
{title}
{publish}
{head}
Theo báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2008 của Thanh tra Chính phủ, từ 1/10/2007 đến 31/8/2008, cả nước đã phát hiện 379 vụ việc tham nhũng (giảm 14 % số vụ so với cùng kỳ năm trước); trong đó đã khởi tố điều tra 284 vụ án với 622 bị can về các tội danh tham nhũng. Viện KSND các cấp đã truy tố 362 vụ, 921 bị can. TAND các cấp đã xét xử sơ thẩm 286 vụ án, 692 bị cáo. Tổng giá trị tài sản bị tham nhũng phát hiện được là 132,2 tỷ đồng, 48,3 ha đất; đã thu giữ, phong tỏa được tiền, tài sản trị giá 46,4 tỷ đồng; xử lý, thu hồi được 48,3 ha đất. Rõ ràng, nhờ quyết tâm PCTN nên số vụ tham nhũng có giảm so với cùng kỳ năm trước, nhưng tham nhũng vẫn là vấn nạn nhức nhối, đòi hỏi phải có những giải pháp quyết liệt để ngăn chặn, loại trừ, làm lành mạnh đời sống xã hội. Đối với tỉnh Quảng Trị, sau khi Ban chỉ đạo PCTN được thành lập và đi vào hoạt động đã quan tâm chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị tuyên truyền sâu rộng Luật PCTN trong cán bộ, công nhân viên chức và nhân dân, lồng ghép tuyên truyền Luật vào các buổi sinh hoạt chi bộ nhằm giáo dục cán bộ, đảng viên nghiêm túc thực hiện. UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND về quy định trình tự thủ tục giải quyết khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân thuộc quyền của Chủ tịch UBND tỉnh. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức đã thực hiện công khai minh bạch trong các hoạt động; xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, quy chế dân chủ cơ sở của cơ quan, đơn vị mình để thực hiện các hoạt động công khai tài chính ngân sách, mua sắm tài sản công, xây dựng cơ bản. Ngoài ra, các nội dung công khai quản lý dự án, quản lý doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp cũng được thực hiện nghiêm túc theo đặc thù mỗi đơn vị. Nhìn chung, việc duy trì thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng có tác dụng tích cực. Đến nay, đã có 240 cơ quan, tổ chức, đơn vị từ xã đến tỉnh đã nộp bản kê khai tài sản. Các đơn vị sự nghiệp, hành chính, doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp cổ phần, các xã, phường, thị trấn, các ngành có liên quan đến việc giải quyết thủ tục hành chính đã thực hiện cơ chế "một cửa"; chăm lo quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kế cận, thực hiện phân cấp quản lý tài chính và ngân sách theo hướng tăng tính chủ động, tăng thẩm quyền và chịu trách nhiệm trước cấp trên. Các cơ quan chuyên môn tiếp tục hoạt động rà soát, ban hành các văn bản về PCTN, lãng phí. Các cơ quan, đơn vị đã tổ chức triển khai quán triệt quy tắc ứng xử cho CBCNV, trong đó các đơn vị trực tiếp làm việc với nhân dân đều xây dựng quy tắc đạo đức nghề nghiệp của ngành và công khai để nhân dân tham gia, giám sát. Ban chỉ đạo PCTN tỉnh đã chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị chức năng phát hiện và xử lý tham nhũng trong công tác kiểm tra, thanh tra, điều tra, kiểm sát, xét xử. Trong quý III/2008, các đơn vị trong tỉnh đã tiến hành 26 cuộc thanh tra, kiểm tra; đã tiếp 4 lượt công dân đến phản ảnh, kết luận 5 thư tố cáo, khiếu nại...Những hoạt động bước đầu của Ban chỉ đạo PCTN tỉnh trong việc chỉ đạo các biện pháp phòng ngừa tham nhũng đã tạo lập niềm tin về việc ngăn chặn có hiệu quả nạn tham nhũng trên địa bàn. Tuy nhiên, để thực hiện tốt công tác PCTN, trách nhiệm không chỉ là của cơ quan chuyên trách mà cần đề cao vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, trong đó có vai trò quan trọng của MTTQVN tỉnh, báo chí, doanh nghiệp, hiệp hội nghề trong phối hợp thực hiện. Các gương người tốt- việc tốt, những mặt trái xã hội cần được thông tin hai chiều, giúp Ban chỉ đạo PCTN nắm chắc và xử lý kịp thời; đặc biệt là sự tăng cường giám sát cộng đồng, giúp ngăn ngừa, phát hiện các biểu hiện vi phạm trong xây dựng các công trình ở nông thôn... Cùng với việc tuyên truyền, phổ biến về pháp luật PCTN, công tác nắm bắt thông tin, có biện pháp ngăn chặn các hành vi tiêu cực ngay từ khi mới manh nha để xử lý kịp thời có tác dụng quan trọng. Mặt khác, cần có cơ chế để bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng để động viên cán bộ, công nhân viên và nhân dân tham gia PCTN. Trên bình diện cả nước, không thể phủ nhận nỗ lực của các cơ quan chức năng thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc ngăn chặn và loại trừ tham nhũng ra khỏi đời sống xã hội, nhưng như nhận định của nhiều đại biểu Quốc hội trong kỳ họp thứ 4 (khóa XII) vừa qua là hiệu quả công tác PCTN vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ và đòi hỏi của nhân dân. Việc xây dựng thể chế về PCTN còn có sơ hở, thiếu đồng bộ; một số cơ chế tính khả thi chưa cao, chưa phù hợp; tổ chức của bộ máy chỉ đạo về PCTN chưa được kiện toàn; việc kê khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức thực hiện còn chậm; chất lượng và tính trung thực, chính xác của việc kê khai chưa cao; hiệu quả phát hiện và việc xử lý tham nhũng cũng chưa nghiêm minh... Mới đây, Chính phủ đã đưa ra Dự thảo chiến lược PCTN đến năm 2020 với mục tiêu là ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, loại bỏ dần các cơ hội, điều kiện phát sinh tham nhũng, ngăn chặn tình trạng thiếu minh bạch, sơ hở trong quản lý, điều hành Nhà nước, tiêu cực trong các hoạt động của cơ quan công quyền, các hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao tính chuyên nghiệp trong các cơ quan thực thi pháp luật, phát huy vai trò giám sát của cộng đồng, đoàn thể... Theo đó, 5 nhóm giải pháp chủ yếu được đưa ra là: Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động công quyền; kiểm soát việc thực thi quyền lực Nhà nước, hoàn thiện chế độ công vụ, công chức, nâng cao chất lượng thực thi công vụ; hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế, xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh bình đẳng, công bằng, minh bạch; nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử trong phát hiện, xử lý tham nhũng; nâng cao nhận thức và phát huy vai trò của toàn xã hội trong PCTN. PCTN là một cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ, phức tạp. Vì vậy phải kiên trì, xác định đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là các cơ quan chuyên trách. Đồng thời, để đấu tranh PCTN có hiệu quả, phải tiến hành đồng bộ, thực hiện có hệ thống các giải pháp, trong đó coi trọng biện pháp phòng ngừa là trọng yếu, đi đôi với việc kiên quyết xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng. Đây là nhiệm vụ của Ban chỉ đạo PCTN các cấp và các cơ quan, tổ chức hữu quan cần tập trung chỉ đạo thực hiện để loại trừ tham nhũng ra khỏi đời sống xã hội, tạo lập niềm tin trong nhân dân để xây dựng một xã hội phát triển lành mạnh, bền vững. PHƯƠNG MINH
Chiều nay 11/4, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lê Quang Tùng chủ trì ...
Công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực được Đảng ta xác định là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, cấp bách trong công tác xây dựng Đảng, luôn thu ...
Ngày 31/8/2022, Thanh tra Chính phủ có văn bản thông báo điểm đánh giá công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN) năm 2020 của tỉnh Quảng Trị, đồng thời đề nghị ...
Chiều nay 31/10, Ban Chỉ đạo (BCĐ) Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh tổ chức phiên họp lần thứ 6. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Phó ...
Chiều nay 12/3, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lê Quang Tùng chủ trì ...
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực, những năm qua toàn tỉnh luôn coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo và ...
Chiều nay 11/1, UVTƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lê Quang Tùng chủ trì hội nghị tổng ...
Nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác phòng, chống tham nhũng (PCTN), tiêu cực, những năm qua, tỉnh Quảng Trị luôn coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo ...
QTO - Phát biểu tại Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “Chúng ta phải thực hiện một...
QTO - Giới trẻ đang có xu hướng lệ thuộc vào ChatGPT! Câu cảm thán này của nhiều người không có gì mới, bởi ngay từ khi ChatGPT xuất hiện với những tính...
Tính đến nay, 100% xã, phường, thị trấn trong tỉnh Quảng Trị đã có Ban giám sát đầu tư của cộng đồng (GSĐTCCĐ), đại đa số các Ban GSĐTCCĐ đều do Ban TTND có văn bản chính thức...
Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tồn tại từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài người. Nó là hành vi lợi dụng quyền của những người có chức, có quyền để chiếm dụng của cải của...
Vụ đông xuân năm 2008- 2009 đang đến gần, vụ này được dự báo là sản xuất trên nền nhiệt độ ấm hơn nhưng tổng lượng mưa toàn vụ lại lớn hơn TBNN nên có thể dự báo là điều kiện...
Ngày nay, trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN hội nhập sâu hơn về kinh tế, thị trường bán lẻ (TTBL) ngày càng có vai trò quan trọng, là động lực thúc đẩy kinh tế phát...
Thấy rõ tầm quan trọng của khâu tổ chức thực hiện, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng nếu ra nghị quyết là một thì khâu chỉ đạo tổ chức thực hiện (TCTH) phải là mười, hai mươi, ba...
Cách đây 10 năm, ngày 12/11/1998, trên cơ sở chủ trương của Bộ Chính trị và Hiệp định hợp tác Chính phủ hai nước Việt - Lào, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 219/QĐ-TTg về...