Cập nhật: Thứ 5, 22/09/2016 | 11:28 GMT+7

Niêm yết giá vẫn là câu chuyện dài

(QT) - Thời gian qua, tình trạng không niêm yết giá, nói thách vô tội vạ gần như trở thành chuyện thường ngày diễn ra ở các chợ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị. Thực tế ấy khiến chủ cửa hàng trở thành người “cầm trịch”, quyết định giá bán, còn khách vẫn phải giữ thói quen mặc cả nhiều bất lợi. Giá trong tay người bán Hiện nay, việc niêm yết giá diễn ra chủ yếu ở các siêu thị, trung tâm mua sắm, cửa hàng lớn… trên địa bàn tỉnh. Trong khi đó, tại hầu hết chợ, hàng hóa vẫn được bán dưới hình thức mặc cả. Thường xuyên đi chợ để mua sắm cho gia đình, chị Lê Thị Giang (trú tại thành phố Đông Hà) chia sẻ: “Nói thật, giá cả ở chợ chẳng biết đường nào mà lần, đặc biệt là với mặt hàng áo quần, giày dép... Nhiều khi chủ quầy “nhìn mặt nói thách” nên mình rất khó để mua hàng với giá cả chính xác, hợp lý”. Từ thực tế ấy, nhiều khách hàng truyền tai nhau bí quyết “nói cả, trả nửa” mỗi khi đi chợ. Tuy nhiên, họ vẫn thấp thỏm khi mua hàng bởi nếu trả giá ít hoặc không trả thì bị hớ, còn trả quá nhiều lại chứng kiến thái độ khó chịu, thậm chí bị chủ quầy chửi đổng.

Hàng hóa được niêm yết giá khiến người dân yên tâm hơn khi mua bán

Khác với chị Giang, theo thói quen, một số người đi chợ lại ít quan tâm đến giá cả niêm yết. Điều này làm người bán hàng “được đà” nâng giá sản phẩm lên cao. Thậm chí, có những hộ kinh doanh nâng giá sản phẩm lên hơn giá gốc từ 70 - 100%. Thế mới có chuyện, một số người trả giá xuống 2/3 mà chủ cửa hàng vẫn bán như thường. Bà Nguyễn Thị Phương Lan (trú tại thành phố Đông Hà) kể: “Cùng một chiếc áo nhưng mỗi khách hàng mua một giá, có khi chênh nhau cả trăm ngàn. Có lần, tôi và con gái đi mua áo ấm ở chợ Đông Hà. Chủ quán hô giá 1,1 triệu đồng nhưng con gái tôi chỉ trả 400 ngàn đồng. Sau một hồi kỳ kèo, chủ cửa hàng chấp nhận bán với giá 450 ngàn đồng. Mua rồi nhưng chúng tôi vẫn hồ nghi, chẳng biết mình còn bị hớ nhiều không?”. Trong khi đó, một thực tế khác lại diễn ra là một số cửa hàng niêm yết giá rõ ràng nhưng chủ và khách vẫn mua bán theo hình thức trả giá như thường. Điều này một phần xuất phát từ tâm lý khách hàng. Một chủ cửa hàng giày dép ở chợ Đông Hà cho biết: “Khách hàng thường kêu chủ tiệm giảm giá bán nếu không thì tìm mua ở quầy khác. Thế nên, mình phải nâng giá lên một chút để giảm hai, ba chục. Đây là cách để giữ khách trong thời buổi người khôn, của khó như hiện nay”. Dạo một vòng quanh các chợ trung tâm trên địa bàn, theo ghi nhận của chúng tôi, khá ít cửa hàng niêm yết giá công khai, trường hợp có cũng không thực hiện đúng quy định. Ở một số cửa hàng quần áo, hàng gia dụng, chủ quầy niêm yết giá theo hình thức đối phó để qua mắt lực lượng chức năng. Thông thường, bảng giá được ghi không rõ ràng, đã mờ mịt, in khổ rất nhỏ hoặc đặt ở vị trí khó thấy và chỉ niêm yết một bộ phận các mặt hàng bày bán. Riêng với mặt hàng thực phẩm tươi sống, gia vị thì hầu như không niêm yết giá. Theo các tiểu thương, giá cả những loại hàng hóa này thay đổi hàng ngày, thậm chí từng giờ. Trong khi đó, họ buôn bán hàng trăm mặt hàng, không thể suốt ngày chỉ ngồi ghi giá. Khó quản lý Bằng cách phớt lờ việc niêm yết giá, chủ cửa hàng trở thành người nắm giá cả trong tay. Vì thế, khi thị trường biến động, họ sẽ cho giá cả lên xuống dưới dạng “té nước theo mưa”. Có thời điểm giá xăng dầu tăng, các mặt hàng ở chợ dù không bị tác động trực tiếp hoặc đã được nhập về từ trước vẫn mặc nhiên tăng giá theo tâm lý đám đông. Khi chủ hộ kinh doanh “cầm trịch” về giá thì người tiêu dùng tất yếu chịu thiệt. Mặc dùcó quy định từ lâu nhưng việc niêm yết giá và bán hàng theo giá niêm yết tại các chợ vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Phần đông tiểu thương cho rằng, việc thực hiện niêm yết giá khá phiền phức trong bối cảnh giá cả thường xuyên thay đổi như hiện nay. Trong khi đó, các lô quầy tại chợ chủ yếu có quy mô nhỏ, giá trị hàng hóa không lớn. Ở nhiều quầy, hàng hóa lên đến vài trăm loại, có loại giá trị thấp nên chủ quầy ngại niêm yết. Riêng những gánh hàng rong hay người bán lẻ con cá, mớ rau thì việc niêm yết giá là điều… trái khoáy. Trong khi đó, bản thân nhiều khách hàng vẫn còn có tâm lý ưa mặc cả, trả giá. Họ chỉ đồng ý mua khi chủ cửa hàng chấp nhận giảm giá bán dù dăm ba ngàn. Điều này cũng góp phần làm thực trạng nói thách nảy sinh. Ngày 24/9/2013, Chính phủ ban hành Nghị định 109/2013/NĐ-CP về quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, trong đó nêu rõ mức xử phạt hành vi không niêm yết giá, niêm yết giá không rõ ràng, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Mới đây, Nghị định 49/2016/NĐ- CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 109/2013/ NĐ-CP chính thức có hiệu lực. Tuy nhiên, trên thực tế, cơ quan chức năng chủ yếu chỉ xử lý đối với các mặt hàng bình ổn không được người kinh doanh niêm yết giá theo quy định. Mức xử phạt cũng chỉ vài trăm ngàn đồng nên chưa mang tính răn đe. Về phần các mặt hàng “ngoài luồng” bình ổn giá, cơ quan chức năng thường chỉ kiểm tra, tuyên truyền, nhắc nhở mỗi khi phát hiện sai phạm. Bà Nguyễn Thị Mai, Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường cho biết: “Thời gian qua, Chi cục Quản lý thị trường đã tăng cường công tác chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở cơ sở kinh doanh chấp hành bán hàng theo giá niêm yết và niêm yết giá rõ ràng, không gây nhầm lẫn cho khách. Tuy nhiên, do hình thức xử phạt còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe nên một số cơ sở kinh doanh vẫn chưa chấp hành đúng. Bắt đầu từ đầu tháng 8/2016, Nghị định 49/2016/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định mức xử phạt hành chính về lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí và hóa đơn chính thức có hiệu lực. Để Nghị định đi vào cuộc sống, Chi cục Quản lý thị trường đã triển khai sâu rộng trong cán bộ, công chức. Bên cạnh đó, chúng tôi tập trung chỉ đạo các Đội Quản lý thị trường tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn, nhắc nhở bà con kinh doanh niêm yết giá và bán theo giá niêm yết. Thời gian tới, Chi cục Quản lý thị trường sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát công tác này và quyết xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm”. Bài, ảnh: TÂY LONG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Góp phần bình ổn giá
06:50 21/11/2023

Những năm qua, Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị đã góp phần không nhỏ trong kết nối tiêu thụ sản phẩm và phục vụ hàng hóa thiết yếu, đáp ứng ...

Giá các loại thực phẩm tăng nhẹ sau Tết
08:50 03/02/2025

Bắt đầu từ ngày 3/2 (tức ngày mồng 6 Tết), hầu hết các chợ, siêu thị, trung tâm thương mại trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã hoạt động trở lại với lượng ...

Quảng Trị - Điểm sáng về thu hút đầu tư

Quảng Trị - Điểm sáng về thu hút đầu tư
11:50 tối Thứ 5

QTO - Tận dụng những điều kiện thuận lợi về giao thương và phát triển kinh tế khu vực, tỉnh Quảng Trị đã và đang tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu...

Đặc trưng chợ nông sản vùng cao

Đặc trưng chợ nông sản vùng cao
04:23 22/09/2016

(QT) - Đã nhiều năm nay, người dân ở dọc quốc lộ 9, huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) quen thuộc với hình ảnh những phụ nữ Vân Kiều, Pa Kô gùi a chói bên trong chứa nhiều loại nông...

Đảm bảo an toàn lưới điện trong mùa mưa bão

Đảm bảo an toàn lưới điện trong mùa mưa bão
02:54 21/09/2016

(QT) - Công ty Điện lực Quảng Trị (PC Quảng Trị) quản lý, vận hành hệ thống đường dây và trạm biến áp phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Điều kiện địa hình của tỉnh...

Nghị lực của người phụ nữ vùng bán sơn địa

Nghị lực của người phụ nữ vùng bán sơn địa
02:48 21/09/2016

(QT) - Sinh ra và lớn lên ở xã Quảng Thọ, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình, chị Trần Thị Kiều Oanh vốn ham học, cần cù, chịu khó. Năm 1987, chị tốt nghiệp Trường Đại học Nông...

Khẩn trương cứu lúa bị ngập úng

Khẩn trương cứu lúa bị ngập úng
18:21 19/09/2016

(QT) - Gần đây, do ảnh hưởng của mưa lớn cục bộ nên nhiều địa phương trong tỉnh Quảng Trị xảy ra tình trạng lúa chưa kịp thu hoạch đã bị ngập úng. Những ngày qua, nông dân một...

Thời tiết

24°C - 32°C
Có mây, không mưa
  • 25°C - 32°C
    Có mây, không mưa
  • 25°C - 32°C
    Có mây, có mưa rào
POWERED BY
Việt Long