{title}
{publish}
{head}
(QT) - Bất kể nắng mưa, hàng ngày người cha sau khi tắm rửa vệ sinh, cho con ăn uống xong là đưa hai đứa con “tí hon” đến trường. Trong khi đó, để kiếm tiền nuôi con, người mẹ hai đứa trẻ ấy lại đạp xe rong ruổi khắp các nẻo đường buôn bán ve chai. Họ đang cố gắng tiếp sức cho những đứa con bất hạnh của mình thực hiện ước mơ được đến t rường học chữ để có một tương lai tươi sáng hơn… Những đứa trẻ mãi... không lớn! Đã nhiều năm nay người dân thôn Mộc Đức, xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ (Quảng Trị) đã quen thuộc với hình ảnh một người cha lái chiếc xe máy cũ kỹ đón đưa hai đứa con trai “tí hon” đến trường đều đặn mỗi ngày. Anh tên là Đỗ Trần Nhật Linh, 40 tuổi, cha của hai đứa con bất hạnh. Trong căn nhà trống vắng nằm ở cánh đồng cuối thôn Mộc Đức, anh Linh tiếp chúng tôi với vẻ mặt buồn buồn. Năm 1989 anh Linh đi bộ đội và được phân về đơn vị Quân chủng phòng không không quân, Sư đoàn 375, đóng tại quận Sơn Trà, Đà Nẵng. Một thời gian sau anh bị sốt nặng và được đưa đi điều trị tại bệnh viện 17. Tại đây các bác sĩ đã tiêm thuốc cắt sốt cho anh, tuy nhiên do sức khỏe yếu lại tiêm thuốc nặng nên sức khỏe anh càng yếu hơn. “Lúc đó tôi chỉ còn 39 kg, nằm bẹp dí một chỗ, lúc di chuyển phải chống nạng và nhờ người dìu đi. Tôi xuất ngũ về làng với sức khỏe rất yếu, không làm được gì cả”, anh Linh nhớ lại. Không cam chịu cảnh đau ốm bệnh tật và tương lai mù mịt, anh quyết tâm rèn luyện thể lực kết hợp với việc điều trị tích cực nên một thời gian sau sức khỏe anh đã dần hồi phục.
Cháu Long Thành tại lớp học. |
Cháu Long Vũ và các bạn cùng lớp. |
Người chồng bị phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo, trụ cột gia đình đổ dồn lên đôi vai gầy của người vợ. Một mình xoay xở với gánh ve chai, chị gắng gượng kiếm tiền ...
Từ lâu, trên mọi nẻo đường từ thành thị đến nông thôn, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ với đôi quang gánh hay chiếc xe đạp, xe đẩy bán hàng ...
Không bảng đen, phấn trắng, không bài học văn hóa đầy ắp kiến thức cuộc sống, lớp học của những giáo viên này rất khác biệt bởi học trò của họ là trẻ tự kỷ, ...
Từng nếm trải nhiều khó khăn, thử thách, từ lâu, chị Hoàng Thị Huyền Trang (sinh năm 1989), trú tại xã Cam Chính, huyện Cam Lộ, dần mất đi niềm tin vào phép ...
Cuộc sống mưu sinh khó nhọc khiến đôi khi ông Lê Đức Minh quên đi giọt máu mà mình đã để lại nơi chiến trường Campuchia năm xưa. Nhưng ở độ tuổi xế chiều, sự ...
Từ một gia đình yên ấm, bi kịch bất ngờ ập đến khiến 4 chị em Nguyễn Thị Kim Ngân (lớp 8), Nguyễn Thanh Ngọc (lớp 7), Nguyễn Diễm Như (lớp 5) và Nguyễn Chí ...
Hôm qua, cô cháu gái đang ở Vũng Tàu nhắn tin hỏi tôi thế này “Dì ơi, tại sao mẹ thương con lại ra cầu Ái Tử vậy?”. Gia đình bác tôi vào Nam lập nghiệp đã lâu. ...
QTO - Trong những ngày này, ở nhiều vùng quê tỉnh Quảng Trị, người dân rộn ràng làm mứt, bánh đón tết Ất Tỵ 2025.
QTO - Giữ lời nguyện ước với đồng đội, sau 40 năm chia xa vùng chiến tuyến “Sống bám đá đánh giặc, chết hóa đá bất tử”, những ngày đầu xuân chúng tôi trở...
(LĐO) - Phóng viên Laodong.com.vn ghi lại những hình ảnh trong ngày đầu tiên của năm mới 2011 ở mảnh đất Quảng Trị anh hùng, nơi cách đây 39 năm đã diễn ra chiến dịch 81 ngày...
(LĐO) - Làng Mai Xá (xã Gio Mai, Gio Linh, Quảng Trị) không chỉ đi vào lịch sử với huyền thoại “Bà mẹ Gio Linh" nuôi con đánh giặc mà còn nổi tiếng với những cảnh đẹp của một...
(QT) - “Vậy là từ nay dân bản miềng xem được thời sự Quảng Trị rồi, cái chi dưới tỉnh miềng cũng được biết rồi, bố ưng cái bụng lắm. Miềng thay mặt dân bản cảm ơn Đài PTTH tỉnh...
Miệt mài tự học
(QT) - Đã lâu lắm rồi chúng tôi mới có dịp cùng với Đoàn công tác đặc biệt của tỉnh Quảng Trị do đồng chí Lê Vũ Bằng, Giám đốc Sở LĐ, TB & XH tỉnh làm trưởng đoàn đi kiểm...
(QT) - Có những mầm cây lặng lẽ mọc trên mảnh đất khô cằn sỏi đá. Kỳ diệu thay, nó vẫn lớn từng ngày dẫu sóng gió vô tình dập vùi. Có những đứa trẻ lặng lẽ lớn lên trong nghèo...