Cập nhật:  GMT+7

“Nhân chứng” A Mưng

(QT) - Say mê văn hóa dân tộc Vân Kiều, Pa Kô nên chỉ rảnh rỗi chút thời gian là anh Hồ Phương, Phó Trưởng Phòng Văn hóa- Thông tin huyện Đakrông lại cất công vào tận bản làng heo hút trong rừng sâu, núi thẳm để sưu tầm, tìm hiểu, nghiên cứu lễ hội, dân ca, nhạc cụ, trang phục…của đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Anh đã dành cả buổi chiều để dẫn tôi đến thăm Nhà văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Sau đó, bằng vốn hiểu biết sâu rộng về văn hóa dân tộc Vân Kiều, Pa Kô, anh giới thiệu tỉ mĩ cho tôi từng hiện vật là nhạc cụ, trang phục, công cụ săn bắt, trồng trọt của đồng bào dân tộc Pa Kô. Chỉ riêng dụng cụ để đựng lương thực, thực phẩm hay cất giữ hạt giống cũng có cả chục loại như cái xang dùng để gùi củi, gùi thực phẩm lên nương rẫy; ka ria dùng để tuốt lúa; ka ria (nữ) dùng để đựng hạt gieo trồng, đựng thực phẩm; ka ria (nhỏ) dùng để đựng hạt giống khi lên rẫy trỉa hạt; a nũa (nữ) dùng để đựng cá khi bắt cá; a đư (nam) dùng để đựng dụng cụ khi đi rừng, đi rẫy; a đư (nữ) dùng khi đi rẫy; cà oi dùng để đựng cá cho cả nam và nữ; oi dùng để đựng cá đánh bắt được…Trong số hiện vật được trưng bày tại Nhà văn hóa truyền thống các dân tộc Vân Kiều, Pa Kô, gây ấn tượng mạnh cho tôi là chiếc áo dệt bằng vỏ cây. Hỏi ra mới biết, chiếc áo ấy là hiện vật mà anh phải cất công gần mấy tháng trời tìm gặp nghệ nhân Vỗ Hươi ở bản Tân Đi 3 (xã A Vao, Đakrông) để nhờ nghệ nhân vào rừng tìm cây về dệt áo. Chiếc áo A Mưng dù mới được nghệ nhân Vỗ Hươi dệt gần đây do anh sở hữu là “độc nhất, vô nhị” đến thời điểm hiện tại.

Chú thích hình ảnh...

Anh Hồ Phương cho biết, trong nhiều dịp gặp gỡ các già làng, trưởng bản, anh được họ kể lại rằng từ xưa, đồng bào Pa Kô đã sáng tạo ra loại áo, chăn đắp bằng vỏ cây. Trước ngày vào rừng chọn cây làm áo, người dân thường tiến hành nghi lễ “Pa Rôông” để cầu nguyện “chân cứng, đá mềm” cũng như trong hành trình tìm cây sẽ may mắn chọn được cây tốt, bền, đẹp…Lễ “Pa Rôông” cũng để cầu nguyện Giàng cũng như thần rừng, thần núi phù hộ chở che để họ không gặp thú dữ trong lúc tìm chọn cây trong rừng. Sau nghi lễ “Pa Rôông”, đàn ông sẽ vào rừng để tìm chọn cây. Hành trình tìm cây có thể kéo dài hàng tháng trời vượt qua rừng rậm, suối sâu mới chọn được cây ưng ý. Bởi cây được chọn để làm áo phải hội đủ các điều kiện như chất liệu tốt, nhẹ, tránh được mối mọt, điều hòa được thân nhiệt của cơ thể…Sau khi chọn được cây sẽ là công đoạn tách vỏ cây khỏi thân rồi cắt thành từng đoạn theo ý muốn; phơi khô đập dập cho rụng hết lớp vỏ cứng bên ngoài; làm mềm lớp lụa bên trong sau đó ngâm nước nhiều ngày cho xốp; tiếp tục phơi khô thêm một lần nữa mới đến công đoạn dệt áo. Còn có thêm một cách khác nữa đó là đập cho mềm lớp vỏ bên trong rồi mang phơi sương từ 1 – 2 đêm và đập thêm lần nữa sau đó phơi khô và may vai, lườn lại để làm áo mặc. Thường loại vỏ cây được đồng bào dân tộc Pa Kô chọn làm áo là cây A Mưng. Cây A Mưng được chọn phải là cây to, lớp vỏ trên thân không bị hư hại. Khi chọn được cây A Mưng, người ta chặt từng khúc dài 1,5 m – 2 m; bóc lớp vỏ bên ngoài rồi dùng dao lột lớp vỏ lụa giữa phần thân cây và vỏ (lớp vỏ lụa của cây A Mưng rất mềm, dai mới dệt được áo A Mưng có màu sắc đẹp); chỉ để dệt áo A Mưng phải lấy từ chính sợi cây A Mưng kết lại. Ngoài việc dệt áo thì cây A Mưng còn được làm chăn để đắp trong mùa đông lạnh giá. Cách làm chăn từ vỏ cây A Mưng cũng tương tự như làm áo.

Nhiều già làng, trưởng bản nói rằng hiện nay, để tưởng nhớ, ngưỡng vọng tổ tiên, nhiều gia đình vẫn làm áo, chăn từ vỏ cây A Mưng để lưu giữ trong nhà chờ đến khi lễ, hội mang ra mặc. Chủ nhân của những chiếc áo A Mưng đẹp sẽ được hội đồng tộc trưởng biểu dương, khen thưởng. Cũng trong các dịp lễ, hội ấy, đồng bào dân tộc Pa Kô cùng nhau chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm làm áo, chăn từ vỏ cây A Mưng đạt chất lượng, thẩm mỹ cao hơn. Bởi vậy mới có chuyện, phải là gia đình giàu có, danh giá mới sở hữu áo, chăn A Mưng. Giá trị của tấm chăn A Mưng bằng giá “con lợn dài 5 gang tay” cộng với nhiều vật dụng khác. “Bây giờ các nghệ nhân dệt được áo A Mưng cứ thưa vắng dần bởi tuổi cao sức yếu… Nhiều nghệ nhân mang theo bí quyết dệt áo, chăn A Mưng về với ông bà bởi không có truyền nhân. Cũng may, hiện tại ở bản Tân Đi 3 (xã A Vao) cũng như một số bản làng trên địa bàn huyện Đakrông còn vài nghệ nhân dệt được áo, chăn A Mưng đang sống. Họ chính là “kho kinh nghiệm quý báu” để lớp trẻ học hỏi, lưu giữ văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Pa Kô. Điều đáng mừng nữa là thời gian qua cũng ở bản Tân Đi 3 có nhiều thanh niên tâm huyết như anh Hồ Văn Rin…đã đến học hỏi cách làm áo, chăn A Mưng từ nghệ nhân Vỗ Hươi. Và chính Hồ Văn Rin theo chỉ dẫn của các nghệ nhân đã đi tìm, bảo vệ, chăm sóc giống cây A Mưng với tâm nguyện sẽ phục hồi, gìn giữ trang phục truyền thống của dân tộc mình để lưu truyền cho thế hệ con cháu mai sau”, anh Hồ Phương cho biết.

Thêm một mùa lễ hội Aya (hội mùa) đang đến gần. Đâu đó dưới mái nhà sàn, nhiều gia đình đồng bào dân tộc Pa Kô mang loại nếp quý như đệp a hăm (nếp huyết), đệp cù cha (nếp than) ra xay giã để chuẩn bị nguyên liệu làm bánh peng a chooih, peng tamăr, peng a koat…dâng cúng tổ tiên, cúng Giàng. Mùa lễ hội Aya năm nay có thể sẽ thiếu vắng những chiếc áo A Mưng được mang ra mặc, nhưng tôi tin trong các mùa lễ hội Aya tới sẽ có sự hiện diện của “nhân chứng” A Mưng bởi còn đó những người tâm huyết như anh Hồ Phương, Hồ Văn Rin…đang ngày đêm đau đáu với việc bảo tồn, gìn giữ văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Pa Kô.

HOÀNG TIẾN SỸ



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Huyền thoại làng hầm

Huyền thoại làng hầm
2017-01-31 14:22:43

(QT) - Làng hầm Vĩnh Linh là một hệ thống các công trình kiến trúc kì vĩ được tạo lập trong lòng đất bằng những công cụ thô sơ tự tạo và nghị lưc phi thường của quân và dân...

Du lịch Homestay ở làng Ban Phu

Du lịch Homestay ở làng Ban Phu
2017-01-31 14:17:04

(QT) - Trong những ngày cùng Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Quảng Trị dự Hội nghị Hợp tác, xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, lao động và truyền thông 3 tỉnh Savannakhet- Quảng...

Người Quảng Trị ở Salavan

Người Quảng Trị ở Salavan
2017-01-31 14:08:17

(QT) - Biết tôi có ý định tìm hiểu về cộng đồng người Quảng Trị ở tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào, anh Nguyễn Ân, người có thâm niên gần 4 năm là nhân viên thị trường của một...

Sống khỏe nhờ cây rừng

Sống khỏe nhờ cây rừng
2017-01-31 14:01:36

(QT) - Bao đời nay, đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Tây Quảng Trị sống và lao động gắn bó với núi rừng Trường Sơn. Bởi gần gũi với cỏ cây, hoa lá nên người dân nơi đây đã tìm...

Những lần đến Quảng Trị

Những lần đến Quảng Trị
2017-01-31 13:48:54

(QT) - Lần tôi chạm Quảng Trị đầu tiên là đầu năm 1976. Theo ba về quê. Xe khách chạy xuyên đêm từ Vinh vào Huế. Trước đó chúng tôi đi tàu Thanh Hóa - Vinh. Từ Vinh vào, chạy...

Quảng Trị - Mảnh đất sâu nặng ân tình

Quảng Trị - Mảnh đất sâu nặng ân tình
2017-01-31 13:44:49

(QT) - Dọc theo lãnh thổ Việt Nam, Quảng Trị nằm thắt lại trên chiều dài Bắc- Nam của giang sơn hình chữ S. Trải qua nhiều thời đại, qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, con...

Rạng danh quê nhà

Rạng danh quê nhà
2017-01-30 22:46:13

(QT) - Tuy khác biệt về tuổi đời, xuất thân, hoàn cảnh sống… nhưng họ gặp nhau ở sự nỗ lực vươn lên để trở thành những người con ưu tú, làm rạng danh quê hương.

Miền đất biểu tượng của khát vọng hòa bình

Miền đất biểu tượng của khát vọng hòa bình
2017-01-29 23:00:30

(QT) - Không phải bây giờ mà từ lâu Quảng Trị được nhắc đến như là một biểu tượng khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của đất nước. Cái mảnh đất nhỏ bé, nơi oằn vai của...

Sắc xuân đất nước

Sắc xuân đất nước
2017-01-29 22:55:18

(QT) - Những ngày gần cuối năm, tôi có chuyến đi đến các vùng đất địa đầu Tổ quốc. Tôi đã đến Sa Vĩ, Móng Cái, Quảng Ninh và Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang, cảm nhận sắc xuân đất...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết