{title}
{publish}
{head}
QTO - Huyện Hướng Hoá có 14/21 xã, thị trấn thuộc vùng dân tộc thiểu số nên điều kiện dạy và học tại các địa phương này còn gặp rất nhiều khó khăn. Những năm qua, nhờ sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy đảng, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Quảng Trị, huyện Hướng Hoá đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về nâng cao chất lượng giáo dục, nhất là tăng cường cơ sở vật chất trường học, xóa phòng học mượn, học tạm và lớp ghép, từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
Những phòng học mới, kiên cố
Chúng tôi cùng cán bộ Phòng Giáo dục & Đào tạo (GD&ĐT) Hướng Hoá đến Trường TH&THCS Hướng Linh ở xã Hướng Linh, xã đặc biệt khó khăn của huyện. Theo ông Lê Minh Quốc, hiệu trưởng nhà trường, mới đây, các điểm Hoong và Miệt vừa được tỉnh, huyện bàn giao 6 phòng học mới kiên cố, nâng tổng số phòng học tại 5 điểm của trường lên 34 phòng. Tại điểm Hoong, năm học 2019-2020 có 84 học sinh cấp tiểu học được biên chế thành 5 lớp, từ lớp 1 đến lớp 5. Trước đây vì đang thiếu phòng học nên học sinh điểm trường này chỉ được học 1 buổi/ngày. Việc có thêm 6 phòng học mới này sẽ giúp nhà trường thuận lợi trong việc tổ chức dạy học 2 buổi/ ngày, đảm bảo triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới vào năm học 2020-2021 và thực hiện chương trình bán trú. Thầy Quốc chia sẻ, tuy khó khăn về cơ sở vật chất trường lớp, nhưng được sự quan tâm động viên của các cấp, ngành, nhà trường có thêm động lực để không ngừng cống hiến, phấn đấu, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, mong muốn học sinh vùng cao có tương lai tươi sáng hơn. Không riêng gì nhà trường, người dân thôn bản cũng cảm thấy ấm lòng vì con em họ ngày càng được quan tâm, chăm lo, tạo đầy đủ điều kiện để yên tâm học tập.
Điểm trường thôn Hoong của Trường TH&THCS Hướng Linh. Ảnh: Tú Linh |
Xã Thanh cũng là xã biên giới đặc biệt khó khăn của huyện Hướng Hoá. Dẫn chúng tôi thăm Trường Mầm non Thanh, Hiệu trưởng Nguyễn Thị Hồng cho biết, trường có 7 điểm trường với 16 lớp học và 313 cháu. Đây là một trong những trường còn khó khăn của huyện vì có nhiều điểm trường lẻ nằm ở vị trí cách trở, xa xôi, đường đi hiểm trở. Trước đây, nhiều điểm trường lẻ vẫn phải mượn tạm nhà sinh hoạt cộng đồng của các thôn để làm lớp học như các điểm trường thôn Tà Nua, Pa Lọ Vạc... Phòng học tạm và ghép lớp, học sinh ngồi học chen chúc. Trời nắng thì quá nóng, trời mưa thì thấm, dột khiến cả cô giáo và học sinh đều rất vất vả. Với điều kiện dạy và học như vậy nhưng các cô giáo vẫn kiên cường bám lớp, bám trường, không ngại gian khó, ngày ngày miệt mài ươm mầm tri thức cho học sinh vùng cao.
Đầu năm 2020, giáo viên và học sinh tại điểm trường Tà Nua vui mừng lần đầu tiên được học trong 2 phòng học mới, rộng rãi. Cùng với điểm Tà Nua, Pa Lọ Vạc cũng được đưa vào sử dụng 3 phòng học mới. Cô Hồng còn cho biết thêm, tại điểm trường Thanh 1, có 3 phòng học cho 3 lớp, trong đó 2 phòng được Tổ chức Tầm nhìn thế giới trao tặng cách đây 10 năm. Do số lượng học sinh tăng lên nên trường phải mượn tạm nhà sinh hoạt cộng đồng làm thêm một phòng học nữa và ghép lớp với 25 cháu thuộc độ tuổi lớp bé và lớp nhỡ. Hy vọng năm học tới đây, điểm trường Thanh 1 có thêm phòng học mới.
Tại điểm trường Húc Palu của Trường Mầm non A Túc ở xã Lìa, bên cạnh xã Thanh, đang giữa giờ học buổi sáng, tiếng hát của các em học sinh mầm non vang vang, hòa quyện cùng núi rừng ngân nga. Cô giáo Nguyễn Thị Huế, hiệu trưởng nhà trường cho biết, điểm trường Húc PaLu được tỉnh đầu tư xây dựng hai phòng học kiên cố, đưa vào sử dụng vào đầu năm 2020. Cùng với hai phòng học cũ, điểm trường này có 4 phòng học đủ chỗ cho 70 học sinh chia thành 4 lớp, từ lớp trẻ đến mẫu giáo lớn. Trước đó hàng chục năm, học sinh phải học trong phòng học dột nát, tạm bợ do sử dụng lại phòng bếp và nhà kho cũ. Cơ sở vật chất thiếu thốn đủ bề nên tỉ lệ học sinh đến trường cũng bị ảnh hưởng. Lần đầu có phòng học độc lập, kiên cố, có công trình nhà vệ sinh khép kín sạch sẽ, không chỉ giáo viên, học sinh mà mọi người dân trong thôn bản đều mừng vui, hạnh phúc. Biết có khách đến, các em học sinh lớp mẫu giáo lớn nhanh nhảu, lễ phép chào. Cô giáo Hồ Thị Thi chia sẻ, nhờ có phòng học khang trang, vệ sinh sạch sẽ, được các cô giáo trang trí đẹp mắt, cô trò có thêm động lực dạy dỗ và học tập, các cháu rất yêu thích đến trường.
Còn đó những khó khăn...
Phó Chủ tịch UBND huyện Hướng Hoá Phạm Trọng Hổ cho biết: Với đặc thù của một huyện miền núi, điều kiện dạy và học ở vùng sâu vùng xa của huyện còn gặp rất nhiều khó khăn. Điều đó đặt ra cho ngành GD&ĐT huyện phải luôn chủ động tìm cách khắc phục. Việc xây dựng trường lớp kiên cố và đồng bộ tại các xã vùng bản, nhất là các điểm trường lẻ, là điều không hề dễ dàng. Trước khi có đề án xóa phòng học tạm, học mượn của tỉnh, huyện đã đề ra nhiều giải pháp nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục như tổ chức các lớp học ghép, mượn nhà cộng đồng thôn bản để dạy học, hay tổ chức học tại các phòng học tạm… Sau đó tiến tới thay thế, xóa dần các phòng học mượn, tạm này bằng các phòng học kiên cố.
Huyện Hướng Hoá có tổng số phòng học mượn, học tạm cần xóa là 68 phòng (trong đó mầm non 32 phòng, tiểu học 27 phòng và trung học cơ sở 9 phòng). Qua hai năm thực hiện, đến nay, ngân sách tỉnh và huyện đã đầu tư hơn 22 tỉ đồng xây dựng và bàn giao 35 phòng học kiên cố cho các trường trên địa bàn, trong đó khối mầm non 18 phòng và khối tiểu học 17 phòng. Nhờ vậy mà số phòng học mới được xây dựng kiên cố tại huyện miền núi này ngày càng nhiều hơn. |
Năm 2018, huyện Hướng Hoá được đầu tư xây dựng 71 phòng học, trong đó có 16 phòng học bậc mầm non và 55 phòng học bậc tiểu học với tổng kinh phí trên 40 tỉ đồng. Sửa chữa trên 100 phòng học với tổng kinh phí trên 3 tỉ đồng. Ngoài ra, huyện cũng đã huy động các tổ chức, cá nhân hỗ trợ xây dựng 3 trường mầm non, một trường tiểu học tại các vùng đặc biệt khó khăn. Ngoài ngân sách địa phương, để tăng nguồn vốn xây dựng phòng học, nhiều năm qua huyện Hướng Hoá còn tích cực làm tốt công tác xã hội hóa, kêu gọi các tổ chức cá nhân trong và ngoài tỉnh, các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ trên 65 tỉ đồng trang bị các cơ sở vật chất, thiết bị trường học. Nhờ đó, cơ sở vật chất trường học vùng bản của huyện đã từng bước được nâng cấp và đồng bộ hóa, xóa dần phòng học mượn, tạm bợ, tiến tới đáp ứng đầy đủ hơn nhu cầu giảng dạy và học tập, tạo điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục.
Cô giáo Hồ Thị Thi và học sinh trong phòng học mới tại điểm trường Húc Palu thuộc Trường Mầm non xã Lìa. Ảnh: Tú Linh |
Theo Trưởng phòng GD&ĐT Hướng Hoá Nguyễn Văn Đức, tuy Đề án xóa phòng học tạm, học mượn của tỉnh ưu tiên cho Hướng Hoá rất nhiều nhưng đến đầu năm 2020, bên cạnh những kết quả về chất lượng giáo dục ngày càng được nâng lên thì ngành vẫn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất trường học. Không ít trường học đang xuống cấp; cơ sở vật chất của một số trường chưa đáp ứng được nhu cầu học 2 buổi/ngày cho học sinh.
Điều này làm cản trở không ít việc quản lý cũng như tổ chức các hoạt động giáo dục của các nhà trường. Ngành GD&ĐT Hướng Hoá đang đề xuất cấp trên tiếp tục tìm nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất trường học để tiến đến xóa hết phòng học mượn, tạm, lớp ghép, bảo đảm đủ phòng học cho học sinh để niềm vui đến trường của giáo viên và học sinh ngày một nhân lên. Tuy còn không ít khó khăn nhưng có thể nói rằng huyện Hướng Hoá đã rất nỗ lực trong việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường, lớp, xóa phòng học mượn, tạm, lớp ghép để mạng lưới trường lớp trên địa bàn huyện ngày càng hoàn thiện, khang trang hơn, cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học, từng bước nâng cao chất lượng giáo dục vùng cao biên giới.
Tú Linh
Sau hơn 3 năm thực hiện Nghị quyết số 72/2021/NQ-HĐND ngày 25/6/2021 của HĐND tỉnh Quảng Trị, tỉnh đã đầu tư xây dựng hệ thống trường, lớp học đạt kết quả tích ...
Thời gian qua, các cấp, ngành từ trung ương đến địa phương đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trường lớp học đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh nên chất lượng ...
Xác định kiên cố hóa trường, lớp học là điều kiện cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học. Những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng ngành Giáo dục và ...
Sáng nay 16/10, dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh Hồ Thị Thu Hằng, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh ...
Những năm qua, huyện Hướng Hóa luôn quan tâm huy động mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, bổ sung đội ngũ giáo viên để xây dựng trường học đạt ...
Thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học và các quy định liên quan đến tổ chức dạy học lớp ghép, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) vừa ban hành ...
Sáng nay 25/10, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội nghị tổng kết công tác xã hội hoá giáo dục về kiên cố hoá trường, lớp học và nhà công vụ cho ...
Thực hiện chương trình giáo dục phổ thông, đặc biệt với Chương trình giáo dục phổ thông 2018 (chương trình mới), giáo viên và học sinh thuộc mô hình lớp ghép ...
QTO - Để bảo vệ sự bình yên cho những cánh rừng, lực lượng quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh tạm gác lại niềm vui sum vầy bên gia đình ngày Tết, cần...
QTO - Anh bạn tôi lâu ngày về thăm quê nói: “Bạn hãy đưa tôi đến một làng quê có con đường chạy dài giữa bạt ngàn lúa thơm ngát, ở cạnh làng hoa rực rỡ....
Trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, mỗi ngày chúng ta đều nhận được những số liệu cập nhật về dịch bệnh, thì điều dễ nhận thấy chính là sự quan ngại trong...
Đã đến lúc chúng ta cần một “điểm tựa”?
QTO - Cam Thành là một xã nằm về phía Tây huyện Cam Lộ, địa bàn trải dọc theo Quốc lộ 9 với 16 khu dân cư, địa hình phức tạp, dân cư phân bổ không đều nên...
QTO - Thực hiện Quyết định số 281/QĐ-TTg, ngày 20/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh phong trào học tập trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm...
QTO - Được triển khai từ đầu năm 2020, các đợt ra quân chiến dịch “Truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia...
QTO - Trước tình hình bệnh bạch hầu có những diễn biến phức tạp, đặc biệt là sau khi trên địa bàn xuất hiện ca bệnh đầu tiên, ngành Y tế tỉnh Quảng Trị đã...