
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Đến xã Triệu Đông (Triệu Phong, Quảng Trị), nhắc tới mô hình trang trại tổng hợp của anh Lê Văn Đức ai cũng trầm trồ khen ngợi ý chí vượt khó làm giàu của anh. Sinh ra và lớn lên ở thôn Nại Cửu, cũng như nhiều thanh niên khác, anh Đức vào miền Nam làm công nhân. Lăn lộn bao năm ở các khu công nghiệp, nhận thấy không thể làm giàu bằng đồng lương khiêm tốn của công nhân, gặp chị Phạm Thị Lý, quê tận Thanh Hóa, 2 người kết hôn rồi anh Đức quyết định cùng vợ về quê sinh sống. Nhà anh nghèo, đông anh em, chi tiêu trong nhà chỉ dựa vào mấy sào ruộng khoán nhận từ hợp tác xã, vài con lợn trong chuồng, cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Trở về quê, anh bắt tay ngay vào chăn nuôi lợn đàn (thả 20 con) và gà lương phượng. Cuối năm 2003, thôn Nại Cửu bùng phát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, tất cả gà, lợn của anh Đức đều bị tiêu hủy. Anh trở thành trắng tay. Không nãn chí, sau dịch bệnh, anh tiếp tục vay vốn để chăn nuôi, tìm hiểu thêm kỹ thuật, kinh nghiệm để phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc. Diện tích vườn nhà quá nhỏ, không thể mở rộng quy mô chăn nuôi, cuối năm 2008, anh Đức mạnh dạn đấu trên 2.000 m2 đất hoang trong thôn để lập trang trại. Với ít vốn tích cóp được từ trước, anh vay thêm 20 triệu từ Hội Nông dân, được sự động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè, hai vợ chồng trẻ bắt đầu xây dựng trang trại để lập nghiệp. Anh Đức đầu tư xây dãy chuồng gà thông thoáng rộng gần 70 m2, 5 ô chuồng lợn cùng hệ thống ao nuôi cá xung quanh. Ban đầu, anh nuôi gà lương phượng lấy thịt với quy mô 500 con/lứa, sau 2 tháng xuất chuồng với giá bán 40.000 ngàn đồng/kg, anh thu được hơn 20 triệu đồng. Anh Đức cho biết, đây là giống gà dễ nuôi, dễ chăm sóc, rất thích hợp với điều kiện địa phương, thịt thơm ngon, tiêu thụ trên thị trường rất dễ. Nhận thấy chăn nuôi thuận lợi nên anh tiếp tục đầu tư tăng lên 4-5 lứa/năm, và tăng số lượng gà nuôi. Theo tính toán của anh Đức, với giá cả thị trường như hiện nay, sau khi trừ chi phí đầu tư chăm sóc, mỗi lứa gà anh thu lợi nhuận từ 30-35%, lãi ròng từ 30-35 triệu đồng/năm. Không chỉ thu nhập từ gà, anh Đức còn kết hợp chăn nuôi lợn đàn. Ngoài 5 lợn nái, anh thả thường xuyên thêm 20-30 lợn thịt/lứa, thu nhập từ nuôi lợn mỗi năm của gia đình anh khoảng 70 triệu đồng. Nhờ tự túc được con giống nên lãi khá cao, hơn 25 triệu đồng/năm. Với hệ thống ao nuôi cá xung quanh trang trại, anh Đức thả gối vụ gần 3.000 cá giống các loại như: trê phi, rô phi, trắm cỏ…, cho thu nhập đáng kể. Tổng thu nhập sau khi đã trừ khoản chi phí của gia đình anh Đức mỗi năm gần 80 triệu đồng. Một mặt mở rộng quy mô sản xuất, anh Đức tranh thủ thời gian rảnh rỗi để tìm đọc tài liệu, các loại sách hướng dẫn về kỹ thuật chăn nuôi gà, lợn, tham gia đầy đủ các lớp tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi do huyện tổ chức. Nhờ vậy, kinh nghiệm chăn nuôi gà, lợn của anh ngày một nâng cao, có biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời cho đàn gia súc. Vượt qua mọi khó khăn trở ngại về nguồn vốn cũng như dịch bệnh, mô hình chăn nuôi tổng hợp gà-lợn-cá của anh Đức bước đầu đã thành công. Từ một vùng đất hoang hoá, dưới bàn tay lao động cần cù vợ chồng anh Đức đã xây dựng nên trang trại mang lại nguồn thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng, giúp cải thiện cơ bản điều kiện sống của gia đình. Không chỉ dừng ở đó, mơ ước của anh Đức là tiếp tục mở rộng diện tích trang trại, nâng quy mô chăn nuôi gà- lợn-cá lớn hơn để tăng thêm thu nhập và giải quyết việc làm cho nhiều lao động trong thôn. Thanh Lê
Không ngại khó, ngại khổ, quyết tâm vươn lên thoát nghèo, làm giàu trên đất quê hương, anh Nguyễn Ngọc Dũng (sinh 1967), ở thôn Tân Hào, xã Tân Liên, huyện ...
Thời gian gần đây, phong trào thanh niên lập thân, khởi nghiệp làm giàu trên địa bàn huyện Hải Lăng diễn ra sôi nổi. Nhiều mô hình thanh niên phát triển kinh ...
Đang là lãnh đạo chủ chốt ở một xã miền núi, anh bất ngờ xin nghỉ việc, rẽ lối làm kinh tế khi thành lập hợp tác xã chuyên chăn nuôi lợn Vân Pa. Sau vài năm ...
“Với mong muốn làm giàu trên đồng đất quê hương, thời gian qua, nhiều đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh đã mạnh dạn xây dựng nhiều mô ...
Sinh ra, lớn lên ở một làng quê nghèo bãi ngang ven biển, anh Ngô Thế Biên (sinh năm 1986) ở thôn Thử Luật, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh đã quyết tâm biến ...
Những năm qua, phong trào thanh niên làm kinh tế giỏi ở huyện miền núi Hướng Hóa xuất hiện nhiều tấm gương thanh niên dám nghĩ, dám làm, đầu tư những mô hình ...
Không ngừng nỗ lực vượt qua khó khăn thử thách, nhiều đoàn viên, thanh niên trên địa bàn huyện Vĩnh Linh đã xây dựng được các mô hình kinh tế mang lại hiệu ...
Nhận thấy gà là loài dễ nuôi và mang lại hiệu quả kinh tế cao nên anh Nguyễn Hoàng Dũng (sinh năm 1974) ở thôn Gia Độ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong đã quyết ...
QTO - Thời gian gần đây, xã Thuận, huyện Hướng Hóa đã tranh thủ được nhiều nguồn lực từ các chương trình, dự án để hỗ trợ cho hộ nghèo, cận nghèo giống vật...
QTO - Với chất đất phù hợp, cây sinh trưởng và kháng bệnh tốt, trong những năm gần đây, cây riềng được nông dân ở vùng Cùa, huyện Cam Lộ đầu tư phát triển...
(QT) - Sau khi cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động, tâm lý người tiêu dùng với hàng Việt Nam đã có sự chuyển biến rõ nét. Sức...
(QT) - Được sự quan tâm của các cấp, các ngành, trong 4 năm từ 2006-2009, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) đã tích cực tổ chức rà soát, tiến hành xây dựng nhà ở cho hộ nghèo gặp...
(QT) - Ngày 12/4/2010, Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hóa tổ chức hội nghị tổng kết vụ sản xuất 2009 - 2010, ra mắt CLB 100 triệu đồng và khởi công hệ thống xử lý nước thải tại nhà...
QT) - Được sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh Quảng Trị, các sở, ban ngành, huyện Triệu Phong vừa khởi công xây dựng công trình chợ trung tâm với quy mô chợ loại 2, tổng mức đầu tư...
(QT) - Chúng tôi theo anh Nguyễn Thanh Lân, Giám đốc xí nghiệp thủy nông Gio Cam Hà (Công ty TNHHMTV quản lý khai thác công trình thủy lợi Quảng Trị) lên kiểm tra khu vực đầu...
(QT) - Cùng với sự lớn mạnh của hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) và sự phát triển kinh tế- xã hội của huyện Hướng Hóa, trong 5 năm qua (2005-2009), được sự giúp đỡ và chỉ đạo...