
{title}
{publish}
{head}
QTO - Phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới (NTM), Hội Nông dân huyện Cam Lộ có nhiều cách làm hay, sáng tạo, động viên hội viên nông dân đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
Làng quê nông thôn mới huyện Cam Lộ -Ảnh: N.T.H
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cam Lộ Nguyễn Văn Việt cho biết, điểm nhấn trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện mục tiêu xây dựng NTM của các cấp hội nông dân huyện là phương châm “5 có”: có xây dựng kế hoạch cụ thể; có công trình phần việc cụ thể; có địa chỉ cụ thể; có người phụ trách cụ thể và có kết quả hiện hữu.
Trong công tác tuyên truyền, vận động, hội nông dân huyện đã chuyển từ hình thức tuyên truyền bằng hội họp, hội nghị sang trực quan sinh động như tổ chức cho cán bộ, hội viên tham quan mô hình trong và ngoài huyện để trao đổi kinh nghiệm áp dụng vào địa phương mình. Lấy kết quả đạt được làm thước đo đánh giá hiệu quả công tác tuyên truyền vận động, tạo chuyển biến rõ rệt, mang lại hiệu quả thiết thực.
Xác định tiêu chí thu nhập là nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt, các cấp hội nông dân toàn huyện đã quan tâm đến công tác hỗ trợ cho nông dân như: khoa học kỹ thuật, vốn, cung ứng thiết bị, vật tư nông nghiệp. 100% hội cơ sở đều huy động được Quỹ Hỗ trợ Nông dân và tín chấp vay vốn với các ngân hàng để hỗ trợ cho hội viên đầu tư phát triển sản xuất, thực hiện các mô hình kinh tế. Với sự hỗ trợ của các cấp hội nông dân, có 3.477 hộ đạt danh hiệu hộ nông dân SX-KD giỏi các cấp, tăng 792 hộ so với năm 2018. Trong 5 năm 2018-2023 đã có 86 hộ hội viên nông dân thoát nghèo bền vững, góp phần giảm tỉ lệ hộ nghèo của huyện còn 2,62%, hộ cận nghèo còn 4,13%.
Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Nghị quyết số 02-NQ/HU, ngày 5/5/2021 của BCH Đảng bộ huyện Cam Lộ về “xây dựng huyện Cam Lộ đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu”, hằng năm Hội Nông dân huyện Cam Lộ tổ chức tuyên truyền sâu rộng đến 100% cán bộ, hội viên nông dân về mục đích, ý nghĩa, chủ trương của Đảng, chính sách đầu tư của Nhà nước, của huyện về xây dựng NTM; tham gia giám sát quá trình tổ chức thực hiện xây dựng NTM theo quy hoạch; tích cực tham gia các chương trình phát triển kinh tế nông thôn, góp phần phát triển sản xuất, tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững và phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp, nông thôn.
Đồng thời, vận động hội viên nông dân thực hiện chủ trương của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; tuyên truyền cho hội viên, nông dân toàn huyện tham gia xây dựng NTM gắn với thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Hằng năm, 100% số hộ gia đình hội viên nông dân đăng ký gia đình văn hóa, đến cuối năm 2022 số hộ đạt gia đình văn hóa là 6.752 hộ, tỉ lệ 100%.
Đường vào làng Tân Xuân 1 - Ảnh: N.T.H
Bên cạnh đó, các cấp hội nông dân tích cực vận động cán bộ, hội viên nông dân thực hiện Kế hoạch số 38-KH/HU, ngày 6/7/2017 của Ban Thường vụ Huyện ủy Cam Lộ về đẩy mạnh thực hiện các công trình, phần việc trọng tâm theo Chương trình hành động số 14 của BCH Đảng bộ huyện.
Trong 5 năm 2018-2023, toàn huyện xây dựng được 16 tuyến đường mẫu; đăng ký và xây dựng 108 vườn mẫu, cải tạo 186 vườn tạp; duy trì 80 tổ thu gom rác bảo vệ thực vật trên đồng ruộng, hiến trên 38.788 m2 đất, đóng góp 10.697 triệu đồng và 31.986 ngày công, làm mới và sửa chữa trên 61,6 km đường giao thông nông thôn và 46,3 km kênh mương nội đồng được kiên cố hóa, góp phần thực hiện mục tiêu “Đẹp từ nhà ra ngõ, sạch từ ngõ ra đường, ra đồng” và xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, xã nông thôn mới nâng cao.
Để xây dựng huyện NTM Cam Lộ trở thành những miền quê đáng sống, các cấp hội nông dân huyện Cam Lộ đã tập trung tuyên truyền, vận động nông dân xây dựng mô hình phát triển sản xuất gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và xây dựng NTM. Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của từng vùng, từng địa phương với các sản phẩm chủ lực có lợi thế cạnh tranh trên địa bàn huyện, đó là 6 cây và 2 con, gồm: lúa chất lượng cao, lạc, hồ tiêu, cao su, sắn nguyên liệu, gỗ FSC, bò lai, lợn và một số sản phẩm cây dược liệu đặc thù vùng.
Việc đưa cơ giới hóa vào sản xuất đồng bộ được áp dụng, bước đầu nông dân sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, Chương trình OCOP, sản xuất nông nghiệp hữu cơ...Hội viên, nông dân trên địa bàn huyện cũng tổ chức lại sản xuất theo hướng liên kết, sản xuất quy mô tập trung theo quy hoạch vùng, sản xuất theo hướng sản phẩm sạch, sản phẩm hữu cơ, phát triển cây dược liệu…, góp phần nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích. Những đóng góp của hội nông dân các cấp và hội viên đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp huyện Cam Lộ phát triển nhanh và bền vững.
Một góc nông thôn mới xã Cam Thành, huyện Cam Lộ - Ảnh: N.T.H
Với quan điểm xây dựng NTM có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, thời gian tới, bên cạnh tập trung cho phát triển kinh tế, các cấp hội nông dân huyện Cam Lộ tiếp tục quan tâm tuyên truyền, vận động hội viên nông dân có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc chung tay xây dựng cộng đồng, cảnh quan môi trường nông thôn.
Chủ tịch Hội Nông dân huyện Cam Lộ Nguyễn Văn Việt cho biết: “Mỗi cán bộ, hội viên, nông dân cần hiểu rõ sự nghiệp xây dựng NTM là sự nghiệp của toàn dân, trong đó hội viên, nông dân đóng vai trò chủ thể, vừa là lực lượng thực hiện vừa là người được thụ hưởng, để từ đó huy động được sức người, sức của toàn dân chung sức xây dựng NTM, phấn đấu đưa huyện Cam Lộ đạt huyện NTM nâng cao vào cuối năm 2023 và đạt chuẩn huyện NTM kiểu mẫu năm 2025”.
Thanh Hải
QTO - Thời gian qua, Công an tỉnh đã xây dựng kế hoạch và triển khai nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả nhằm góp sức cùng toàn tỉnh thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là tập trung vào việc thực hiện tiêu chí 19.2 về “Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên”. Từ đó góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.
QTO - Đến nay, huyện Cam Lộ đã trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Quảng Trị. Theo đánh giá của Ban chỉ đạo chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, huyện Cam Lộ có nhiều đóng góp thực tiễn về phương pháp, cách làm hay trong xây dựng nông thôn mới để làm cơ sở cho tỉnh vận dụng chỉ đạo thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn toàn tỉnh.
QTO - Với phương châm xây dựng nông thôn mới có điểm khởi đầu nhưng không có điểm kết thúc, sau khi được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới năm 2019, huyện Cam Lộ đã tập trung chỉ đạo xây dựng xã nông thôn mới kiểu mẫu; khu dân cư nông thôn mới, đô thị văn minh kiểu mẫu, hướng đến xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu. Đến nay, toàn huyện có 1 xã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới kiểu mẫu; 11/80 thôn, khu phố được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đô thị văn minh kiểu mẫu. Từ ...
QTO - Cùng với việc quản lý tốt nguồn thu, ngành Thuế tỉnh đã và đang chủ động phối hợp với các đơn vị, địa phương quyết liệt thực hiện đồng bộ nhiều giải...
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với nhiều biến động khó lường, xuất khẩu Việt Nam đã thể hiện sức chống chịu và khả năng bứt phá ấn tượng. 6 tháng đầu năm...
QTO - Xã Triệu Phong hiện có 2 cụm công nghiệp (CCN) là Ái Tử và Đông Ái Tử với hàng chục doanh nghiệp đang hoạt động ổn định. Bước sang giai đoạn mới, địa...
QTO - Thường xuyên cấu kết với các đầu nậu để chặt phá nhiều ha cây gỗ quý, tham gia bẫy, bắt các loài muông thú ở rừng Động Châu - khe Nước Trong...,...
QTO - Xã Tuyên Hóa được thành lập trên cơ sở hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và quy mô dân số của 4 xã: Tiến Hóa, Châu Hóa, Cao Quảng và Văn Hóa (huyện...
QTO - Sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Chi nhánh Quảng Trị vẫn duy trì được sự ổn định và hiệu quả trong hoạt...
QTO - Bằng kinh nghiệm và khả năng làm chủ các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nông dân huyện Hải Lăng cũ đã xây dựng vùng đất này trở thành vựa lúa của tỉnh....
QTO - Trong bối cảnh tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn, người dân thắt chặt chi tiêu đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các cửa hàng kinh doanh...