
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Hơn 60 năm vinh dự mang họ Bác Hồ, người Vân Kiều ở 2 xã Linh Thượng và Vĩnh Trường (Gio Linh) luôn nỗ lực phấn đấu, vượt khó vươn lên trên mọi lĩnh vực để xứng đáng với niềm tin mà Bác Hồ trao gửi. Những kết quả đạt được trong công cuộc bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước hôm nay là sự khẳng định lập trường một lòng theo Đảng, theo Bác của người Vân Kiều ở miền Tây Gio Linh.
![]() |
Huyện Gio Linh biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân người Vân Kiều có nhiều đóng góp trong bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. |
Tự hào được mang họ Hồ
Đi trên đường Hồ Chí Minh huyền thoại hôm nay, ngắm nhìn màu xanh bạt ngàn của những cánh rừng cao su, chúng tôi cảm thấy vui mừng khi thấy cuộc sống của người dân nơi miền Tây Gio Linh ngày một khởi sắc. Trò chuyện với chúng tôi, già làng Hồ Xuân Trung, bản Khe Me, xã Linh Thượng cho biết, những năm trở lại đây, cuộc sống của người dân nơi đây đã có nhiều thay đổi, bên cạnh sự quan tâm, hỗ trợ của Đảng, Nhà nước là sự nỗ lực vươn lên của người dân.
Tất cả đều quyết tâm xây dựng cuộc sống tốt đẹp, đưa quê hương ngày càng phát triển, xứng đáng với niềm tin mà Bác Hồ gửi gắm. Câu chuyện về người Vân Kiều, Pa Kô mang họ Hồ của Bác được người dân truyền từ đời này sang đời khác và lấy đó làm niềm tin, động lực tinh thần to lớn để vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách, hướng tới cuộc sống ấm no.
Vào năm 1946, trước khi chuẩn bị cho Tổng tuyển cử, từ chiến khu Việt Bắc, Bác Hồ cử đoàn cán bộ vào thăm hỏi đồng bào hai dân tộc Pa Kô, Vân Kiều ở mặt trận phía Tây Trị Thiên, mang theo nhiều bức hình của Bác tặng các bản, nhiều áo lụa tặng những người già và truyền đạt chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng, không để cho kẻ thù phân hóa lợi dụng.
![]() |
Cuộc sống người Vân Kiều ở miền Tây Gio Linh đổi thay từng ngày |
Để thể hiện quyết tâm một lòng theo Đảng và Bác Hồ của đồng bào, ngày 26/6/1946, được sự tổ chức của Mặt trận Liên Việt, các già làng đã tự nguyện tụ họp dưới chân núi Cóc Tăng tổ chức lễ đâm trâu, cắt máu ăn thề rằng: Người Vân Kiều, Pa Kô mãi mãi đi theo Đảng, theo Bác Hồ. Các già làng đều thống nhất quyết định lấy họ Hồ làm họ chung cho cả hai dân tộc Vân Kiều, Pa Kô. Và trong thẻ cử tri của mình, lần đầu tiên người Pa Kô, Vân Kiều đã mang họ Hồ.
Trải qua một thời gian dài hướng về miền Bắc, về Bác Hồ, đồng bào Pa Kô, Vân Kiều đã có những đóng góp quan trọng trong quá trình kháng chiến kiến quốc, đánh đuổi thực dân Pháp, lật đổ chế độ phong kiến, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Những thành tích và sự đóng góp to lớn của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô được Đảng, Bác Hồ đánh giá cao. Khi nghe tin Bác Hồ vào thăm tuyến lửa Quảng Bình - Vĩnh Linh vào ngày 16/6/1957, Ban chỉ đạo miền núi Quảng Trị đã cử đoàn công tác ra Quảng Bình để xin cho đồng bào Pa Kô, Vân Kiều được mang họ Hồ của Bác.
Khi được Bác đồng ý, ai nấy đều cảm động và thầm hứa sẽ mang lời dặn dò của Người về với đồng bào mình; cùng với đồng bào nỗ lực phấn đấu vươn lên về mọi mặt, hăng hái tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, cần cù, chịu khó trong lao động sản xuất, chung sức, chung lòng xây dựng bản làng ngày càng no ấm, hạnh phúc.
Khởi sắc ở miền Tây Gio Linh
Với tấm lòng son sắt thủy chung với Đảng và Bác Hồ, các thế hệ người Vân Kiều 2 xã Linh Thượng và Vĩnh Trường đã đồng cam cộng khổ, đoàn kết một lòng, có những đóng góp xứng đáng vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước và thực hiện tốt các nhiệm vụ xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.
Ông Hồ Văn Truyền, Bí thư Đảng ủy xã Linh Thượng cho biết, qua hơn 60 năm được vinh dự mang họ Hồ của Bác và đặc biệt sau ngày đất nước thống nhất, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Linh Thượng đã đoàn kết một lòng, khắc phục hậu quả chiến tranh; phát huy tính cần cù, chịu thương, chịu khó trong lao động, từng bước tổ chức lại sản xuất theo hướng định canh, định cư…, gặt hái nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế-xã hội, giữ vững quốc phòng-an ninh.
Trong phát triển kinh tế, các xã hình thành vùng trồng cây cao su, hồ tiêu, rừng sản xuất. Người Vân Kiều mạnh dạn đầu tư vốn phát triển trồng rừng, với quyết tâm phủ xanh những mảnh đất hoang hóa, đồi núi trọc. Hiện nay, toàn xã có có 153 ha cao su, đã đưa vào khai thác 53 ha; hơn 1.360 ha rừng trồng, trong đó rừng trồng của hộ gia đình hơn 860 ha; cây bơ, cây hồ tiêu đem lại giá trị kinh tế cao.
![]() |
Người Vân Kiều tích cực phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương |
Chăn nuôi phát triển khá, góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Các ngành dịch vụ có bước phát triển hơn trước, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của đời sống xã hội. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng văn hóa được triển khai đến tận thôn bản; các phong tục tập quán truyền thống được giữ gìn và phát huy, các hủ tục lạc hậu được xóa bỏ; đời sống vật chất, tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, thu nhập bình quân đầu người đạt 18 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm qua từng năm.
Cũng như xã Linh Thượng, xã Vĩnh Trường luôn nêu cao tinh thần quyết tâm thực hiện tốt lời hứa với Bác bằng những việc làm thiết thực. Ông Hồ Văn Sâm, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Trường cho biết, trong sản xuất nông nghiệp đã có bước phát triển về trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Toàn xã có 125 ha cao su tiểu điền, trong đó đưa vào khai thác 43 ha; diện tích rừng trồng toàn xã là 350 ha; bình quân hàng năm trồng mới từ 25 - 40 ha; vùng sắn nguyên liệu được mở rộng với 30 ha.
Chăn nuôi phát triển khá, góp phần tăng giá trị sản xuất nông nghiệp. Tổng đàn trâu, bò gần 300 con; đàn lợn gần 500 con, đàn gia cầm 4.000 con. Các ngành nghề dịch vụ được hình thành đáp ứng nhu cầu đời sống nhân dân trên địa bàn. Toàn xã có 18 cơ sở kinh doanh buôn bán, 1 cơ sở sản xuất hương, 2 cơ sở xay xát lúa và một số cơ sở sửa chữa xe máy, dịch vụ ăn uống, vận tải, giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 17 triệu đồng.
Đời sống người dân ngày càng được nâng cao, bộ mặt bản làng ngày thêm đổi mới. Một trong những điểm sáng nơi miền Tây Gio Linh đó là những tấm gương người Vân Kiều mang họ Bác Hồ gương mẫu, tiên phong trên các lĩnh vực, có nhiều đóng góp quan trọng cho quê hương, đất nước từ trong các cuộc kháng chiến đến thời hòa bình. Tiêu biểu như ông Hồ Vê, thôn Xóm Bàu (Vĩnh Trường).
Ông cho biết, trở về cuộc sống đời thường, ông gặp rất nhiều khó khăn bởi vết thương trong chiến tranh và cuộc sống nghèo khó. Nhưng với suy nghĩ là một người lính Cụ Hồ, lại được vinh dự mang họ của Bác thì phải biết vượt lên để xây dựng cuộc sống tốt đẹp. Hiện nay, ông đã xây dựng trang trại tổng hợp rộng gần 12 ha, trong đó có hơn 6 ha rừng trồng, 3 ha cao su, hàng chục con trâu, bò… thu nhập hàng năm trên 100 triệu đồng.
Ông thường xuyên hỗ trợ, giúp đỡ vốn, kinh nghiệm cho những người dân có hoàn cảnh khó khăn vươn lên làm giàu. Nhiều người dân trong xã biết ơn tấm lòng, sự hỗ trợ của ông, bởi nhờ ông mà họ đã thay đổi cuộc sống. Với niềm tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, ghi nhớ sâu sắc công ơn của Bác Hồ, người Vân Kiều xã Linh Thượng và Vĩnh Trường hôm nay nguyện đoàn kết, chung sức, chung lòng để có nhiều đóng góp hơn nữa cho quê hương, đất nước, đưa bản làng và cuộc sống người dân ngày một đi lên no ấm, văn minh.
Hoài Nhung
Trong quá trình bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước, đồng bào dân tộc Vân Kiều, Pa Kô luôn một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ và đem hết sức lực, trí tuệ cống ...
Với vai trò là người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, nhiều năm nay, bà Hồ Thị Thanh, người Vân Kiều ở thôn Phú Thiềng, xã Mò Ó, huyện Đakrông luôn ...
Nữ bác sĩ Hồ Thị Hữu (sinh năm 1974), là người dân tộc Bru-Vân Kiều, ở xã Thanh, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị. Bác sĩ Hữu có hơn 25 năm gắn bó với công tác ...
Đời sống tâm linh của người Vân Kiều và Pa Kô ở Quảng Trị rất phong phú và có nhiều nét đặc trưng. Qua thời gian các dân tộc thiểu số biết chọn lọc, bài trừ ...
Trong thời đại khoa học công nghệ phát triển, người Vân Kiều, Pa Kô ở huyện Đakrông không cho phép mình chậm chân. Bằng nỗ lực bản thân và sự tiếp sức của các ...
Những ngày này, khi mùa xuân đang về, đồng bào Vân Kiều, Pa Kô đang hối hả hoàn thành nốt những công việc còn lại của năm cũ để đón một cái Tết thật ấm áp, vui ...
Anh Hồ Văn Khun, người dân tộc Vân Kiều ở bản Cồn, xã Tân Lập, huyện Hướng Hóa là một nông dân cần cù, chịu thương, chịu khó. Đặc biệt, anh luôn biết cách tìm ...
Văn hóa phi vật thể của đồng bào Vân Kiều, Pa Kô ở miền Tây Quảng Trị rất phong phú, đa dạng. Trong đó, nhạc cụ chiếm vai trò quan trọng trong việc chuyển tải ...
QTO - Dịp 30/4 – 1/5 năm nay mặc dù được nghỉ lễ 5 ngày, nhưng trên công trường Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn...
QTO - Mấy tuần trước, Báo Tiền Phong vừa tổ chức giải Marathon truyền thống lần thứ 66 của tờ báo này ở Quảng Trị mang tên “Khúc khải hoàn” nhân dịp 50 năm...
(QT) - Ở thôn Hồ, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, rừng là cái gì đó rất gần gũi, thân thiết. Đến nỗi, cả bản làng buồn bã suốt mấy ngày trời khi thấy nhiều cây rừng bị… bão quật...
(QT) - Không biết từ bao giờ, hàng chục chiếc đò ngang trên suốt dọc dòng sông Sê Pôn chảy qua các xã vùng Lìa cứ ngày đêm đưa, đón hành khách cùng nông sản sang sông. Chính...
(QT) - Thoạt nhìn từ xa, bức tượng nổi bật trong xưởng của người nghệ nhân với kích thước lớn: chiều cao 3,25 m, nặng gần 3,5 tấn. Tượng được làm từ gỗ xá xị nguyên khối ngâm...
“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Đó là cách nghĩ, cách làm của anh Lê Đức Anh, giáo viên tổng phụ trách Trường THCS Húc, huyện Hướng Hóa. Từng tham gia rất nhiều hoạt...
(QT) - Từng có một thời, người Pa Kô ở xã A Bung, huyện Đakrông xếp khung cửi vào góc nhà, chái bếp. Nặng tình với thổ cẩm, chị Đoàn Thị Nga (sinh năm 1947) đã “đánh thức”...
(QT) - Giữ làm sao để hết đời mình, đời sau con cháu vẫn yêu tha thiết, gắn hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp phát triển bó và duy trì nét văn hóa đặc sắc chèo cạn làng Tùng Luật...