
{title}
{publish}
{head}
(QT) - Tôi tìm đến thôn Tân Quang, xã Cam Tuyền (Cam Lộ, Quảng Trị) gặp chị Nguyễn Thị Lý Nhạn, người phụ nữ quyết tâm vượt nghèo trở thành khá giả, để rồi đạt được ước mơ của mình là tốt nghiệp đại học Quản lý hành chính. Cách trung tâm huyện Cam Lộ khoảng 14 km về phía tây nam, thôn Tân Quang nằm cạnh bản Chùa, là một địa phương miền núi được thành lập từ sau ngày quê hương giải phóng, người dân phần lớn là ở xã Cam Thành đến làm kinh tế mới. Đất đai cằn cỗi, mùa màng phụ thuộc vào thiên nhiên là chủ yếu, hơn nữa trình độ dân trí còn thấp nên nhìn chung đời sống của bà con nơi đây vẫn còn nghèo. Chị Nhạn sinh ra trong một gia đình đông con, là chị cả của 8 người em, kinh tế gia đình rất khó khăn. Vất vả nhiều lắm chị mới theo hết THPT, còn giảng đường đại học chỉ mãi mãi trong giấc mơ của chị. Năm tháng nhọc nhằn đi qua, mối tình đầu của chị cũng bỏ chị mà đi, chị bơ vơ một mình nuôi con nhỏ trong sự xa lánh của người thân. Để có tiền nuôi con nhỏ, chị phải vay tiền nóng dùng vào buôn bán hàng rong tạm thời. Phương tiện đi lại không có, chị mượn chiếc xe đạp cũ của một người hàng xóm rồi mua hàng thực phẩm từ chợ phiên rong ruổi khắp nơi để bán, từ bản Chùa đến các xã Linh Thượng, Vĩnh Trường (huyện Gio Linh); chị vừa bán vừa đổi hàng nông sản như đậu, sắn, củi, phế liệu… sau đó đem về bán lại cho các chủ thu mua. Cứ thế ngày qua ngày, chị cần mẫn làm ăn. Cuối năm 2005, chị được chi hội phụ nữ thôn Tân Quang cho vay 20 triệu đồng với lãi suất thấp đầu tư chăn nuôi, giải quyết việc làm. Chị dành 15 triệu đồng làm nhà ở, còn 5 triệu đồng chị chăn nuôi lợn nái. Giai đoạn đầu chị vẫn thấy lo lo, sợ chăn nuôi thất bại thì lấy đâu ra vốn để trả nợ cho hội phụ nữ... Thế nhưng nỗi lo sớm tan biến bởi sự cần cù, chịu khó và lòng quyết tâm vươn lên không chịu đói nghèo nên chỉ sau hai năm chị trả hết vốn và lãi. Từ hiệu quả vốn vay, chi hội phụ nữ thôn tin tưởng tiếp tục cho chị vay lại 25 triệu đồng để mở rộng chăn nuôi. Khi có vốn lớn, chị nghĩ đến đầu tư trồng rừng. Theo chị, chăn nuôi lợn và trồng rừng là hai lĩnh vực bổ trợ cho nhau để phát triển kinh tế gia đình hiệu quả. Với mục tiêu “lấy ngắn, nuôi dài”, chị bắt đầu lao vào làm ăn không kể ngày đêm. Ban ngày trồng rừng, đêm về nấu rượu lấy hèm làm thức ăn cho lợn. Ngoài ra chị còn tranh thủ đi buôn hàng nông sản theo vụ mùa kiếm lời. Trong 3 năm gần đây, trại lợn của chị Nhạn lúc nào cũng có 7 con lợn nái, 20-30 con lợn thịt, hàng trăm lợn con, đàn gà vịt từ 70-100 con. Hiện nay chị đang nuôi thử giống chồn hương, theo chị đây là mô hình chăn nuôi mới mang lại hiệu quả, chị sẽ tiếp tục tiếp cận kỹ thuật và học thêm kinh nghiệm ở các nơi đã phát triển mô hình này để đầu tư. Song song với việc phát triển chăn nuôi, chị Nhạn tiếp tục trồng thêm rừng. Hiện nay rừng keo lai của chị gồm 3 ha (7 năm tuổi), 5 ha (3 năm tuổi), 1 ha (1 năm tuổi) và 0,5 ha cao su tiểu điền. Không phụ bàn tay chăm sóc của chị, những rừng cây của chị luôn luôn phát triển xanh tốt. Say sưa trong câu chuyện chăn nuôi và trồng rừng, tôi chợt hỏi chị: “Thời gian rảnh rỗi đối với chị gần như không có, nhưng được biết chị vừa hoàn thành xong chương trình lớp đại học Quản lý Hành chính?”. Chị Nhạn cười vui vẻ: “4 năm trở lại đây mình vừa nuôi lợn, trồng rừng, vừa đi học lớp tại chức mở tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Quảng Trị. Vất vả đường đi thôi, nhất là trời mưa. Còn thời gian ư? mình sắp xếp công việc hợp lý, thuê người giúp việc trông coi gia đình và đưa đón cháu đi học, ngoài ra, mình còn nhờ bố mẹ và các em giúp đỡ!” Nhìn vào ánh mắt sáng ngời của chị, tôi nhận rõ chị rất hạnh phúc. Bởi trong 7 năm qua, một khoảng thời gian buồn nhiều hơn vui nhưng với ý thức vươn lên không chịu đói nghèo và niềm tin vào cuộc sống đã giúp cho người phụ nghèo như chị đạt được thành quả một cách trọn vẹn như ngày hôm nay: có của ăn, của để, phụ giúp bố mẹ nuôi các em ăn học, hoàn thành ước mơ còn dang dở là học Đại học, có con ngoan, học giỏi. Chị Nhạn khiêm tốn tâm sự: “Mình làm cán bộ y tế thôn đã 5 năm nay nhưng chỉ qua lớp sơ cấp, ngoài ra mình còn kiêm công tác dân số của thôn rất cần đến kiến thức quản lý, kỹ năng giao tiếp… nên cần phải học thêm. Hơn nữa mình đang có kế hoạch trong những năm tới là sẽ khai thác hết diện tích rừng trồng để đầu tư cho dự án mới nên rất cần đến bằng quản lý.” Chia tay chị Nguyễn Thị Lý Nhạn, trong tôi bồi hồi cảm xúc và lòng khâm phục về một người phụ nữ đi qua nhiều thăng trầm đã biết đứng lên làm chủ cuộc sống được mọi người biết đến. LÊ THỊ DÂU
Những năm qua, phong trào phụ nữ làm kinh tế được chị em hội viên trên địa bàn huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị hưởng ứng tích cực với nhiều mô hình mang lại hiệu ...
Nhiều lần đến xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh, chúng tôi nghe chị em phụ nữ xã kể về chị Hoàng Thị Tình ở thôn Minh Phước, một tấm gương phụ nữ tiêu biểu ở địa ...
Sau gần 2 tiếng đồng hồ đi xe gắn máy từ TP. Đông Hà lên thôn Tà Lao, xã Tà Long (Đakrông) chúng tôi mới có dịp gặp được chị Hồ Thị Ngam, (42 tuổi), người dân ...
Bằng nhiều hoạt động hỗ trợ thiết thực, hiệu quả, thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đakrông đã tiếp sức cho các hội viên vượt qua nghịch cảnh, ...
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân. Với hơn 50% lực lượng lao ...
Thời gian qua, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Quảng Trị đã phối hợp chặt chẽ với Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) tỉnh và các đơn vị đồng hành triển khai hiệu quả ...
Chị Đoàn Thị Thu Sương (sinh năm 1977), ở thôn Đông Dương, xã Hải Dương, huyện Hải Lăng được nhiều người yêu mến, tín nhiệm bởi ngoài là một chi hội trưởng phụ ...
Đến thôn Nguồn Rào Pin, xã Hướng Sơn, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, nhiều người thường dừng lại trước một căn nhà khang trang, nổi bật ở thôn và không khỏi ...
QTO - Nghĩa tình tháng 7 là hành trình tri ân của Báo Kinh tế & Đô thị, Báo Quảng Trị để nhân lên tình cảm, sự ghi nhớ công lao của các gia đình chính...
QTO - Để tiếp tục tạo chuyển biến tích cực trong đảm bảo trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị sau khi công an cấp huyện không còn,...
(QT) - Xác định công tác văn thư, lưu trữ và nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ trong hoạt động quản lý nhà nước, nhất là tăng...
(QT) - Những ngày cuối tháng 5, cơn nóng oi bức của mùa hè dần bị xua tan đi, trời Đông Hà như xanh trong, dịu lại. Đó là điều kiện thuận lợi để chúng ta đón tiếp đoàn lãnh đạo...
(SGGP) - Ngày 5-6, UBND tỉnh Tây Ninh quyết định thu hồi giấy chứng nhận đầu tư (CNĐT) dự án Trường Đại học Khai Minh, đồng thời yêu cầu chủ dự án nộp lại bản gốc giấy CNĐT và...
* Đình chỉ Chủ tịch Hội đồng thi Trường THPT dân lập Đồi Ngô
(QT) - Từng là người lính trên chiến trường Trường Sơn nên ông Lê Kim Thơ, nguyên Giám đốc Nhà máy 334 luôn trăn trở với những thiệt hại mà người dân Quảng Trị gánh chịu sau...
(QT) - Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” qua 5 năm triển khai đã trở thành trở thành sinh hoạt chính trị rộng lớn, có sức lan toả sâu rộng và...