Cập nhật: Thứ 6, 16/04/2010 | 10:54 GMT+7

Những nỗ lực xóa đói giảm nghèo ở Mò Ó

(QT) - Công cuộc định canh định cư đã hội tụ trên 320 hộ gia đình đồng bào Vân Kiều xã Mò Ó (Đakrông, Quảng Trị) về sinh sống dọc theo trục giao thông nối đường 9 với vùng chiến khu Ba Lòng. Sự tiếp cận với thế giới bên ngoài cùng với giao thông thuận lợi đã tạo cơ hội cho Mò Ó vươn lên trên con đường phát triển. Tuy nhiên trong nhiều năm qua, do những hạn chế trong nhận thức, tư tưởng bảo thủ, trông chờ ỷ lại vẫn chi phối trong đông đảo đội ngũ cán bộ và nhân dân nên Mò Ó vẫn là xã nghèo thuộc diện đặc biệt khó khăn của huyện Đakrông, tài nguyên đất đai vẫn bị lãng phí, nạn chặt phá rừng làm nương rẫy vẫn diễn ra từ năm này qua năm khác.

Cây lúa nước mang lại cuộc sống no đủ cho người dân Mò Ó.

Đứng trước thực trạng đó, Đảng bộ, chính quyền và các tổ chức đoàn thể ở đây đã nhiều lần bàn thảo, tranh luận để tìm ra những nguyên nhân của tình trạng đói nghèo, tụt hậu, trong đó tập trung kiểm điểm vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền đối với tình hình phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, đó là sự bế tắc lúng túng trong tư tưởng chỉ đạo, sự thiếu năng động trong điều hành và tổ chức thực hiện. Mặt khác, trong đông đảo nhân dân vẫn mang nặng tư tưởng trông chờ ỷ lại, đòi hỏi sự hỗ trợ giúp đỡ của nhà nước. Do đó so với nhiều địa phương khác trong huyện, dù điều kiện thuận lợi hơn nhưng Mò Ó vẫn là xã kém phát triển, tỷ lệ hộ đói nghèo rất cao. Để khắc phục tình trạng này, bước đột phá trong công tác chỉ đạo của địa phương là tập trung nâng cao nhận thức của người dân về đổi mới phương thức canh tác, từng bước thay đổi thói quen canh tác lạc hậu đã tồn tại hàng bao đời nay. Với đồng bào vùng cao nói chung và Mò Ó nói riêng tập quán sản xuất lâu đời vẫn là “phát, cốt, đốt, trỉa”. Phương thức canh tác tự nhiên này không những không mang lại cho bà con cuộc sống no đủ, giàu có mà còn đẩy họ vào sự bần cùng, môi trường sống bị huỷ diệt. Nhưng để khắc phục tình trạng này là điều hoàn toàn không đơn giản bởi lẽ đi kèm theo nó là những điều kiện không dễ dàng gì có được ở địa bàn vùng cao. Bà Hồ Thị Thanh, Bí thư Đảng uỷ xã Mò Ó cho rằng, để vận động người dân không phát rừng làm nương rẫy thì phải giải quyết vấn đề lương thực tại chỗ cho bà con sao đây. Chúng ta cứ hô hào chung chung và áp dụng các biện pháp hành chính thì không phát chỗ gần đường dễ nhìn thấy, bà con vào tận rừng sâu làm rẫy, chính quyền, kiểm lâm có đủ sức để ngăn chặn mãi được không? Với Mò Ó, giải pháp khai hoang đất bằng làm ruộng nước được cấp uỷ, chính quyền triển khai thực hiện từ nhiều năm nay, nhưng đây là vấn đề rất lớn chỉ mình địa phương không thể nào giải quyết được. Đất bằng có rồi, nhưng để làm được ruộng nước phải có các công trình thuỷ lợi, trầy trật mãi mấy chục năm nay, cả xã Mò Ó mới khai phá được 40 ha ruộng nước. Chỉ riêng đồng Đờng diện tích đất bằng có thể làm ruộng nước phải trên 20 ha, nhưng hiện tại với khả năng có hạn xã cũng chỉ đưa vào sản xuất được 6,5ha, số diện tích còn lại đang làm bờ vùng bờ thửa, san ủi mặt bằng dự kiến đưa vào canh tác trong thời gian tới. Trong khi đó công trình thuỷ lợi khe Lưỡi Câu được xây dựng từ nhiều năm trước, diện tích tưới trên 20 ha nhưng do thiết kế không phù hợp lại đang trong thời kỳ xuống cấp nên không phát huy được hiệu quả. Công trình thuỷ lợi Khe Chàn có khả năng tưới khoảng 6-7 ha, đập còn tốt nhưng hệ thống kênh mương thì đã hư hỏng quá nhiều. Không chỉ đồng Đờng, Khe Lưỡi Câu, Khe Chàn ở Mò Ó có khá nhiều vùng đất có thể khai hoang làm ruộng nước nhưng hiện tại do chưa có công trình thuỷ lợi nên người dân vẫn phải canh tác lúa nương năng suất rất bấp bênh, một số nơi người dân còn phải duy trì phương thức phát rừng làm rẫy vì không có ruộng nước như ở Khe Luồi diện tích đất bằng lên đến 40 ha nhưng chưa khai thác hiệu quả vì không có thuỷ lợi, Khe Mòi vẫn còn gần 10 ha đất chờ thuỷ lợi. Có ruộng nhưng để khai thác có hiệu quả lại là vấn đề khác. Nhiều năm qua cấp uỷ, chính quyền xã Mò Ó thường xuyên liên hệ với phòng nông nghiệp huyện, trung tâm khuyến nông huyện để đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhờ đó ngoài việc thay đổi phương thức canh tác tự nhiên người dân địa phương đã chuyển sang hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất, đưa các giống mới vào canh tác có hiệu quả. Từ chỗ năng suất đạt rất thấp, đến nay Mò Ó đã đưa năng suất lúa bình quân toàn xã lên 43,5 tạ/ha/vụ. Không chỉ cây lúa mà cây lạc, cây ngô, cây đậu xanh, cây sắn ở đây nhờ được quan tâm đầu tư thâm canh nên ngày càng phát triển trở thành những cây hàng hoá có giá trị làm thay đổi cuộc sống người dân địa phương. Nhằm khai thác thế mạnh vùng gò đồi, bên cạnh việc chú trọng phát triển sản xuất, Mò Ó rất quan tâm đến lĩnh vực chăn nuôi, coi đây là một nguồn thu nhập quan trọng để cải thiện và nâng cao đời sống người dân. Điều đáng nói là hiện nay việc phát triển chăn nuôi của người dân ở đây đã chuyển sang hướng chăn giữ và dần dần thay đổi phương thức chăn nuôi thả rong rất nhiều rủi ro và không bảo vệ được sản xuất. Việc phòng bệnh cho gia súc cũng được người dân quan tâm, tỷ lệ tiêm phòng cho gia súc vụ đông xuân vừa qua đạt trên 95% đã nói lên điều đó. Học tập người Kinh anh em sinh sống trên địa bàn, nhiều hộ đồng bào Vân Kiều ở Mò Ó cũng đang đầu tư làm chuồng trại, trồng cỏ để nuôi bò nhốt vì theo nhiều người ngoài giá trị kinh tế mà vật nuôi mang lại, việc tận dụng phân bón của gia súc để đầu tư thâm canh cây lúa, cây hoa màu là một việc làm rất có ý nghĩa, không chỉ hiệu quả kinh tế mà còn giữ được vệ sinh môi trường. Dù chưa phải đã vượt qua khó khăn nhưng những nỗ lực trong phát triển kinh tế- xã hội vừa qua ở Mò Ó là điều rất đáng ghi nhận, cuộc sống người dân đã khấm khá hơn xưa, không chỉ tự túc được nguồn lương thực tại chỗ mà ngày nay đa số đồng bào đã có của ăn của để, mua sắm được các phương tiện sinh hoạt hiện đại. Có cuộc sống ổn định, bà con đã quan tâm hơn đến việc học hành và nâng cao dân trí, 98% trẻ em trong độ tuổi đã được đến trường. Bây giờ Mò Ó đã đổi thay, số hộ đói nghèo đã giảm và có nhiều hộ giàu có khá giả hơn nhưng với những gì đã có được chưa làm thoả mãn niềm mong đợi của người dân và chưa xứng với tiềm năng lợi thế của một xã vùng cao có truyền thống cách mạng và người dân luôn giàu ý chí vươn lên. Bài, ảnh: Hoàng Đức.



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Xã Mò Ó nhân rộng mô hình nuôi ong mật
22:15 10/07/2023

Nhận thấy hiệu quả kinh tế mang lại từ việc nuôi ong lấy mật, nhiều hộ nông dân tại xã Mò Ó, huyện Đakrông đã nhân rộng mô hình này. Với chi phí đầu tư thấp, ...

Đi tìm vị thế cho… khoai lang

Đi tìm vị thế cho… khoai lang
03:38 15/04/2010

(NNVN) - Khoai lang được trồng ở hơn 100 quốc gia. Nó được xếp hạng là một trong 10 cây lương thực hàng đầu của thế giới. Củ, thân lá vừa là thực phẩm cho người, gia súc và...

Quyết tâm làm giàu

Quyết tâm làm giàu
05:19 14/04/2010

(QT) - Đến xã Triệu Đông (Triệu Phong, Quảng Trị), nhắc tới mô hình trang trại tổng hợp của anh Lê Văn Đức ai cũng trầm trồ khen ngợi ý chí vượt khó làm giàu của anh.  Sinh ra...

Để người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Để người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam
05:14 14/04/2010

(QT) - Sau khi cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, tâm lý người tiêu dùng với hàng Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ nét. Sức...

Thời tiết

25°C - 32°C
Có mây, có mưa rào
  • 27°C - 34°C
    Có mây, không mưa
  • 26°C - 35°C
    Ít mây, trời nắng nóng
POWERED BY
Việt Long