{title}
{publish}
{head}
Nhiều thửa đất bị chồng lấn ranh giới; nhiều giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) được cấp không có số tờ bản đồ và số thửa; nhiều sổ đỏ cấp sai vị trí và trên thửa đất đang có nhiều người sử dụng... đó là thực trạng ở hai thôn Pire 1 và thôn Pire 2 của xã A Bung, huyện Đakrông khiến 695 hồ sơ đất đai không đủ điều kiện cấp sổ đỏ. Thực tế này khiến nhiều người dân gặp khó khăn, nhất là các thủ tục về đất đai để vay vốn hoặc chuyển nhượng.
Phóng viên Báo Quảng Trị trao đổi với người dân thôn Pire 1 -Ảnh: Q.H
Trên 1 thửa đất có đến 9 hộ sử dụng
Chủ tịch UBND xã A Bung Hồ Văn Hiền cho biết, năm 2020, thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-CP của Chính phủ về việc xác định địa giới hành chính giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và tỉnh Quảng Trị tại khu vực do lịch sử để lại, hai thôn Pire 1 (Thôn 6), thôn Pire 2 (Thôn 7) của xã Hồng Thủy, huyện A Lưới đã được bàn giao lại cho xã A Bung, huyện Đakrông quản lý.
“Hai thôn này rất khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo cao. Từ khi giao về cho A Bung quản lý, hai thôn được chính quyền từ tỉnh, huyện đến xã rất quan tâm, ưu ái. Đặc biệt về đầu tư cơ sở hạ tầng, xã tập trung dồn cho hai thôn để ổn định tâm lý người dân”, ông Hiền nói.
Tuy nhiên theo ông Hiền, trong quá trình thực hiện công tác lập hồ sơ cấp sổ đỏ mới cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn hai thôn Pire 1 và Pire 2, các đơn vị và xã A Bung gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.
Theo đó, nhiều chủ sử dụng đất đã được UBND huyện A Lưới cấp sổ đỏ trước đây khi đo đạc lại có vị trí không đúng với thực tế sử dụng, nhiều thửa đất bị chồng lấn ranh giới (được cấp sổ tại vị trí này nhưng sử dụng qua vị trí khác, chồng chéo nhau).
Nhiều trường hợp tự tách thửa, tặng cho, chuyển nhượng, thừa kế nhưng chưa làm thủ tục theo quy định. Có nhiều sổ đỏ được cấp không có số tờ bản đồ và số thửa (trên giấy ghi số tờ, số thửa là số 0), do đó không có cơ sở để đối chiếu rà soát.
Có nhiều sổ đỏ đất nông nghiệp được UBND huyện A Lưới cấp sai vị trí và trên thửa đất đó hiện nay rất nhiều người sử dụng.
Cụ thể, số sổ đỏ đã cấp trước đây sai vị trí là 44 sổ. Ví dụ, thửa đất 429, tờ bản đồ số 3 đã được UBND huyện A Lưới cấp cho ông Hồ Văn Khít nhưng khi đo đạc lại thì thửa đất đó ông Khít không sử dụng mà trên thửa đất đó có 8 hộ khác sử dụng.
Thôn Pire 1 có 118 hộ với 462 nhân khẩu. Thôn Pire 2 có 141 hộ với 586 nhân khẩu. Về hồ sơ đất đai vướng không làm được sổ đỏ, thôn Pire 1 có 198 hồ sơ (trong đó, đất ở cấp đổi 33 hồ sơ, đất ở cấp mới 11 hồ sơ, đất nông nghiệp cấp đổi 39 hồ sơ, đất nông nghiệp cấp mới 115 hồ sơ), thôn Pire 2 có 497 hồ sơ (trong đó, đất ở cấp đổi 17 hồ sơ, đất nông nghiệp cấp đổi 22 hồ sơ, đất nông nghiệp cấp mới 458 hồ sơ). |
Trong khi đó, sổ đỏ đã cấp trước đây nay đo lại bị chồng lấn ranh giới là 79 sổ. Ví dụ, thửa đất 34, tờ bản đồ số 11 đã được UBND huyện A Lưới cấp cho ông Hồ Đức Hồng với diện tích 1.747,4 m2 nhưng khi đo đạc lại thì thửa đất đã thay đổi ranh giới chồng lấn lên các thửa lân cận và diện tích tăng lên 3.298 m2 , nên cũng không đủ điều kiện để trình cấp đổi.
Số sổ đã cấp trước đây một thửa giờ đo lại đã chia ra nhiều thửa, thiếu thủ tục cho tặng là 240 sổ. Ví dụ thửa đất 45, tờ bản đồ số 4 đã được UBND huyện A Lưới cấp cho Nguyễn Thị Hoa (Kăn Sim) nhưng khi đo đạc lại thì thửa đất đã được tách ra cho 3 người con và đã làm nhà nhưng thiếu thủ tục cho tặng.
Một vướng mắc khác là các thửa đất được các hộ sử dụng nhiều năm nhưng khi lập hồ sơ trình huyện thì nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ nên không cấp sổ đỏ được 160 hồ sơ...
Người dân và chính quyền đều gặp khó
Theo ông Hồ Văn Hiền, khó khăn lớn nhất của người dân là làm nhà ở. Liên quan đến Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021-2030 mỗi hộ được hỗ trợ 40 triệu đồng để làm sổ đỏ đất ở. Nhưng người dân hai thôn này đang vướng chưa làm được sổ đỏ nên không nhận được khoản hỗ trợ này. “Không hưởng được khoản này nên chuyển sang hướng chuyển đổi nghề để mỗi hộ được hỗ trợ 10 triệu đồng. Bà con rất thiệt thòi”, ông Hiền nói.
Đơn cử như trường hợp của A Óc (sinh năm 1988) ở thôn Pire 1. Vợ chồng Óc được mẹ chia cho mảnh đất cạnh bên để xây nhà. Do đất của mẹ Óc bị vướng mắc nên chưa làm được sổ đỏ khiến phần đất Óc được mẹ cho tặng chưa làm được sổ đỏ nên Óc không nhận được khoản hỗ trợ 40 triệu đồng làm sổ đỏ đất ở, mà chỉ nhận được khoản hỗ trợ xây nhà ở 40 triệu đồng.
Ngoài ra, xã đang hướng dẫn hồ sơ để A Óc nhận thêm được 10 triệu đồng hỗ trợ chuyển đổi nghề. “Có sổ đỏ thì vợ chồng tôi sẽ được nhận hỗ trợ 80 triệu đồng. Nếu có số tiền đó, vợ chồng tôi đỡ đi rất nhiều, giờ phải vay mượn người thân để hoàn thiện ngôi nhà”, Óc chia sẻ.
Khó khăn tiếp theo của người dân các thôn Pire 1, Pire 2 là làm thủ tục vay vốn để sản xuất, phát triển kinh tế. Nhiều ngân hàng yêu cầu thế chấp sổ đỏ nhưng người dân chưa có nên không có cơ sở để vay. Người dân muốn chuyển nhượng, mua bán, tặng cho đất đai của mình cũng không thể thực hiện.
Vợ chồng Hồ Văn Bao (sinh năm 1995) ở thôn Pire 2 rất quyết tâm phát triển kinh tế gia đình nhưng không có vốn. Chưa có sinh kế, hằng ngày Bao đi làm thuê để kiếm tiền về lo cuộc sống cho vợ và hai đứa con.
“Chúng tôi muốn vay vốn để mua vài con bò chăn nuôi, phát triển kinh tế gia đình nhưng không thế chấp được đất đai vì chưa có sổ đỏ. Bây giờ chỉ biết làm thuê cho người ta mà thôi”, vợ Bao - chị Hồ Thị Hậu chia sẻ.
Trong khi đó, chính quyền xã A Bung cũng gặp phải nhiều khó khăn trong việc giải quyết các vụ tranh chấp đất đai của người dân ở hai thôn này. “Không xác định được ranh giới các mảnh đất thì lấy đâu ra cơ sở để xã hòa giải các vụ tranh chấp đất đai của người dân. Thế nên, chúng tôi chỉ có thể hòa giải bằng vận động, tuyên truyền người dân. Mới đây, xã hòa giải thành công vụ tranh chấp giữa hộ ông Hồ Văn Tả và Hồ Văn An bằng cách này”, ông Hồ Văn Hiền thông tin.
Theo ông Hiền, những vướng mắc hiện nay của người dân hai thôn Pire 1 và Pire 2 vượt thẩm quyền giải quyết của xã A Bung. Vì thế, xã đã có báo cáo gửi các cấp thẩm quyền sớm chỉ đạo và hướng giải quyết để sớm tháo gỡ cho người dân.
Quang Hải
QTO - Nhiều năm qua, bằng sự nỗ lực của mình, những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Đakrông đã khẳng định vị trí, vai trò là cầu nối quan...
QTO - Để góp vào nội dung kịch bản một dự án phim truyền hình về sức trường tồn của những làng quê Việt, tôi có dịp về lại thôn Tân Minh, xã Gio Mai, huyện...
QTO - Theo thông tin từ Trường Đại học Khoa họa tự nhiên (VNUHCM) và Đại học Công nghệ thông tin (UIT) thuộc Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, sinh viên...
QTO - Công tác chăm sóc sức khỏe, hiến máu nhân đạo, tham gia phòng ngừa ứng phó thảm họa là những hoạt động nhân đạo nổi bật của Hội Chữ thập đỏ thị xã...
QTO - Phường 2, thị xã Quảng Trị nhiều năm liền có chỉ số cải cách hành chính (CCHC) đạt loại tốt. Đơn vị luôn ứng dụng nhiều sáng kiến để hiện đại hóa...
QTO - Cách đây tròn 50 năm, một năm sau khi Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được ký kết (ngày 27/1/1973), tại Đội 4,...
QTO - Chỉ sau một thời gian ngắn ra đời, mô hình “Tiếng trống học bài” ở xã Tân Thành, huyện Hướng Hóa được đông đảo học sinh, phụ huynh ở địa phương hưởng...
QTO - Từ tháng 9 - 11/2024, lực lượng công binh Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh Quảng Trị đã trực tiếp xử lý, di dời và hủy nổ thành công 5 quả bom từ...
QTO - Huyện Triệu Phong có 42 trường học trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), trong đó 18 trường mầm non, 7 trường tiểu học, 11 trường tiểu...
QTO - Năm nay, mùa hiến chương dường như đến sớm hơn đối với thầy Nguyễn Đắc Nhật Tân (sinh năm 1991), giáo viên Tổng phụ trách Đội Trường Tiểu học và THCS...
QTO - Sau khi quyết định đổi tên Đảng ủy xã Pa Nang thành Ba Nang, Ban Thường vụ Huyện ủy Đakrông, tỉnh Quảng Trị đã chỉ đạo UBND huyện, các đơn vị trong...
QTO - Hệ thống xử lý nước thải ngừng hoạt động, hoạt động không hết công suất khiến nguồn nước, bầu không khí trở nên ô nhiễm nghiêm trọng là thực trạng...