thế giới nghề nghiệp” tại Trường Phổ thông liên cấp Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị thu hút đông đảo học sinh khối trung học cơ sở của trường tham gia. Hoạt động này không chỉ giúp học sinh tìm hiểu về các ngành, nghề khác nhau; thuận lợi, khó khăn của một số nghề phổ biến mà còn giúp các em nắm được thông tin cần thiết về nghề nghiệp và pháp luật lao động. Qua đó góp phần phân luồng học sinh, hạn chế học sinh bỏ học tham gia lao động trái quy định pháp luật.
Có thể nói, với hệ thống giáo dục ngày càng hoàn chỉnh, phát triển đủ các cấp học, bậc học nên tỉ lệ huy động học sinh đến trường hàng năm ở các địa phương trong tỉnh đều tăng, số học sinh bỏ học giảm.
Đây là điều kiện quan trọng góp phần phòng ngừa lao động trẻ em. Thời gian qua, ngành giáo dục và đào tạo cũng tổ chức nhiều hoạt động cung cấp thông tin, kiến thức, kỹ năng về phòng ngừa lao động trẻ em cho học sinh, giáo viên; hỗ trợ học sinh có nguy cơ trở thành lao động trẻ em được tiếp cận giáo dục phổ thông, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, nhận thức, hiểu biết về chính sách, pháp luật lao động hạn chế... là những nguyên nhân chính khiến một số trẻ em phải lao động kiếm sống. Theo số liệu của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH), toàn tỉnh hiện có trên 187.000 trẻ em dưới 16 tuổi (chiếm 29,5% dân số).
Trong đó có trên 36.000 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (3.484 em có hoàn cảnh đặc biệt, 32.877 em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt). Đa phần các em thuộc gia đình hộ nghèo, cận nghèo nên nhiều em lao động kiếm sống và phụ giúp gia đình ở các lĩnh vực như nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, cơ sở dịch vụ thương mại...
Để phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái pháp luật, từ năm 2021, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch triển khai chương trình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em trái quy định pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Kế hoạch đặt ra 3 mục tiêu chính là: phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp trẻ em lao động trái quy định của pháp luật và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em; truyền thông về phòng ngừa và giảm thiểu lao động trẻ em; đào tạo, tập huấn về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
Theo đó, tỉnh phấn đấu đến năm 2025: giảm tỉ lệ lao động trẻ em và người chưa thành niên từ 5 - 17 tuổi xuống 2,9%; 100% trẻ có nguy cơ, lao động trẻ em và trẻ em bị mua bán vì mục đích bóc lột sức lao động khi có thông báo được hỗ trợ, can thiệp kịp thời, được quản lý, theo dõi; trên 90% trẻ em có nguy cơ, lao động trẻ em được tiếp cận giáo dục phổ thông và đào tạo nghề phù hợp; 90% cán bộ, giáo viên trong các cơ sở giáo dục, cơ sở nuôi dưỡng trẻ em, 80% cha mẹ, người chăm sóc trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; 80% trẻ em được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em; 90% doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã, hộ gia đình trong các làng nghề được cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao lao động trẻ em...
Sở LĐ,TB&XH đã có hướng dẫn, triển khai các tiêu chí xác định lao động trẻ em và người chưa thành niên lao động trái quy định pháp luật. Đó là trẻ em từ 5 tuổi đến dưới 13 tuổi, tham gia từ 1 giờ trở lên vào bất kỳ ngày nào trong tuần tham chiếu hoặc từ 5 giờ trở lên trong cả tuần tham chiếu đối với bất kỳ công việc và hoạt động kinh tế nào (trừ các công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực và nhân cách của người chưa đủ 13 tuổi và phải có sự đồng ý của Sở LĐ,TB&XH theo quy định tại Thông tư số 09/TTBLĐTBXH ngày 12/11/2020 của Bộ LĐ,TB&XH); làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
Trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi, tham gia từ 4 giờ trở lên vào bất kỳ ngày nào trong tuần tham chiếu hoặc từ 20 giờ trở lên trong cả tuần tham chiếu; làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm. Trẻ em và người chưa thành niên từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, tham gia từ 8 giờ trở lên vào bất kỳ ngày nào trong tuần tham chiếu hoặc từ 40 giờ trở lên trong cả tuần tham chiếu đối với bất kỳ công việc và hoạt động kinh tế nào; làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm (trừ trường hợp người từ đủ 15 đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm trong một số nghề, công việc theo danh mục quy định tại Thông tư số 09). Trẻ em và người chưa thành niên tham gia công việc thuộc danh mục công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi theo quy định tại Điều 147, Bộ luật Lao động 2019 và Thông tư số 09.
Hiện nay, Sở LĐ,TB&XH cũng đang chủ trì xây dựng cơ chế phối hợp liên ngành với một số cơ quan, đơn vị trong phòng ngừa, giảm thiểu tình trạng lao động trẻ em trên địa bàn. Từ đó tạo cơ sở để tiếp tục tăng cường truyền thông, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm và nâng cao năng lực của chính quyền các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em.
Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về lao động đối với lứa tuổi trẻ em; xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Đồng thời xây dựng mô hình phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em phù hợp tình hình thực tế, nhất là ở địa bàn, ngành nghề có trẻ em tham gia lao động hoặc có nguy cơ phát sinh lao động trẻ em.
Thủy Ngọc
QTO - Nhiều năm qua, bằng sự nỗ lực của mình, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Đakrông đã khẳng định vị trí, vai trò là cầu nối quan...
QTO - Để góp vào nội dung kịch bản một dự án phim truyền hình về sức trường tồn của những làng quê Việt, tôi có dịp về lại thôn Tân Minh, xã Gio Mai, huyện...
QTO - NGUYỄN ANH TÀI (sinh năm 1999), một họa sĩ trẻ đến từ Phường 5, TP. Đông Hà vừa được trao giải Nhất tại Lễ trao giải và khai mạc triển lãm các tác...
QTO - Hướng đến Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Trị lần thứ IV năm 2024, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Báo Quảng Trị chủ trì, phối hợp với...
QTO - Nhiều thửa đất bị chồng lấn ranh giới; nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được cấp không có số tờ bản đồ và số thửa; nhiều sổ đỏ cấp sai...
QTO - Theo thông tin từ Trường Đại học Khoa họa tự nhiên (VNUHCM) và Đại học Công nghệ thông tin (UIT) thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, sinh viên...
QTO - Công tác chăm sóc sức khỏe, hiến máu nhân đạo, tham gia phòng ngừa ứng phó thảm họa là những hoạt động nhân đạo nổi bật của Hội Chữ thập đỏ thị xã...
QTO - Phường 2, thị xã Quảng Trị nhiều năm liền có chỉ số cải cách hành chính (CCHC) đạt loại tốt. Đơn vị luôn ứng dụng nhiều sáng kiến để hiện đại hóa...
QTO - Cách đây tròn 50 năm, một năm sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết (ngày 27/1/1973), tại Đội 4,...
QTO - Chỉ sau một thời gian ngắn ra đời, mô hình “Tiếng trống học bài” ở xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa được đông đảo học sinh, phụ huynh ở địa phương hưởng...
QTO - Từ tháng 9 - 11/2024, lực lượng công binh Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị đã trực tiếp xử lý, di dời và hủy nổ thành công 5 quả bom từ...
QTO - Huyện Triệu Phong có 42 trường học trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), trong đó 18 trường mầm non, 7 trường tiểu học, 11 trường tiểu...