
{title}
{publish}
{head}
Là huyện duy nhất của tỉnh Quảng Trị trồng cà phê, Hướng Hóa hội tụ nhiều ưu thế về khí hậu, thổ nhưỡng, đặc biệt là sự chênh lệch lớn về nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 7-9oC, nhiệt độ trung bình là 22oC làm cho sản phẩm cà phê Arabica Khe Sanh được xem là dòng cà phê độc đáo nhất Việt Nam. Mặc dù chỉ chiếm diện tích ít so với cả nước nhưng cà phê chè Arabica ở Hướng Hóa có vị rất riêng nên sớm có chỗ đứng trên thị trường cà phê trong và ngoài nước. Những năm qua, để giúp người dân nâng cao chất lượng vườn cây, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã xây dựng mô hình tái canh cây cà phê ở huyện Hướng Hóa mang lại kết quả tốt.
Người dân Hướng Hóa liên tục tái canh cây cà phê nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm - Ảnh: T.A.M
Do diện tích cà phê được trồng từ nhiều năm trước nên phần lớn bị già cỗi dẫn đến năng suất thấp, chất lượng giảm. Thực hiện Đề án “Tái canh và phát triển bền vững cây cà phê chè trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2017 - 2020, tính đến năm 2025”, những năm qua, diện tích trồng mới, tái canh đạt 150 - 200 ha/ năm.
Đến nay, tỉnh luôn duy trì được tổng diện tích cà phê gần 5.000 ha. Đối với mô hình tái canh cây cà phê, Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị đã xây dựng 30 ha với các giống cà phê catimor mới và giống cà phê THA1 mới, với 12 hộ tham gia.
Được dự án hỗ trợ 100% giống và vật tư phân bón, thuốc bảo vệ thực vật cho trồng mới và chăm sóc năm thứ 2, các hộ tham gia mô hình tái canh cây cà phê đều trồng theo hướng hữu cơ, khuyến khích các hộ nông dân ủ phân hữu cơ vi sinh từ vỏ cà phê sau khi chế biến, đã mang lại hiệu quả kép cho các hộ nông dân vừa giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, vừa tạo ra được nguồn phân hữu cơ tại chỗ giúp giảm chi phí đầu tư trong sản xuất, vừa nâng cao chất lượng cà phê.
Đến nay, diện tích cà phê thực hiện mô hình tái canh cây cà phê phát triển tốt và cho năng suất cao, đạt bình quân hơn 7 tấn quả tươi/ha. Anh Trần Văn Hải, ở xã Hướng Phùng cho biết: Những năm trước, giá cà phê thấp, người dân trong vùng không mặn mà tái canh, việc chăm sóc cũng bỏ bê, vì thế năng suất giảm mà sâu bệnh nhiều. Vài năm gần đây, cà phê được giá nên người dân rất phấn khởi, họ quay lại chăm sóc, tái canh, đầu tư cho vườn cà phê của mình.
Mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật tái canh cây cà phê giúp người dân tiếp cận được kiến thức, kỹ thuật canh tác, giống mới, trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương trong vùng để sản xuất cà phê ngày càng bền vững và đạt kết quả tốt. Dự án tái canh cây cà phê do Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai đã được nhân ra diện rộng, người dân quan tâm đầu tư các giống cà phê chè mới và trồng theo hướng hữu cơ vừa cho sản phẩm sạch, vừa góp phần bảo vệ môi trường trong quá trình sản xuất.
Cà phê là cây đặc sản của vùng Bắc Hướng Hóa, đã trở thành cây trồng chính trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp của nhiều hộ. Dự án “Tái canh cây cà phê” mà Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai trên địa bàn các xã, thị trấn Bắc Hướng Hóa cho hiệu quả tốt. Đây là tín hiệu vui cùng với việc tăng giá trở lại của thị trường cà phê tạo niềm tin cho nông dân yên tâm tái canh cây cà phê, đưa loại cây trồng này phát triển bền vững.
Năm 2021, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (nay là Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã đưa ra Đề án Phát triển cà phê đặc sản Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 triển khai tại 8 tỉnh của Việt Nam, trong đó có Quảng Trị. Đây là điều kiện thuận lợi để cùng với nỗ lực phát triển thương hiệu của dự án phát triển sở hữu trí tuệ chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cà phê Khe Sanh sẽ thúc đẩy nhanh việc phát triển bền vững cây cà phê trên địa bàn huyện Hướng Hóa về cả chất lượng, diện tích lẫn chỗ đứng của sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước.
Hiện nay, một số doanh nghiệp có cách tiếp cận thị riêng với thị trường sản phẩm cà phê catimor Quảng Trị bằng kế hoạch và chiến lược phát triển cà phê bền vững, tin tưởng rằng cà phê Quảng Trị với thương hiệu “Cà phê Khe Sanh” sẽ tiếp tục gặt hái nhiều thành công trên thị trường, góp phần mang lại cuộc sống ấm no cho người trồng cà phê vùng núi Hướng Hóa.
Trần Anh Minh
QTO - Đón đầu mùa cao điểm du lịch sắp tới, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ du lịch, lưu trú, các điểm du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị...
QTO - Đang là lãnh đạo chủ chốt ở một xã miền núi, anh bất ngờ xin nghỉ việc, rẽ lối làm kinh tế khi thành lập hợp tác xã chuyên chăn nuôi lợn Vân Pa. Sau...
QTO - Hưởng ứng sự kiện Giờ Trái đất năm 2025, Bộ Công thương chọn chủ đề “Chuyển dịch xanh - Tương lai xanh” nhằm gửi đến cộng đồng thông điệp không chỉ...
QTO - Với đức tính cần cù, chịu thương, chịu khó học hỏi cách thức sản xuất mới, chị Nguyễn Thị Thanh, hội viên Chi hội Phụ nữ thôn Ngô Xá Đông, xã Triệu...
QTO - Thời gian qua, cấp ủy, chính quyền huyện Hải Lăng triển khai đồng bộ các giải pháp để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào địa phương, góp phần tăng...
QTO - Vùng gò đồi huyện Hải Lăng có tổng diện tích đất tự nhiên trên 30.000 ha, chủ yếu ở 5 xã Hải Phú, Hải Lâm, Hải Trường, Hải Sơn và Hải Chánh. Phát huy...
QTO - Sau hơn 13 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng, nhất trí của các tầng lớp nhân...
QTO - Sau gần 35 năm lập lại huyện Hải Lăng, bước vào thời kỳ hội nhập và phát triển, Hải Lăng hiện nay đã có bước phát triển tích cực. Vì vậy, trong đồ án...
QTO - Là vựa lúa trọng điểm của tỉnh, nông nghiệp đã khẳng định vai trò “trụ đỡ” kinh tế của huyện Hải Lăng. Trước những yêu cầu phát triển mới, huyện Hải...
QTO - Những năm qua, phong trào phụ nữ làm kinh tế được chị em hội viên trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị hưởng ứng tích cực với nhiều mô hình mang...
QTO - Năm 2025 được xác định là năm quyết định trong việc thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII; Kế hoạch phát triển kinh tế -...
QTO - Được công nhận huyện nông thôn mới (NTM) năm 2024, huyện Vĩnh Linh đang tiếp tục duy trì, nâng cao các chỉ tiêu, tiêu chí đạt chuẩn để hướng đến NTM...