
{title}
{publish}
{head}
QTO - Những năm qua, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 về đầu tư trồng cây dong riềng và bao tiêu sản phẩm, nhiều hộ người Vân Kiều ở thôn Xa Ry, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa có việc làm, nâng cao thu nhập, vươn lên xóa đói giảm nghèo. Nhờ có thị trường và đầu ra sản phẩm ổn định, diện tích dong riềng ở Xa Ry đang có hướng được nhân rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây.
![]() |
Chế biến miến dong ở Công ty Xây dựng, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 - Ảnh: M.L |
Năm 2010, sau khi nghiên cứu kỹ thời tiết, khí hậu, chất đất, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 đã quyết định đưa cây dong riềng vào trồng thí điểm tại thôn Xa Ry. Qua những niên vụ đầu cho thấy, dong riềng rất phù hợp với điều kiện tự nhiên ở Hướng Phùng nên cây phát triển tốt, ít công chăm sóc, cho năng suất, chất lượng khá. Từ kết quả này, đơn vị đã vận động người dân mở rộng diện tích, đặc biệt là chuyển đổi những diện tích đất hoang hóa, đất ven khe suối và diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng cây dong riềng. Cho đến nay, có hơn 50 hộ người dân tộc Vân Kiều ở thôn Xa Ry tham gia mô hình dong riềng với tổng diện tích trên 8 ha.
Được sự hỗ trợ hoàn toàn của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 từ công cày đất, nguồn cây giống, phân bón và kỹ thuật trồng, chăm bón, các hộ dân chỉ cần bắt tay vào trồng và chăm sóc cây dong riềng cho đến ngày thu hoạch. Toàn bộ sản phẩm củ tươi được đơn vị thu mua nên người dân rất yên tâm, tập trung lao động sản xuất. Trung bình mỗi ha dong riềng cho thu hoạch từ 30 - 35 tấn củ tươi, giá bình quân 2.500 đồng/kg, mang lại thu nhập cho các hộ dân khoảng 70 triệu đồng.
Bà Hồ Thị Lệ ở thôn Xa Ry là hộ nghèo, 2 năm nay bà được Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 hỗ trợ trồng dong riềng trên diện tích gần 3 sào, thu nhập 13 - 14 triệu đồng/năm. Bà Lệ cho biết: “Trước đây, gia đình tôi chủ yếu làm lúa rẫy, trồng sắn, năng suất và chất lượng lượng sản phẩm không cao. Được chính quyền địa phương và Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 lựa chọn, hỗ trợ giống dong riềng, kỹ thuật, phân bón, chúng tôi chuyển đổi một phần diện tích cây trồng kém hiệu quả sang trồng dong riềng. Từ khi trồng loại cây này đến nay, gia đình tôi có nguồn thu nhập ổn định hơn. Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục duy trì và nhân rộng diện tích dong riềng để phát triển kinh tế, phấn đấu sớm thoát nghèo”.
Anh Hồ Văn Chinh ở thôn Xa Ry cũng được hỗ trợ trồng 3 sào dong riềng hơn 3 năm nay cho biết: “So với các loại cây trồng khác như cà phê, sắn, ngô… thì trồng dong riềng hiệu quả kinh tế cao hơn, đặc biệt là công chăm sóc, thu hoạch đơn giản hơn, đầu ra ổn định. Hiện nay, người dân trong thôn mong muốn Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 tiếp tục hỗ trợ về giống, kỹ thuật và phân bón để nhân rộng mô hình trồng cây dong riềng ở địa phương”. Có thể nói, từ khi cây dong riềng xuất hiện ở Xa Ry đã mở lối thoát nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây, tạo động lực để họ vươn lên có cuộc sống tốt đẹp hơn. Chủ tịch UBND xã Hướng Phùng Phan Ngọc Long cho biết: “Qua các mùa trồng, cây dong riềng đặc biệt thích hợp với đất đai ở thôn Xa Ry, nhất là vùng ven khe suối, cho năng suất và lượng tinh bột cao. Năm nay, xã Hướng Phùng có kế hoạch phối hợp với Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 mở rộng diện tích để xây dựng mô hình vùng chuyên canh cây dong riềng tại địa bàn xã, tiến tới hoàn thành các hồ sơ để đề nghị công nhận dong riềng là sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao cấp tỉnh và xây dựng thương hiệu nông sản đặc trưng của xã Hướng Phùng”.
Để đảm bảo thu mua hết sản phẩm dong riềng của các hộ dân Xa Ry, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 đã đầu tư nhà máy chế biến dong riềng ngay tại địa bàn. Với sản lượng trên 300 tấn củ tươi thu mua hằng năm tại địa bàn xã Hướng Phùng, nhà máy sản xuất dong riềng của Công ty Xây dựng, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 đã chế biến thành thành phẩm miến dong, lấy thương hiệu là “Trường Sơn”. Bình quân mỗi mùa vụ dong riềng, đơn vị sản xuất trên 2,5 tấn miến dong thành phẩm. Nhờ được đầu tư kỹ từ khâu ban đầu như chọn giống, chất đất, kỹ thuật trồng và chăm sóc…, các bước chọn lọc củ tươi, sơ chế và chế biến đều được công ty tiến hành kỹ càng nên sản phẩm miến dong Trường Sơn luôn đảm bảo yếu tố an toàn thực phẩm, thơm ngon, sợi miến săn chắc và đặc biệt là giữ lại được hương vị đặc trưng của dong riềng bản địa.
Sản phẩm miến dong Trường Sơn vì thế luôn “cháy” hàng mỗi dịp cận kề Tết Nguyên đán. Hằng năm, miến dong Trường Sơn rất ít phân phối ra thị trường rộng rãi vì không đủ sản phẩm đáp ứng. Khách hàng các nơi đều đặt trước hàng tháng mới có hàng phục vụ Tết. Năm nay, nhà máy đang tập trung tăng công suất để hy vọng tăng sản phẩm đưa ra thị trường rộng hơn, phục vụ nhu cầu tết của các địa phương. Thượng tá Lê Kế Phát, Giám đốc Công ty Xây dựng, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 cho biết: “Sắp tới, đơn vị sẽ mở rộng diện tích dong riềng từ 10 - 15 ha, tập trung tại thôn Xa Ry nhằm hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số chuyển đổi cây trồng phù hợp, nhất là những hộ dân có diện tích lúa nước đã bị vùi lấp do các đợt mưa lũ năm vừa qua. Chúng tôi sẽ tổ chức ký cam kết về hình thức hỗ trợ và bao tiêu toàn bộ sản phẩm, giúp người dân yên tâm chuyển đổi cây trồng một cách phù hợp, tăng thu nhập, vươn lên xóa đói giảm nghèo bền vững”.
Minh Long
Những ngày đầu xuân Ất Tỵ 2025, trên con đường hướng về Khe Sanh miền Tây Quảng Trị, chúng tôi theo nhánh Tây đường Hồ Chí Minh, đi qua xã Hướng Phùng, huyện ...
Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 vừa có văn bản gửi UBND huyện và Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Hướng Hóa việc thống nhất triển khai thực hiện các mô hình trồng ...
Song song với nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, những năm qua, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng (KT-QP) 337 đóng tại huyện Hướng Hóa luôn tích cực phối hợp với ...
Đứng chân trên địa bàn huyện miền núi Hướng Hóa với dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn về đời sống kinh tế, bằng những việc làm ...
Thông tin từ Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 cho biết, đơn vị vừa hoàn thành đợt hỗ trợ cây, con giống cho các hộ người dân tộc thiểu số, gia đình chính sách có ...
Với định hướng đầu tư vào nông nghiệp, Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị đã chú trọng xây dựng các mô hình sản xuất, thực hiện chính sách hỗ ...
Hôm nay 11/7, Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 trang trọng tổ chức Đại hội Thi đua Quyết thắng giai đoạn 2019 - 2024. Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu 4, Thiếu ...
5 Mùa là tên một bungalow - homestay ở thôn Xa Ry, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hoá. Hai năm qua, cái tên này đã trở thành điểm đến của hàng ngàn lượt du khách ...
QTO - Hiện nay, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đang chuyển đổi dần theo hướng hữu cơ nhằm bảo vệ môi trường sản xuất và tạo ra sản phẩm sạch. Để phục vụ cho...
QTO - Những ngày này, xã Triệu Thành nói riêng, huyện Triệu Phong nói chung tổ chức nhiều hoạt động kỷ niệm 118 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn 7/4...
QTO - Thời điểm này, các hộ trồng hoa ở làng hoa An Lạc, phường Đông Giang, thành phố Đông Hà đang bước vào vụ trồng và chăm sóc hoa phục vụ Tết Nguyên đán...
QTO - Thực hiện phương án của UBND tỉnh Quảng Trị về “Khắc phục khẩn cấp thiệt hại do thiên tai trong sản xuất nông nghiệp, khẩn trương triển khai sản xuất...
QTO - Trong những năm qua, trên cơ sở đánh giá, xác định rõ tiềm năng, lợi thế so sánh, những lĩnh vực có thế mạnh, tỉnh Quảng Trị đã tranh thủ sự hỗ trợ,...
QTO - Huyện Hướng Hóa có tổng đàn trâu, bò khoảng 15.973 con. Địa hình vùng cao thuận lợi cho việc chăn thả gia súc, nhưng cũng lại là vùng chịu tác động...
QTO - Phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương, những năm gần đây xã Cam Chính, huyện Cam Lộ đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, xây dựng...
QTO - Khi khung lịch thời vụ ấn định thời gian gieo sạ vụ đông xuân 2020 - 2021 đã cận kề, các xã vùng trũng của huyện Hải Lăng hiện đang huy động tổng lực...