Cập nhật: Chủ nhật, 28/09/2008 | 15:32 GMT+7

Phân huỷ rơm rạ tại ruộng để làm phân bón

Hiện nay, cùng với việc ứng dụng các tiến bộ khoa học vào sản xuất, nhiều loại máy móc được đưa vào gặt và tuốt lúa. Sau khi gặt xong, nông dân tuốt lúa ngay tại đồng ruộng nên giảm được nhiều công sức trong việc vận chuyển lúa (chưa tuốt) về nhà tuốt. Vì thế, rơm rạ phần lớn để lại ngoài đồng

Phần lớn rơm rạ sau khi thu hoạch được nông dân để lại ngoài đồng ruộng
ruộng (chỉ một phần nhỏ được nông dân đưa về nhà để làm thức ăn cho gia súc về mùa đông). Phần rơm rạ ngoài đồng được người dân đốt thành tro. Đây là một việc làm không có lợi cho đồng ruộng bởi khi đốt rơm rạ, các chất hữu cơ trong rơm rạ và trong đất do nhiệt độ cao đã biến thành các chất vô cơ. Đốt rơm rạ còn làm cho đồng ruộng bị khô, chai cứng do một lượng nước khá lớn bị bốc hơi trong quá trình rơm rạ cháy, trong khi đó tình hình thiếu nước cho sản xuất thường xuyên xảy ra. Để sử dụng rơm rạ thành phân bón cho đồng ruộng, Viện Công nghệ sinh học đã áp dụng thành công phương pháp sản xuất phân bón từ rơm rạ tại ruộng bằng công nghệ vi sinh. Đây là một giải pháp thiết thực, hữu ích và hiệu quả kinh tế cao. Công nghệ này đã được triển khai thành công trên diện rộng ở các tỉnh phía Bắc từ năm 2004 đến nay. Áp dụng phương pháp này không chỉ giúp cho đồng ruộng tăng được độ phì nhiêu rất nhiều, giảm chi phí đầu tư, tăng thêm lợi nhuận trong sản xuất lúa mà còn giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường từ rơm rạ. Phương pháp xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ như sau: Sau vụ gặt, nông dân chỉ cần thu gom rơm rạ vào một góc ruộng, hòa chế phẩm vi sinh (sản phẩm vi sinh do Viện Công nghệ sinh học cung cấp) cùng với nước và phân NPK rồi tưới lên rơm rạ. Sau khi tưới chế phẩm sinh học che phủ rơm rạ bằng nilon hoặc lấy bùn trát kín thành đống lớn, chỉ sau 17- 25 ngày rơm rạ sẽ mủn ra và trở thành một loại phân bón rất tốt cho cây trồng. Số phân này chỉ cần san ra tại ruộng để tăng độ phì cho diện tích ruộng đó, không cần phải vận chuyển xa. Dùng bón lót trước khi trồng cây, loại phân này giúp giảm từ 20-30% lượng phân hóa học và làm tăng năng suất cây trồng từ 5-7%. Trần Anh Minh



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Dự án 8: Hành trình mang lại những đổi thay

Dự án 8: Hành trình mang lại những đổi thay
8 giờ trước

QTO - Bằng những giải pháp linh hoạt, sáng tạo, giai đoạn 2021 - 2025, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh Quảng Trị đã triển khai Dự án 8 đạt được nhiều kết...

Đổi mới tuyên truyền, nâng tầm hàng Việt

Đổi mới tuyên truyền, nâng tầm hàng Việt
9 giờ trước

QTO - Trước những chuyển biến nhanh chóng của thị trường tiêu dùng và xu thế hội nhập ngày càng sâu rộng, công tác tuyên truyền cuộc vận động (CVĐ) “Người...

Nông dân tích cực chăm sóc lúa hè-thu

Nông dân tích cực chăm sóc lúa hè-thu
9 giờ trước

QTO - Vụ hè- thu năm nay, toàn tỉnh gieo trồng 37.018ha lúa. Hiện, diện tích lúa trà đầu đang ở giai đoạn làm đòng, trà chính vụ đang ở giai đoạn đẻ nhánh...

Đường ra biển mùa này...

Đường ra biển mùa này...
10:15 tối Thứ 7

QTO - Ở Đồng Hới mùa này mà rủ nhau ra bờ kè biển Nhật Lệ, vừa thưởng thức thiên nhiên không mất tiền, vừa nhấm nháp hải sản tươi ngon thì hết “nước chấm”....

Đưa máy gặt vào thu hoạch mùa ở Hải Lăng

Đưa máy gặt vào thu hoạch mùa ở Hải Lăng
01:57 27/09/2008

Tại vùng trũng Hải Lăng, mặt bằng thấp hơn so với mặt biển nên đồng ruộng thường bị ngập úng mỗi khi có mưa to, nhất là hàng năm vào vụ hè thu dễ dẫn đến thất thu lớn do lũ lụt...

Hối hả vụ mùa

Hối hả vụ mùa
08:36 22/09/2008

Vụ hè thu năm nay, toàn tỉnh tăng diện tích lúa gần 3000 ha, ước đạt năng suất hơn 52 tạ/ha, riêng huyện Hải Lăng bình quân đạt trên 56 tạ/ha. Nhưng để niềm vui được mùa trọn...

Làm giàu từ lợi thế của quê hương

Làm giàu từ lợi thế của quê hương
03:01 22/09/2008

Những năm gần đây, với sự trợ giúp về nguồn vốn, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, xây dựng các mô hình trình diễn và hỗ trợ về giống loại vật nuôi, cây trồng, ở Hướng...

POWERED BY
Việt Long