Cập nhật:  GMT+7

Phấn đấu sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác bình quân đạt 1.200.000 m3/năm trong giai đoạn 2026 - 2030

UBND tỉnh Quảng Trị vừa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh.

Kế hoạch đặt ra mục tiêu phát triển bền vững nguồn cung nguyên liệu gỗ thông qua việc tổ chức thâm canh, mở rộng diện tích trồng rừng gỗ lớn để đảm bảo chủ động cung cấp nguyên liệu, góp phần nâng cao năng suất, giá trị của rừng trồng và giá trị gia tăng của ngành chế biến gỗ.

Phấn đấu sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác bình quân đạt 1.200.000 m<sup>3</sup>/năm trong giai đoạn 2026 - 2030

Phấn đấu sản lượng gỗ nguyên liệu khai thác giai đoạn đến 2025 bình quân khai thác đạt 1.000.000 m3/năm, giai đoạn 2026 - 2030 bình quân khai thác đạt 1.200.000 m3/năm; đảm bảo gỗ và sản phẩm gỗ có sử dụng nguồn nguyên liệu gỗ hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của thị trường tiêu dùng nội địa và hướng đến xuất khẩu.

Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất nông, lâm, ngư kết hợp hiệu quả, bền vững trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trong tỉnh gắn với phát huy có hiệu quả tri thức bản địa nhằm nâng cao giá trị gia tăng từ rùng, tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ.

Phát triển dịch vụ môi trường rừng trên cơ sở các quy định của Nhà nước và điều kiện thực tế của địa phương; quản lý, sử dụng có hiệu quả nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng đảm bảo phù hợp với quy định của pháp luật.

Triển khai hiệu quả dịch vụ hấp thụ và lưu giữ các-bon của rừng và giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh trên địa bàn theo quy định; phấn đấu mức tăng nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng đạt mức bình quân cả nước, khoảng 5%/năm.

Cùng với đó, p​​​​​​hát triển các hoạt động du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí bền vững, tập trung tại các địa bàn có rừng, có tài nguyên và tiềm năng du lịch. Quản lý, phát triển, khai thác và sử dụng bền vững các loài lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu dưới tán rừng.

Xây dựng, thực hiện việc phát triển lâm sản ngoài gỗ, cây dược liệu hướng đến liên kết phát triển theo chuỗi giá trị, từ sản xuất, thu mua, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm nhằm nâng cao giá trị cho các loài lâm sản ngoài gỗ, dược liệu.

Ngọc Trang


Ngọc Trang

 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết

POWERED BY
Việt Long