{title}
{publish}
{head}
Cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Trị nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn với 37% trong tổng sản phẩm, do đó nông nghiệp vẫn là mặt trận hàng đầu trong sự phát triển kinh tế của tỉnh. Giá trị tổng sản phẩm của ngành nông nghiệp hàng năm đạt trên 700 tỷ đồng, sản lượng lương thực đạt 22 vạn tấn, theo đó một số mặt hàng nông - lâm - thủy sản có giá trị góp phần đưa kim ngạch xuất khẩu đạt trên 30 triệu USD...từ đó nâng cao đời sống và làm thay đổi diện mạo nông thôn. Tuy nhiên hiện nay trong tiến trình công nghiệp hóa nông nghiệp, nông dân, nông thôn tỉnh Quảng Trị cũng đang đặt ra những thách thức. Bởi lẽ, nông thôn có khoảng 220.500 lao động, chiếm 70 %, hàng năm có thêm ít nhất 15.000 người đến tuổi lao động được bổ sung vào lực lượng lao động, trong đó trên 12.000 lao động tăng thêm ở khu vực nông thôn. Sức ép về việc làm cho lao động nông thôn ngày một lớn bởi dân số tiếp tục tăng nhưng quỹ đất nông nghiệp ngày một giảm, chưa kể đất nông nghiệp được chuyển đổi sang mục đích sử dụng khác (công nghiệp, dịch vụ và đô thị). Diện tích đất nông nghiệp bình quân một hộ (2,5 lao động/hộ) khoảng 3500m2 . Với diện tích đó, chỉ cần một lao động làm trong 3-4 tháng, tập trung vào thời kỳ gieo cấy và thu hoạch, từ đó số lao động nông thôn bị dôi ra ít nhất là 35- 40% khoảng 88.000 người. Trong những năm qua giá gạo tăng lên, lúa được mùa, sao nông dân vẫn không vui? Vì giá vật tư đầu vào nông nghiệp tăng 30-60%, trong khi đó giá đầu ra chỉ tăng có 20-35%, dịch bệnh xảy ra thường xuyên. Điều đó đã làm cho thu nhập của nông dân từ làm nông nghiệp quá thấp. Theo khảo sát của chúng tôi trừ chi phí, thu nhập một ngày lao động của nông dân chỉ chưa đầy 10.000-15.000đ/ngày công, có nơi như Hướng Hóa, Đakrông chỉ có 6.000 - 7000đ/ngày, thu nhập bình quân ở nông thôn 400.000 đ/tháng. Do đó, có tới 50% số lao động đi làm các nghề phụ khác. Tình trạng này dẫn đến nền nông nghiệp đang bị “phụ nữ hóa” và nông thôn đang bị “lão hóa”. Thêm vào đó việc di chuyển sức lao động giữa nông thôn và thành thị vẫn đang bị kiểm soát khá chặt chẽ với nhiều văn bản liên quan đến hộ khẩu. Điều này, đã hạn chế sự tiếp cận của người lao động mới đến dịch vụ nhà ở, giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác. Về mức đóng góp của cư dân nông thôn cho địa phương vẫn còn cao. Hiện nay nông dân đóng góp các loại phí theo quy đinh của Nhà nước, và các khoản đóng góp xã hội khác chiếm từ 6 - 8% thu nhập của dân, bình quân mỗi hộ dân phải đóng cho xã và các đoàn thể xã hội với mức đóng góp từ 250 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Tiếp theo, quá trình tích tụ ruộng đất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn diễn ra chậm, 80% số hộ nông thôn vẫn sống bằng nghề nông, lâm thủy sản; số hộ làm công nghiệp, xây dựng và dịch vụ ở nông thôn chỉ 20%. Nhiều người cho rằng thực hiện chủ trương được quyền trao đổi và chuyển nhượng là sẽ có ngay sự tích tụ và tập trung ruộng đất và có thể làm tiền đề cho nông nghiệp hàng hóa. Thế nhưng trên thực tế tỉnh Quảng Trị điều đó không hoàn toàn như vậy vì thị trường đất nông nghiệp là tập hợp các quá trình kinh tế phức tạp vừa có yếu tố tích tụ vừa có các yếu tố phản lại sự tích tụ đất đai. Các yếu tố phản lại sự tích tụ và tập trung ruộng đất bao gồm: sự phân chia đất của cha mẹ cho con cái theo truyền thống kế thừa tài sản, rủi ro trong nông nghiệp thường cao, nông nghiệp thường không hấp dẫn cho đầu tư bằng công nghiệp và dịch vụ. Ở nông thôn, số hộ tách chia ruộng đất của mình cho con cái nhiều hơn hàng chục, hàng trăm lần so với số hộ tích tục ruộng đất. Một số địa phương có nỗ lực dồn điền đổi thửa để tập trung ruộng đất dựa theo sự phân hạng ruộng đất, nhưng kết quả đạt được lại không bền vững. Hơn nữa mức đầu tư cho nông nghiệp và nông thôn của ta còn thấp chưa đầy 10% giá trị tổng sản phẩm của nông nghiệp. Nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X của Đảng) trong đó vấn đề coi trọng tam nông, ở địa phương mục tiêu phải tăng thu nhập cho người nông dân thông qua con đường CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn. Vì vậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh không nên chạy theo tăng trưởng kinh tế bằng việc ồ ạt phát triển công nghiệp, dịch vụ mà bỏ quên các vấn đề xã hội, môi trường và an ninh lương thực thực phẩm. Cần tiến hành đào tạo nghề một cách thiết thực và hiệu quả hơn qua các kênh giáo dục phổ thông, giáo dục hướng nghiệp, khuyến nông, khuyến công và hỗ trợ các lao động có đất thu hồi trong việc tạo lập nghề mới. Tỉnh tạo điều kiện trong việc di chuyển lao động nông thôn đi tìm việc làm ở nơi khác. Chỉ có công nhận sự dịch, chuyển lao động mới có điều kiện phát triển thị trường lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn. Phải tháo bỏ các rào cản trong dịch chuyển lao động, chính sách quản lý hộ khẩu cần được cải tiến theo hướng thông thoáng hơn và tiện lợi hơn tạo điều kiện cho các lao động đi tìm việc làm, tiếp cận được các dịch vụ nhà ở, giáo dục, y tế và các vấn đề xã hội khác. Cần phải giảm các loại thuế và phí không cần thiết để bớt gánh nặng cho nông dân. Tuy nhiên, việc giảm và miễn cần phải có tính chọn lọc, đảm bảo đạt được mục tiêu xã hội, mục tiêu kinh tế và tăng được an sinh xã hội. Tăng cường hỗ trợ kiến thức và kỹ thuật cho nông dân, giải pháp này được thực hiện thông qua khuyến nông, khuyến lâm giúp cho nông dân vận dụng được công nghệ để hạ giá thành sản xuất và tăng được thu nhập. Tôn trọng quy luật thị trường để tiến hành dồn điển đổi thửa, lấy giá thị trường là cơ sở để tính đổi hơn là thuần túy dựa vào chỉ tiêu nông hóa thổ nhưỡng. Thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất một cách nhanh chóng, nhất là cho nông dân, các trang trại, các doanh nghiệp ở nông thôn. Phải tăng cường đầu tư công cho nông nghiệp và nông thôn, chú trọng vào những lĩnh vực như phát triển cơ sở hạ tầng, đào tạo hướng nghiệp, khuyến nông, khuyến công và khuyến thương, tăng cường năng lực quản lý rủi ro, kiểm soát các loại dịch bệnh nguy hiểm, lây lan trong nông nghiệp và xã hội hạn chế thiên tai; tăng cường thông tin thị trường đầu vào, đầu ra (thị trường đất đai, lao động, khoa học công nghệ, vốn, sản phẩm...). Có như vậy, mới tạo ra những tiền đề vật chất cần thiết thúc đẩy CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở địa phương, đó cũng là con đường cơ bản để xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người nông dân. Nguyễn Quốc Thanh
Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020-2025, định hướng đến năm 2030 đề ra mục tiêu phát triển nông ...
Với hàng chục đề án được hỗ trợ kinh phí hằng năm, hoạt động khuyến công đã khẳng định được vai trò là “bà đỡ” và là người bạn đồng hành giúp các cơ sở sản ...
Bên cạnh chương trình OCOP, chương trình bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (CNNTTB) là một kênh đánh giá quan trọng đối với các sản phẩm công ...
Với trọng tâm là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các cá nhân và kinh tế tập thể ...
Nhằm khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp, nhất là nông nghiệp hữu cơ, trong thời gian qua, huyện Triệu Phong đã triển khai nhiều ...
Xây dựng chỗ đứng vững chắc trên thị trường cho sản phẩm công nghiệp nông thôn (CNNT) là một chủ trương đúng đắn để thúc đẩy công nghiệp ở khu vực nông thôn ...
Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Triệu Trạch (Triệu Phong) đã có nhiều giải pháp mang tính đột phá cao để phát triển kinh tế nông nghiệp. Chỉ tính từ đầu ...
Từ nguồn “vốn mồi” thuộc chương trình khuyến công đã giúp cho nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, đặc biệt là các làng nghề trên địa bàn huyện Hải ...
QTO - Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Trị vừa ban hành Chỉ thị số 42-CT/ TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với Chương trình xóa nhà tạm, nhà...
QTO - Một trong những nội dung được dư luận quan tâm nhất trong thời gian gần đây là việc tăng mức phạt vi phạm giao thông được quy định tại Nghị định...
Năm nay, nhà nước ta tổ chức kỷ niệm 55 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ 7/5 (1954-2009). Đã 55 năm trôi qua nhưng tinh thần Điện Biên Phủ vẫn có sức sống mãnh liệt trong...
Quảng Trị - tháng Tư này lòng người ai cũng phấn chấn đón chào những sự kiện trọng đại của quê hương, đất nước. Khắp nơi đang sôi nổi đẩy mạnh phong trào thi đua lập thành tích...
Việc thôn Mai Đàn, xã Cam Chính (Cam lộ) đề ra quy ước buộc mọi người dân trong thôn chỉ được hát karaoke vào tối thứ bảy, chủ nhật và không quá 11 giờ đêm có vẻ như khiên...
Quảng Trị là một tỉnh thuần nông, với gần 80% lao động nông nghiệp, nguồn thu nhập của đa số người dân trong tỉnh chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Do đặc điểm khí hậu khắc...
Trong các văn bản kết luận của Hội nghị Trung ương 9 (Khoá X), có một nội dung quan trọng, đó là Kết luận về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020....
Lãi suất (LS) và chính sách LS là một trong những sách lược kinh tế vĩ mô quan trọng của mỗi quốc gia. Do vậy ngân hàng Trung ương các nước thường sử dụng LS như một công cụ...