Cập nhật:  GMT+7

Du lịch Homestay ở làng Ban Phu

(QT) - Trong những ngày cùng Đoàn đại biểu cấp cao tỉnh Quảng Trị dự Hội nghị Hợp tác, xúc tiến thương mại, đầu tư, du lịch, lao động và truyền thông 3 tỉnh Savannakhet- Quảng Trị- Mukdahan tổ chức ở tỉnh Mukdahan, Thái Lan vào cuối tháng 8/2016 vừa qua, chúng tôi có dịp tham quan, du lịch theo kiểu Homestay ở làng Ban Phu, huyện Nón Sùng, một vùng đất nằm ở vùng ĐôngBắc Thái Lan.

Nghi lễ buộc chỉ cổ tay cho khách khi đến thăm Ban Phu

Du lịch Homestay là loại hình “du lịch xanh”, nhằm khám phá văn hóa, phong tục, tập quán, lối sống, sinh hoạt tại các vùng đất mới. Khi đi du lịch Homestay, thay vì ở khách sạn hoặc nhà nghỉ, du khách sẽ cùng ăn, cùng ở, sinh hoạt với người dân địa phương để gần gũi, hiểu biết về cách sống và nền văn hóa của họ. Làng Ban Phu là nơi sinh sống của 250 hộ, 1.200 nhân khẩu, chủ yếu là dân tộc Thái, gọi là Phu Thai, hầu hết người dân ở đây làm nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Đây cũng là vùng đất màu mỡ, khí hậu ôn hòa, trong lành, ngay cả trong những ngày hè. Môi trường cảnh sắc thiên nhiên gần gũi, nên thơ, cây cối tốt tươi, người dân sống thật thà, chất phác, có ý thức giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Cộng đồng Phu Thai được xem như là cộng đồng kiểu mẫu của tỉnh Mukdahan, Thái Lan. Được sự hỗ trợ của chính quyền và các ngành liên quan, làng Ban Phu triển khai làm du lịch cách đây hơn 10 năm, được xem là “địa chỉ vàng”, được nhận giải thưởng của Hoàng gia Thái Lan về làng yên bình, hạnh phúc từ Công chúa Maha Chakri Sirindthorn. Năm 2007, làng được nhận Giải thưởng Cộng đồng du lịch tiêu biểu. Năm 2009 nhận Giải thưởng Cộng đồng văn hóa Thái Lan tiêu biểu trong việc thực hiện theo triết lý kinh tế vừa đủ. Ông trưởng làng Ban Phu phát biểu rằng: “Làng chúng tôi tuân theo lời Đức Vua dặn làm kinh tế đủ ăn, tập trung giữ gìn, phát triển văn hóa. Thu nhập chủ yếu của người dân từ sản xuất nông nghiệp và hàng thủ công mỹ nghệ, thổ cẩm, du lịch”.

Nét đặc sắc, mới lạ của du lịch Homestay ở Ban Phu thể hiện nhiều mặt, như việc đón khách mang tính cộng đồng cao. Khi có đoàn khách tới, cả dân làng đi đón, họ mặc những trang phục truyền thống đẹp nhất. Đón khách từ xa, vừa đi, vừa hát, múa, cùng với âm thanh của các loại nhạc cụ dân tộc như kèn, trống, chiêng. Những âm thanh, giai điệu đằm thắm, thiết tha được cất lên làm cho du khách đến đây thêm phấn chấn, thích thú. So với nhiều địa phương khác, đây là vùng đất còn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống của người dân bản địa Phu Thai. Khi mới bước chân vào làng, mỗi vị khách được tặng một vòng hoa đeo cổ, hoa màu trắng, hạt nhỏ. Khách du lịch cùng với người dân địa phương đi bộ qua một đoạn đường khá dài mới đến khu vực trung tâm của Ban Phu, tạm gọi là trung tâm sinh hoạt cộng đồng, nằm bên cạnh một ngôi chùa cổ kính. Nơi khách tụ họp là một khoảng đất rộng, sân khấu ngoài trời. Sau vài lời giới thiệu, chào hỏi là các tiết mục biểu diễn văn nghệ của người dân trong làng. Từ trẻ nhỏ mới vài tuổi đến người già 60-70 tuổi cùng tham gia các tiết mục văn nghệ, đó là những bài hát múa dân gian, xen kẽ là những lời kể về vùng đất, con người ở đây. Qua bao năm tháng, người dân Ban Phu vẫn giữ gìn được bản sắc dân tộc qua từng điệu múa, bài hát dân gian, lưu giữ qua các thế hệ.

Người dân Ban Phu hát múa đón khách từ xa

Tính cộng đồng trong du lịch Homestay thể hiện ở việc mọi người cùng tham gia vào các hoạt động chung. Gần cuối các tiết mục văn nghệ, tiến hành nghi lễ buộc chỉ cổ tay, thể hiện tình cảm gắn bó, mến khách, người được buộc chỉ được cầu mong mang lại nhiều điều may mắn, của cải, làm ăn phát tài, học hành tấn tới, con đường công danh, sự nghiệp rộng mở. Những người khách du lịch ngồi quây quần bên một ông thầy để ông buộc chỉ tay và cầu nguyện về những điều tốt đẹp. Hôm đó vì phải làm một số công việc khác nên tôi không tham gia lễ buộc chỉ cổ tay với đám đông du khách. Nhưng điều kỳ lạ là một bà già trong làng, chừng 60 tuổi có tên là Pan Xông Păt Thun lại tìm tôi để buộc chỉ cổ tay, bà không quên cầu chúc cho tôi gặp nhiều may mắn. Tôi cảm động thực sự, vì trong nghi lễ quan trọng, người ta không bỏ sót một ai. Du khách đến đây ai cũng được cầu chúc điều may mắn. Tình cảm chân thật này đã làm ấm lòng những người khách phương xa. Nghe biểu diễn văn nghệ chừng hơn 2 tiếng đồng hồ, đến lúc màn đêm buông xuống thì được mời cơm. Mỗi mâm 4-5 người cùng ngồi ăn ngoài trời, không có bàn, ghế. Chỉ một cái mâm nhỏ làm bằng mây, tre cao chừng 20-30 cm. Xung quanh là các loại thức ăn như xôi đựng trong một hộp tre nhỏ, các loại canh, rau; không có món ăn nhiều tôm, thịt, cá như ở Việt Nam, mà chỉ có một ít thịt gà trong canh măng, canh chua. Trước khi ăn mọi người đều rửa tay trong một cái thau bằng nhôm có ướp các loại hoa tự nhiên hoặc người ta hòa một ít nước chanh vào đó. Không dùng đũa, muỗng, nỉa mà chỉ có bốc tay. Các món ăn của người bản địa, không có gì cao lương mỹ vị, chỉ là những sản phẩm có từ đồng ruộng, xung quanh vườn nhà nhưng ai cũng cảm thấy rất ngon, và ai cũng nghĩ rằng đây là loại thực phẩm sạch, không có thuốc bảo vệ thực vật nên bữa ăn càng đậm đà hơn. Mặc dù tiếp bạn từ xa tới nhưng hoàn toàn không có bia, rượu, không có những lời chúc tụng rườm rà. Du khách thưởng thức các món ăn. Nếu cần uống thì đã có nước khoáng, nước lọc đóng chai bằng thủy tinh. Ở nhiều nước người ta không ép ai uống rượu, bia vì như thế là không tôn trọng sự lựa chọn của người khác.

Ở Ban Phu mỗi bữa ăn thật nhẹ nhàng, không có vị khách nào phải say bí tỉ, quên mất đường về. Không phải trả những khoản tiền không cần thiết, cách sống, ăn, uống tiết kiệm, có văn hóa, không làm phiền lòng người khác. Khi ra về ai cũng nhẹ nhàng, thanh thản để mà nhớ về vùng đất này nhiều hơn. Mặc dù hình thức du lịch kiểu Homestay mang tính cộng đồng, tập thể nhưng lại được tổ chức chặt chẽ, phân công trách nhiệm rõ ràng, ai đón khách, ai tham gia văn nghệ, ai nấu nướng chuẩn bị cho bữa ăn. Người làm đều có cái tâm với công việc, do đó thức ăn không cầu kỳ nhưng được chế biến rất ngon, thể hiện trách nhiệm từng cá nhân. Sự hiếu khách toát ra từ việc đón tiếp đến tổ chức các hoạt động khác đều gây được ấn tượng ấm áp, thân thiện, tích cực. Ở Việt Nam cũng đã có nhiều nơi triển khai loại hình du lịch này như vùng Nam bộ, vùng Tây Bắc. Mong rằng du lịch Homestay được triển khai và có cơ hội phát triển ở Quảng Trị. Đây là kiểu du lịch thân thiện, gần gũi đang được nhiều người ưa thích.

HOÀNG NAM BẰNG



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Người Quảng Trị ở Salavan

Người Quảng Trị ở Salavan
2017-01-31 14:08:17

(QT) - Biết tôi có ý định tìm hiểu về cộng đồng người Quảng Trị ở tỉnh Salavan, nước CHDCND Lào, anh Nguyễn Ân, người có thâm niên gần 4 năm là nhân viên thị trường của một...

Sống khỏe nhờ cây rừng

Sống khỏe nhờ cây rừng
2017-01-31 14:01:36

(QT) - Bao đời nay, đồng bào dân tộc thiểu số ở miền Tây Quảng Trị sống và lao động gắn bó với núi rừng Trường Sơn. Bởi gần gũi với cỏ cây, hoa lá nên người dân nơi đây đã tìm...

Những lần đến Quảng Trị

Những lần đến Quảng Trị
2017-01-31 13:48:54

(QT) - Lần tôi chạm Quảng Trị đầu tiên là đầu năm 1976. Theo ba về quê. Xe khách chạy xuyên đêm từ Vinh vào Huế. Trước đó chúng tôi đi tàu Thanh Hóa - Vinh. Từ Vinh vào, chạy...

Quảng Trị - Mảnh đất sâu nặng ân tình

Quảng Trị - Mảnh đất sâu nặng ân tình
2017-01-31 13:44:49

(QT) - Dọc theo lãnh thổ Việt Nam, Quảng Trị nằm thắt lại trên chiều dài Bắc- Nam của giang sơn hình chữ S. Trải qua nhiều thời đại, qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, con...

Rạng danh quê nhà

Rạng danh quê nhà
2017-01-30 22:46:13

(QT) - Tuy khác biệt về tuổi đời, xuất thân, hoàn cảnh sống… nhưng họ gặp nhau ở sự nỗ lực vươn lên để trở thành những người con ưu tú, làm rạng danh quê hương.

Miền đất biểu tượng của khát vọng hòa bình

Miền đất biểu tượng của khát vọng hòa bình
2017-01-29 23:00:30

(QT) - Không phải bây giờ mà từ lâu Quảng Trị được nhắc đến như là một biểu tượng khát vọng hòa bình, độc lập, thống nhất của đất nước. Cái mảnh đất nhỏ bé, nơi oằn vai của...

Sắc xuân đất nước

Sắc xuân đất nước
2017-01-29 22:55:18

(QT) - Những ngày gần cuối năm, tôi có chuyến đi đến các vùng đất địa đầu Tổ quốc. Tôi đã đến Sa Vĩ, Móng Cái, Quảng Ninh và Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang, cảm nhận sắc xuân đất...

Quê hương nghĩa nặng, tình sâu

Quê hương nghĩa nặng, tình sâu
2017-01-27 23:28:14

(QT) - Những ngày này, khi mùa xuân đang về, trên quê hương Triệu Phong rợp màu cờ hoa mừng Đảng, mừng xuân và hướng đến kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Lê Duẩn. Anh...

“Thuyền bộ đội”

“Thuyền bộ đội”
2017-01-27 09:05:40

(QT) - Khi chia tay, anh Dũng thổ lộ với tôi, rằng rất muốn được xem xét cho vay vốn để nâng cấp “thuyền bộ đội” đủ sức vươn ra khơi xa, đến tận ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa....

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết