
{title}
{publish}
{head}
QTO - Hoàng Thị Diệu Thùy (26 tuổi) ở Khu phố 6, Phường 3, TP.Đông Hà là cô giáo dạy dẫn chương trình (MC) rất thân quen với các phụ huynh có con em trong độ tuổi từ 4 đến 12. Qua mỗi bài học, cô đã giúp khơi dậy sự tự tin, khả năng giao tiếp, thuyết trình trước công chúng cho các bạn nhỏ đam mê hoạt động này.
![]() |
Lớp học MC của cô Diệu Thùy -Ảnh: TÚ LINH |
MC thiếu nhi xuất sắc toàn quốc
Vóc dáng nhỏ nhắn, thông minh, thần thái luôn tươi tắn, cô giáo trẻ Diệu Thùy luôn toát lên sự tự tin. Diệu Thùy chia sẻ, MC là viết tắt của từ tiếng Anh Master of Ceremonies, nghĩa là người hướng dẫn khán thính giả trong một buổi trình diễn hay còn được gọi là người dẫn chương trình. Mỗi lần xem ti vi thấy các nhân vật nổi tiếng dẫn chương trình, Diệu Thùy luôn ước mơ lớn lên sẽ làm nghề MC. Ngày đó, cô luôn mặc cảm về bản thân là học sinh ở vùng ven TP. Đông Hà nên không bằng các bạn ở trung tâm thành phố về mọi mặt, nhất là trong các hoạt động giao lưu văn hoá, văn nghệ. Vì thế, Diệu Thùy đã sớm nuôi khát vọng đi theo nghề này để rèn cho mình phong cách tự tin hơn.
Diệu Thùy tình cờ bén duyên với việc dẫn chương trình kể từ năm học lớp 3. Ngày đó, Nhà Thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tổ chức tuyển chọn người dẫn chương trình nhỏ tuổi cho Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ tỉnh, Diệu Thùy được giới thiệu tham gia. Vượt qua hơn 100 bạn thiếu nhi đến từ các địa phương trong tỉnh, Diệu Thùy được chọn dẫn chương trình của Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ năm đó. Sự kiện này là một bước ngoặt lớn giúp Diệu Thùy vượt qua mặc cảm, tự tin để đi cùng niềm đam mê của mình. Cô quyết tâm vừa học văn hóa, vừa rèn luyện năng khiếu yêu thích của mình. Nổi bật nhất, đến năm học lớp 5, Diệu Thùy được Nhà Thiếu nhi tỉnh chọn là đại diện duy nhất cho thiếu nhi tỉnh Quảng Trị tham gia cuộc thi “Búp Sen hồng” tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Sự đam mê với việc được làm MC, kinh nghiệm có được qua các sân chơi cấp tỉnh cùng với tài năng ngày càng được rèn dũa và bản lĩnh sân khấu đã giúp cô thiếu nhi Quảng Trị thăng hoa. Diệu Thùy đã đoạt giải thưởng một trong 5 thiếu nhi dẫn chương trình xuất sắc nhất toàn quốc. Từ đó, cô tiếp tục hoàn thiện mình hơn nữa để trở thành nhân vật “quan trọng” trong hầu hết các sự kiện lớn nhỏ của Nhà Thiếu nhi tỉnh thời bấy giờ.
![]() |
Diệu Thùy làm MC chương trình “Vui hội trăng rằm” do Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức năm 2020 -Ảnh: TÚ LINH |
Những ngày sinh viên, tranh thủ thời gian nghỉ hè, Diệu Thùy hợp tác với Nhà Thiếu nhi tỉnh tổ chức cuộc thi Rung chuông vàng, Sân chơi cuối tuần để lại nhiều ấn tượng cho các em nhỏ và phụ huynh cũng như thầy cô giáo của Nhà Thiếu nhi tỉnh. Trở về Quảng Trị sau khi tốt nghiệp Trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình 1 và các lớp học MC chuyên nghiệp nâng cao, Diệu Thùy được Nhà Thiếu nhi tỉnh mời dạy các lớp học làm MC rồi gắn bó với nghề từ đó.
Diệu Thùy cho biết, học sinh của cô không nhất thiết phải trở thành MC thực thụ trong các sự kiện, mà chủ yếu nâng cao khả năng giao tiếp, diễn đạt mạch lạc, mạnh dạn trước công chúng; giúp các em nhận ra tầm quan trọng của giao tiếp để tự tin hơn trong cuộc sống. Cuộc sống hiện đại với sự phát triển của công nghệ thông tin có nhiều nội dung hấp dẫn đã khiến nhiều em học sinh ngày càng dành thời gian tiếp xúc với những phương tiện nghe nhìn, mà ít giao tiếp với những người xung quanh, từ đó các em trở nên nhút nhát, ngại đám đông, thiếu tự tin khi giao tiếp. Nhiều phụ huynh cho con mình đến học MC với cô Diệu Thùy không hẳn mong con trở thành người dẫn chương trình giỏi, mà phần lớn nhờ cô rèn luyện cho các con trở nên tự tin hơn trong giao tiếp giữa đám đông cùng khả năng ăn nói lưu loát. Cô Diệu Thùy chia sẻ, khi đối diện với một vấn đề nào đó, dù bản thân mình có giỏi đến đâu đi nữa nhưng không biết diễn đạt những gì mình mong muốn cho mọi người hiểu thì đó là thiệt thòi lớn của bản thân, vì thế khả năng giao tiếp rất quan trọng.
Cô giáo thân thiện
Các em thiếu nhi luôn thích thú đến học với cô Diệu Thùy bởi ngoài việc dạy giỏi, cô luôn thân thiện, gần gũi với học sinh. Có nhiều em gia đình ở huyện miền núi Đakrông hay ở Vĩnh Linh nhưng bố, mẹ vẫn bố trí thời gian chở con về Đông Hà một tuần hai buổi để học làm MC. Các học sinh của cô trong độ tuổi từ 4 đến 12, được học nội dung dẫn chương trình từ căn bản đến nâng cao như: kỹ năng điều khiển giọng nói, phát âm, làm chủ sân khấu, hoạt náo đám đông; diễn xuất, biểu cảm gương mặt; sử dụng ngôn ngữ hình thể; giao tiếp, thuyết trình trước đám đông; dựng chương trình; xử lý tình huống, được thiết kế tập trung vào 3 phần trong mỗi khóa học, đó là truyền hình, sân khấu và hoạt ngôn.
Phần truyền hình quan trọng nhất là xử lý giọng của học sinh để đọc phát thanh nhưng khó khăn lớn nhất là luyện giọng bởi các em chủ yếu nói giọng địa phương, chưa phát âm đúng thanh điệu. Diệu Thùy luôn chú trọng rèn luyện, điều chỉnh giọng nói của các em sao cho tròn vành, rõ chữ; tiếp đến là nhịp điệu của từng câu, chữ để sau mỗi buổi học, giọng nói các em được tốt hơn. Giọng nói là điểm nhấn đầu tiên để truyền đạt ý tưởng, thông điệp của chương trình đến với khán giả và người hâm mộ, vì vậy khẩu hình miệng phải được chỉnh sửa để nói to, rõ, tự nhiên và có duyên. Ngôn ngữ cơ thể của người dẫn chương trình cũng không kém phần quan trọng, như ánh mắt để thu hút người giao tiếp với mình; gật đầu thể hiện quan điểm đồng tình; tư thế, tay, chân để diễn đạt sự khẳng định trước một vấn đề nào đó. Trong khi dẫn chuyện, từ dáng đứng, ngồi, ánh mắt, biểu cảm của MC đều ảnh hưởng đến khán giả, ban giám khảo. Do đó, MC cần điều chỉnh ngôn ngữ cơ thể cho phù hợp. Sau khi xử lý xong phần truyền hình, học sinh thực hành tại lớp và cô giáo ghi hình để phân tích những thiếu sót, kịp thời bổ sung, điều chỉnh cho từng học sinh ngày càng tiến bộ hơn.
![]() |
Diệu Thùy tự sản xuất video clip “Mỗi tuần một cuốn sách” giúp học sinh hứng khởi hơn trong học tập -Ảnh: TÚ LINH |
Ở phần xử lý sân khấu, học sinh được dạy xử lý các tình huống như khi bị rơi kịch bản, micro bị trục trặc, hay bị quên nội dung kịch bản… Các em được thực hành nói trước 10 người, rồi 20 người, 30 người hay nhiều hơn nữa để tăng dần sự mạnh dạn, bình tĩnh và tự tin xử lý các tình huống có thể gặp phải khi nói trước đám đông. Phần cuối là hoạt ngôn. Đây là phần nâng cao, có thể nằm ngoài kịch bản gồm giao lưu với khán giả, xử lý tình huống khi gặp khán giả không lịch sự, không hợp tác… thì người dẫn chương trình cần phải biết lựa chọn ngôn ngữ phù hợp để giải quyết tình huống.
Gần đây, Diệu Thùy mở một chuyên mục mới để tăng tính hấp dẫn cho các khóa học có tên “Mỗi tuần một cuốn sách”. Học sinh được lựa chọn những quyển sách yêu thích nhất, tự đọc sách, tự viết bài nộp cho cô giáo kiểm duyệt, sau đó được quay video clip giới thiệu sách. Các video clip đạt yêu cầu sẽ được phát trên chuyên mục Tạp chí Tuổi hoa của Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh. Hài lòng về chương trình dạy của mình, Diệu Thùy chia sẻ các lớp học luôn mang đến cho cô giáo niềm vui, sự say mê nghề nghiệp. Học sinh được cô giáo tiếp thêm nguồn năng lượng để thể hiện sự tự tin, mạnh dạn khi bước vào cuộc sống sau này. Có lần đến lớp, Diệu Thùy bỗng nghe tiếng reo của một bé gái: “Cô Thùy ơi, cháu được nổi tiếng rồi. Cả trường cháu ai cũng biết cháu qua video clip giới thiệu sách trên Đài phát thanh - Truyền hình tỉnh”. Bao nhiêu mệt mỏi như tan biến, Diệu Thùy thấy có động lực hẳn lên. Cháu bé đó đang học lớp 3, trước kia rất nhút nhát, ít giao tiếp, sợ đám đông và khó diễn đạt ngôn ngữ. Vậy mà sau một khóa học 3 tháng, cháu đã tự tin rất nhiều.
Trong mắt của các phụ huynh và học sinh, Diệu Thùy luôn xứng đáng là người khơi dậy tiềm năng, sự tự tin trong mỗi con trẻ.
Tú Linh
Nhằm khơi dậy niềm đam mê đọc sách trong thế hệ trẻ, TP. Đông Hà đã xây dựng đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến ...
Mùa tuyển quân năm nay, hàng chục ngàn thanh niên tại các địa phương trong cả nước đã nô nức lên đường thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng với Tổ quốc. Hoạt động ...
Vì nhiều lý do, gần đây, một số bạn trẻ không mấy mặn mà với công việc “trồng người”. Trước thực tế ấy, các cấp bộ đoàn trong tỉnh đã triển khai nhiều hoạt ...
Với phương châm “học đi đôi với hành”, những năm qua, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) thị xã Quảng Trị đã tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, đẩy ...
Từng vượt qua nhiều khó khăn để theo đuổi đam mê nhảy hiện đại, đến nay, Lê Thị Thùy Trinh (sinh năm 1999), ở Phường 5, TP. Đông Hà đã có khoảng thời gian khá ...
Với tinh thần sáng tạo, thời gian qua, cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên trên khắp mọi miền Tổ quốc nói chung, Quảng Trị nói riêng đã tạo ra nhiều giá trị ...
Thông tin Câu lạc bộ Kỹ năng thanh niên và Công tác xã hội (CLB KNTN&CTXH) xã Cam Hiếu, huyện Cam Lộ vừa được vinh danh, khen thưởng tại Ngày hội Tình ...
Sinh ra trong một mái tranh nghèo ở vùng cao Quảng Trị, tương lai em Hồ Thị Thuyết, trú tại thôn Phú Thiềng, xã Mò Ó, huyện Đakrông không được hoạch định sẵn ...
QTO - Dịp 30/4 – 1/5 năm nay mặc dù được nghỉ lễ 5 ngày, nhưng trên công trường Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn...
QTO - Mấy tuần trước, Báo Tiền Phong vừa tổ chức giải Marathon truyền thống lần thứ 66 của tờ báo này ở Quảng Trị mang tên “Khúc khải hoàn” nhân dịp 50 năm...
QTO - Nguyễn Hữu Lộc đã từng nghĩ rằng, đối với thanh niên nghèo, du học giống như việc đang đi trên một con đường dài bằng những bước chân quá ngắn. Dẫu...
QTO - Với mục đích ban đầu là đạp xe gom rác xuyên Việt, anh Phạm Công Luật (27 tuổi), quê ở huyện Cam Lộ đã làm nên một hành trình với nhiều hành động ý...
QTO - Từng hạt phù sa từ muôn đời đối với người nông dân là tia hy vọng về những mùa vàng bội thu. Nhưng phù sa, hay nói đúng hơn là bùn đất đóng dày cả...
QTO - >Phóng sự ảnh: Qua vùng sạt lở đất
QTO - Ám ảnh chúng tôi trong suốt cuộc hành trình đi qua các điểm sạt lở đất trên tuyến đường Hồ Chí Minh thuộc huyện Đakrông và Hướng Hóa là một màu đất...
QTO - Thầy giáo Phan Khánh Hội (sinh năm 1986), ở thôn Cổ Lũy, xã Vĩnh Giang, huyện Vĩnh Linh, giáo viên môn Lịch sử, Trường THPT Cửa Tùng, là người đầu...