{title}
{publish}
{head}
Đáp lại sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự giúp đỡ của Nhân dân, nhiều thương binh trên địa bàn huyện Hải Lăng đã phấn đấu vươn lên bằng ý chí và nghị lực phi thường. Nhờ vậy, họ đã cải thiện được cuộc sống gia đình, đóng góp đáng kể vào công cuộc giảm nghèo bền vững của địa phương.
Thương binh Võ Văn Bình thảnh thơi tuổi già nhờ kinh tế đảm bảo -Ảnh: M.L
Trung bình mỗi năm gia đình ông Võ Văn Bình (sinh năm 1959), ở Đội 2, thôn Hậu Trường, xã Hải Trường khai thác 4 ha rừng, thu nhập khoảng 280 triệu đồng/năm. 22 ha rừng cứ được quay vòng thu hoạch như vậy mang lại nguồn thu nhập ổn định để vợ chồng ông nuôi 4 người con học xong đại học. Mấy năm trở lại đây, các con ông lần lượt ra trường và có việc làm ổn định, vợ chồng ông thảnh thơi tuổi già. Nhìn vào cuộc sống hiện nay, ít ai biết rằng ông là thương binh hạng 4/4 và từng rất vất vả để mưu sinh.
Tốt nghiệp cấp 3 vào năm 1977, ông Bình trúng tuyển đại học sư phạm. Tuy nhiên, đúng thời điểm này thì ông có tên trong danh sách đi nghĩa vụ quân sự đợt đầu tiên sau ngày quê hương giải phóng vào năm 1975. “Gác lại ước mơ giảng đường, tôi tham gia nghĩa vụ quân sự và được biên chế vào Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đội 9, Sư đoàn 304. Năm 1978, khi cùng đơn vị tham gia nghĩa vụ quốc tế ở chiến trường Campuchia thì tôi bị thương do trúng đạn ở vai nên được đưa về hậu cứ, sau đó theo đơn vị ra Lạng Sơn. Đến năm 1980 thì ra quân trở về địa phương vì sức khỏe không đảm bảo do tỉ lệ thương tật 31%”, ông Bình nhớ lại.
Sau một thời gian tham gia làm hợp tác xã, sản xuất nông nghiệp nhưng kinh tế không khá lên được, nhất là sau khi lập gia đình, 4 đứa con lần lượt ra đời thì cuộc sống của gia đình ông Bình rất khó khăn. Năm 1992, ông bắt đầu đi khai hoang trồng rừng với một số hộ gia đình trong thôn. “Thời điểm này đất đai mênh mông, ai có sức thì khai hoang trồng trọt chứ không phải như bây giờ. Tôi mang trong mình thương tật nên cũng không đủ sức để làm nhiều.
Tuy nhiên, may mắn bám trụ được là nhờ các chương trình hỗ trợ của Nhà nước và một số tổ chức phi chính phủ trong việc trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi trọc. Cùng với đó, vợ chồng tôi cũng chịu khó chăm sóc 2 mẫu ruộng với phương châm “chân đồng, chân đồi” để “lấy ngắn nuôi dài”. Nhờ vậy, mà dần dần mở rộng và trồng được 22 ha rừng. Cũng vì thế mà bây giờ diện tích khai thác rừng cứ mỗi năm một ít chứ không khai thác đồng loạt được”, ông Bình cho biết.
Tại bãi giữ xe chợ Diên Sanh, chúng tôi gặp thương binh hạng 1/4 Phan Văn Thọ, ở Khóm 1, thị trấn Diên Sanh. Nhìn tác phong nhanh nhẹn, tháo vát của ông Thọ khi sắp xếp, bố trí, giao nhận hàng chục chiếc xe máy mỗi ngày cho khách ra, vào chợ ít ai nghĩ ông bị thương tật 81%. Bị thương ở phổi khi tham gia chiến đấu ở chiến trường Campuchia từ năm 1978 - 1980, ông Thọ là thương binh hạng nặng, sức khỏe rất yếu.
Tuy nhiên, không vì thế mà ông buông xuôi đầu hàng số phận. Sau khi lập gia đình vào năm 1984, có 3 người con, ông Thọ đã không ngừng nỗ lực mỗi ngày để rèn luyện sức khỏe, không trở thành gánh nặng cho vợ con mà còn tham gia lao động để tạo thêm nguồn thu cho gia đình, giúp vợ nuôi các con nên người. Ông Thọ tham gia vào đội giữ xe chợ Diên Sanh từ năm 1994. Sau đó, ông động viên vợ chuyển từ làm nông nghiệp sang buôn bán hàng tạp hóa tại chợ.
“Tôi sức khỏe yếu, không làm được công việc nặng nhọc. Công việc giữ xe không chỉ mang lại nguồn thu nhập bình quân 3 triệu đồng/tháng mà tôi cũng có thể phụ giúp vợ dọn dẹp hàng quán nên rất thuận tiện”, ông Thọ cho hay.
Bên cạnh việc đảm bảo kinh tế cho gia đình, công việc tại chợ còn giúp ông Thọ kết nối với nhiều đồng đội. Hiện đội giữ xe ở chợ Diên Sanh có 4 người đều là thương binh, mọi người thường xuyên động viên, giúp đỡ nhau vượt qua khó khăn để vươn lên, sống trọn vẹn với gia đình và nghĩa tình với đồng đội. Họ trở nên vui vẻ vì sống có ích cho gia đình và xã hội.
Theo ông Phan Kế Quỳnh, Trưởng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Hải Lăng, trong những năm qua, công tác giảm nghèo đối với người có công cách mạng luôn được địa phương chú trọng. Kết quả rà soát tổng điều tra hộ nghèo giai đoạn 2016 - 2020, toàn huyện có 74 hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng chính sách, người có công cách mạng. Nguyên nhân các hộ đối tượng chính sách nghèo chủ yếu là già cả, đông người ăn theo, thiếu lao động, thường xuyên đau ốm, nhà cửa chưa hoàn thiện....
Hằng năm, UBND huyện chỉ đạo các xã, thị trấn, các ban, ngành, đoàn thể xây dựng kế hoạch gắn với giải pháp hỗ trợ hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, trong đó ưu tiên đến hộ nghèo có thành viên thuộc đối tượng người có công với cách mạng, nhằm phấn đấu đưa mức sống của hộ gia đình người có công với cách mạng bằng và cao hơn mức sống trung bình của huyện.
“Với mục tiêu đặt ra cụ thể như vậy, trong 2 năm 2017 - 2018, địa phương đã giúp đỡ, hỗ trợ cho 57 hộ nghèo có thành viên là đối tượng chính sách, người có công với cách mạng vươn lên thoát nghèo bền vững. Đầu năm 2019, Ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện tiếp tục ban hành kế hoạch giảm nghèo đối với 17 hộ nghèo có thành viên là người có công còn lại. Đến nay, trên địa bàn huyện không có hộ nghèo có thành viên là người có công cách mạng”, ông Quỳnh cho biết.
Có thể thấy, không riêng gì ông Bình, ông Thọ mà ngày càng có nhiều tấm gương điển hình thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng trên địa bàn huyện Hải Lăng vượt khó vươn lên trở thành những người làm kinh tế giỏi, công dân gương mẫu đúng như lời dạy của Bác Hồ: “Thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ cũng phải biết ơn sự chăm sóc của đồng bào, cần phải cố gắng tăng gia sản xuất, tự lực cánh sinh, tùy theo khả năng để tham gia vào các công tác”.
Lê Vy
QTO - Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh nên phải thu gọn quy mô, giải thể, tạm ngừng hoạt động, dẫn đến không ít lao...
QTO - Thời gian gần đây, số lượng người lao động đi làm việc nước ngoài theo hợp đồng ở huyện Đakrông tăng mạnh. Kết quả trên có được một phần quan trọng...
QTO - Từ năm 2018 đến nay, UBND huyện Triệu Phong, UBND tỉnh Quảng Trị nhiều lần đề xuất Bộ Giao thông vận tải (GTVT) cho đấu nối 14 tuyến đường ở thị trấn...
QTO - Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền thị trấn Ái Tử (Triệu Phong) triển khai đồng bộ các giải pháp để khai thác tiềm năng, thế mạnh về vị trí địa lý...
QTO - Quảng Trị hiện có hơn 600 di tích, cụm di tích lịch sử cách mạng. Tuy đã có nhiều nỗ lực nhưng lượng khách du lịch đến tham quan tại các điểm di tích...
QTO - Nằm trên tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại, thị trấn Bến Quan là trung tâm KT-XH ở phía Tây Vĩnh Linh. Ra đời dựa trên sự phát triển của Nông...
QTO - Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn 1 từ 2021-2025...
QTO - Tinh thần dám nghĩ, dám làm cùng đức tính cần cù, ham học hỏi đã giúp ông Trần Duy Ngọc (sinh năm 1967), ở thôn Vinh Quang Thượng, xã Gio Quang,...
QTO - Theo đánh giá của ông Hồ Văn Bảy, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hướng Lộc, huyện Hướng Hóa, anh Hồ Văn Lău, ở thôn Cu Ty là một hội viên nông dân tiêu...
QTO - Thực hiện chương trình tín dụng cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn (NS&VSMTNT), Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH)...
QTO - Cùng với cả hệ thống chính trị và Nhân dân địa phương, các cấp hội phụ nữ huyện Vĩnh Linh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm chung sức xây...
QTO - Dù chỉ diễn ra trong 3 ngày từ 12 - 14/7 nhưng Lễ hội Văn hóa - Ẩm thực quốc tế “Hương vị miền hoa nắng”, một hoạt động trọng tâm nằm trong chuỗi sự...