Cập nhật: Thứ 5, 07/06/2012 | 11:32 GMT+7

Người “truyền lửa” cho nông dân làm giàu

(QT) - Sinh ra và lớn lên ở một vùng quê nghèo thuần nông nên ông luôn trăn trở làm sao để người nông dân không những thoát nghèo mà còn giàu lên trên chính mảnh đất của mình. Bằng kiến thức và lòng nhiệt huyết, ông Võ Sĩ Hiền, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã không quản khó khăn vất vả, ngày đêm “truyền lửa” cho những người nông dân nơi đây vươn lên làm giàu. Quê ông Võ Sĩ Hiền ở xã Triệu Phước (Triệu Phong). Lúc mới lên nhận công tác tại Hướng Hóa, ông Hiền được phân công làm việc ở văn phòng UBND huyện, ít năm sau ông chuyển sang công tác tại Hội Nông dân. Làm việc ở Hội Nông dân, ông thường xuyên vào tận các thôn bản vùng sâu, vùng xa để vận động bà con nông dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ những tập quán canh tác lạc hậu, năng suất kém, cùng ăn ở với bà con nông dân để chia sẻ những khó khăn vướng mắc trong canh tác, tìm ra một hướng canh tác mới, có hiệu quả, cho năng suất cao để bà con cùng làm, giúp người dân nơi đây có cuộc sống ổn định.

Ông Hiền luôn miệt mài nghiên cứu các phương pháp mới trong sản xuất nông nghiệp.

Đã đi nhiều nơi, đặc biệt là những xã vùng sâu vùng xa và thực hiện nhiều cuộc vận động nhưng ông Hiền vẫn nhớ như in lần ông vào vận động bà con thay đổi tập quán canh tác ở xã Hướng Lập. Ông Hiền nhớ lại: “Ngày đó đường sá chưa có, phương tiện đi lại còn thiếu thốn, lại đúng vào mùa mưa lũ, để vào Hướng Lập vận động bà con làm ăn, tôi phải mất đến hơn nửa tháng để vào đến nơi. Do thông thạo tiếng Pa kô, Vân kiều nên tôi dễ dàng tiếp cận được với người dân. Ở Hướng Lập 15 ngày là 15 ngày cùng ăn cùng ở, cùng canh tác với bà con. Đêm đêm tôi nhờ các già làng họp dân để hướng dẫn, thuyết phục bà con áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào canh tác, đặc biệt là việc bón phân cho cây lúa. Sau khi hoàn thành việc vận động, tôi định quay ra thì gặp lũ thượng nguồn đổ về, nước sông lên cao không qua được nên tiếp tục ở lại ăn ở và làm việc với bà con. Sống cùng bà con ăn sắn, ăn khoai nhưng được bà con tin tưởng làm theo tôi thấy ấm lòng". Nhờ những nỗ lực của các cấp hội, chính quyền địa phương và ông Hiền trong việc vận động bà con nông dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm ăn mà nhiều loại cây trồng mới cho năng suất cao được trồng, thay đổi dần việc trồng lúa rẫy bằng lúa nước, nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả ra đời, đặc biệt là các mô hình vườn, ao, chuồng, rừng đem lại thu nhập khá. Năm 2002 ông Võ Sĩ Hiền được bầu làm Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hướng Hóa. Với cương vị mới, việc đầu tiên ông thực hiện là củng cố và kiện toàn nhân sự của các Hội Nông dân cơ sở. Nhờ đó, tổ chức Hội Nông dân của 22 xã, thị trấn trên địa bàn hoạt động ngày càng hiệu quả. Theo ông Hiền, người làm công tác hội phải có phương pháp linh hoạt, phù hợp, hiệu quả để nông dân nghe và tin theo. Muốn có phương pháp hay cần thường xuyên tiếp xúc, gần gũi với bà con để biết họ cần gì rồi từ đó có cách tuyên truyền, hỗ trợ. Mặt khác, cán bộ hội nói cái gì cũng phải chứng minh bằng hiệu quả thực tế, nếu không thì có tâm huyết đến mấy nông dân cũng khó nghe theo. Không chỉ dừng lại ở việc đến các thôn bản để vận động xây dựng tổ chức hội vững mạnh, ông Hiền cùng lãnh đạo Hội Nông dân huyện còn tổ chức nhiều phong trào để người dân trao đổi kinh nghiệm, cùng nhau làm giàu, trong đó, đặc biệt phải kể đến phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh, dịch vụ giỏi. Thành quả của các cuộc vận động, các phong trào đã được ghi nhận bằng chính sự phát triển về kinh tế của bà con nông dân. Chỉ tính đến cuối năm 2011, trên địa bàn huyện đã có 2.196 hộ sản xuất, kinh doanh giỏi, trong đó hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp cơ sở là 1.586 hộ, cấp huyện là 383 hộ, cấp tỉnh 175 hộ và cấp Trung ương 52 hộ. Với những kết quả đó, Hội Nông dân huyện Hướng Hóa đã được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của Trung ương Hội Nông dân, của tỉnh và huyện. Riêng ông Võ Sĩ Hiền đã 5 lần được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tặng bằng khen cùng nhiều bằng khen, giấy khen, kỷ niệm chương của các cấp, ngành trao tặng. Bài, ảnh: NAM HẢI



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Làm giàu từ đồng đất quê nhà
22:30 26/06/2023

Trong suy nghĩ của CCB Hoàng Hồng Sơn (sinh năm 1968), Chủ tịch Hội Cựu chiến binh (CCB) xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, đất nông nghiệp quê nhà luôn là tiềm ...

Những cựu chiến binh hăng hái làm giàu
22:40 18/07/2023

Phát huy phẩm chất, bản lĩnh của người lính Bộ đội Cụ Hồ trong thời bình, nhiều cựu chiến binh (CCB) ở huyện Triệu Phong đã sôi nổi thi đua phát triển kinh tế, ...

Nông dân Gio Linh nỗ lực xây dựng quê hương
22:25 06/04/2023

5 năm qua, Hội Nông dân huyện Gio Linh luôn thực hiện tốt công tác xây dựng hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trở thành chỗ dựa tin cậy của nông ...

Khai thác rong mơ, lợi bất cập hại

Khai thác rong mơ, lợi bất cập hại
04:30 07/06/2012

(QT) - Mấy năm trở lại đây, cứ đến mùa hè nhiều ngư dân vùng biển Vĩnh Thạch (Vĩnh Linh, Quảng Trị) lại đổ xô đi “vét” rong mơ (theo cách gọi của người dân địa phương là rau...

Hướng Hóa: Được mùa vụ lúa đông xuân

Hướng Hóa: Được mùa vụ lúa đông xuân
23:56 06/06/2012

(QT) - Trong những ngày này, bà con nông dân trên địa bàn huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) tập trung ra đồng thu hoạch lúa vụ đông xuân. Niềm vui, niềm phấn khởi hiện rõ trên từng...

Hải Lăng: Diện tích cây cao su đạt 520 ha

Hải Lăng: Diện tích cây cao su đạt 520 ha
23:54 06/06/2012

(QT) - Thực hiện chương trình mục tiêu phát triển cây trồng- vật nuôi của tỉnh Quảng Trị, từ năm 2008 đến nay huyện Hải Lăng đã chuyển đổi một số diện tích vùng gò đồi, đất lâm...

Khai thác hợp lý tiềm năng biển, đảo

Khai thác hợp lý tiềm năng biển, đảo
05:20 05/06/2012

(QT) - Biển đã và đang tạo ra những cơ hội và thách thức cho loài người. Chính vì vậy, Ngày Môi trường thế giới năm nay (5/6/2012) nhân loại tiếp tục đặt vai trò của Biển lên...

POWERED BY
Việt Long