
{title}
{publish}
{head}
QTO - Nhằm hướng tới xây dựng một môi trường không khói thuốc lá, trong những năm qua, tỉnh đã có nhiều hành động, giải pháp thiết thực. Tuy nhiên, để Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) đi vào cuộc sống vẫn còn nhiều khó khăn, trong đó có việc nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá đối với cộng đồng.
![]() |
Trạm Y tế Hải Vĩnh, xã Hải Hưng, huyện Hải Lăng thực hiện nghiêm túc việc cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc - Ảnh: T.L |
Trong những năm qua, nhận thức của người dân về tác hại của khói thuốc ngày được nâng cao, nhất là được sống trong môi trường không khói thuốc lá. Tỉ lệ người hút thuốc lá giảm, người dân ý thức hơn trong việc hút thuốc lá, nhiều cơ quan, đơn vị đã thực hiện nghiêm túc các quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc...
Đó là những kết quả dễ nhận thấy nhất trong những năm gần đây. Tuy nhiên, một bộ phận người dân vẫn đang còn thờ ơ với chính sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Tình trạng hút thuốc lá thỉnh thoảng vẫn diễn ra ở nơi công cộng như trạm chờ xe buýt, bến xe, chợ, nơi tập trung đông người, hay trong mỗi gia đình. Tất nhiên, chính bản thân họ, những người hút thuốc, ai cũng có lý do “chính đáng” để biện minh cho hành động của mình.
Là lao động tự do, anh L.V.H., TP. Đông Hà cho biết, hiện nay bình quân mỗi ngày anh sử dụng gần 2 gói thuốc lá, tương đương 40 điếu thuốc. Có thâm niên gần 10 năm hút thuốc, anh H. cho rằng: “Những tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe bản thân và những người xung quanh anh đều biết rõ, nhưng do đã trở thành thói quen nên tôi không từ bỏ được. Vả lại, do đặc thù công việc phải thức đêm nhiều nên anh chọn thuốc lá làm “bầu bạn”. Năm ngoái, tôi bị ho kéo dài gần 1 tháng, đi khám bác sĩ kết luận viêm phổi phải nhập viện để điều trị và chỉ định cấm hút thuốc lá. Tuy nhiên, sau khi khỏi bệnh, đi làm tôi đã hút thuốc lá trở lại cho đến nay”.
Như vậy, có thể thấy rằng, ý thức của bản thân mỗi người đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng môi trường không khói thuốc. Chính khói thuốc lá là tác nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho sức khỏe của bản thân người hút và cộng đồng xung quanh. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuốc lá giết chết hơn 8 triệu người trên toàn cầu mỗi năm. Trong đó hơn 7 triệu người tử vong do sử dụng thuốc lá trực tiếp và khoảng 1,2 triệu người tử vong dù không hút thuốc nhưng tiếp xúc với khói thuốc một cách thụ động. Hút thuốc lá là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và làm tăng mức độ nghiêm trọng của các bệnh về đường hô hấp.
Theo đánh giá của hội đồng các chuyên gia y tế công cộng được WHO triệu tập cho thấy những người hút thuốc có nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng về sức khỏe do COVID-19 cao hơn so với những người không hút thuốc. Có hơn 5.000 thành phần hóa học được tìm thấy trong khói thuốc lá và hàng trăm thành phần trong số đó gây hại đến sức khỏe con người. Hút thuốc lá có thể gây ung thư với mọi cơ quan trong cơ thể con người bao gồm: Phổi, bàng quang, máu, cổ tử cung, đại tràng, thực quản, thận, vòm họng, gan, tụy, dạ dày. Hút thuốc cũng gây ra các bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh phổi như khí phế thũng và viêm phế quản.
Số liệu của Bộ Y tế cho biết, Việt Nam đang nằm trong số 15 nước có số người hút thuốc lá cao nhất thế giới với khoảng 15,3 triệu người hút và 33 triệu người bị ảnh hưởng do hít khói thuốc thụ động. Thuốc lá chính là thủ phạm của 6/8 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu và là nguyên nhân thứ 2 gây nên các bệnh tim mạch như: Đột quỵ, mạch vành, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính...
Theo các chuyên gia y tế, bệnh thường gặp nhất ở giới trẻ khi hút thuốc lá là viêm đường hô hấp mãn tính. Bên cạnh đó, khói thuốc lá còn là nguyên nhân của nhiều bệnh khác như: Ung thư phổi, ung thư vùng hầu... Thời gian hút càng dài thì tác hại càng lớn, lượng nicôtin trong thuốc lá dự trữ trong cơ thể càng cao. Về mặt thiệt hại kinh tế, hằng năm chi phí phải bỏ ra của người nghiện thuốc lá là rất lớn, bên cạnh việc bỏ tiền ra để mua thuốc lá về hút thì còn có các chi phí khác như tiền cho ngành bảo hiểm, cho chi phí y tế.
Mỗi người đều có quyền được sống và làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá. Việc nâng cao nhận thức về PCTHTL để có thể bảo vệ được quyền lợi của những người xung quanh là điều cần phải thực hiện. Do đó, công tác tuyên truyền, phổ biến, thông tin về tác hại của thuốc lá, về các ảnh hưởng của thuốc lá đối với những người trực tiếp sử dụng thuốc lá là rất cần thiết.
Cùng với đó, cần phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến quyền hạn, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong từng lĩnh vực của công tác PCTHTL để người dân có thể nhận biết, giám sát hoặc kiến nghị khi cần thiết. Công tác PCTHTL cần diễn ra thường xuyên, liên tục và lâu dài. Việc thực thi quy định xử phạt hành chính hành vi hút thuốc lá nơi công cộng cần thực chất hơn, đủ sức răn đe.
Và quan trọng nhất là bản thân mỗi người cần tự nâng cao ý thức tự giác về không hút thuốc lá. Khi từ bỏ thói quen hút thuốc lá, lợi ích trước hết sẽ thuộc về kinh tế, tiếp đó là lợi ích về sức khỏe cho bản thân, cho chính gia đình mình và cho cả cộng đồng. Ngoài ra, bỏ thuốc lá còn góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường sống trong lành, sạch sẽ hơn. Cai thuốc lá sẽ không bao giờ là muộn, hãy suy ngẫm để cai thuốc ngay từ bây giờ và mãi mãi.
T.L
Sau 9 năm thành lập, Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các cơ quan, tổ chức và chính quyền địa phương ...
Luật Phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) có hiệu lực từ năm 2013. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực trong triển khai thực hiện, tuy nhiên, để Luật PCTHTL đi vào ...
Vấn đề cốt lõi trong công tác phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL) là phải nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá trong cộng đồng. Khi nhận ...
Hút thuốc lá là một thói quen xấu, có hại đối với sức khỏe không chỉ người hút mà còn ảnh hưởng tới cộng đồng. Từ khi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá ...
Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) có hiệu lực thi hành từ ngày 1/5/2013. Thời gian qua, ngành y tế đã phối hợp triển khai nhiều hoạt động tuyên ...
Sau khi Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) ra đời và có hiệu lực thi hành, huyện Gio Linh đã tích cực triển khai thực hiện hiệu quả, qua đó góp ...
Nhằm đảm bảo chấp hành tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại thuốc lá (PCTHTL), Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đã tổ chức các đợt giám sát ...
Với sự nỗ lực vào cuộc của các cấp, ngành, công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHCTL) trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích ...
QTO - Những năm gần, chữa bệnh bằng liệu pháp tự nhiên (không dùng thuốc) được nhiều người lựa chọn. Đây không chỉ là cách chữa bệnh bền vững, an toàn mà...
QTO - Liên quan đến một vụ thuốc giả lớn vừa bị cơ quan chức năng phát hiện gần đây, mặc dù ngành y tế cho biết thuốc giả chưa xâm nhập vào các cơ sở khám...
QTO - Từ năm 2000 đến nay, Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế (WVI) đã có nhiều hoạt động giúp cuộc sống người dân Quảng Trị tốt đẹp hơn. Tổng kinh phí mà...
QTO - Nhằm khắc phục tình trạng mất thời gian tra cứu, tìm kiếm khi đến làm thủ tục hành chính (TTHC) tại bộ phận một cửa, nhiều tháng nay, UBND xã Triệu...
QTO - Không như cuộc trở về thăm trường xưa, lớp cũ của các thế hệ học trò trên mọi miền đất nước, những thế hệ học trò của Trường Phổ thông Lao động...
QTO - Với ý nghĩa lắng nghe, thấu hiểu trẻ em, thời gian qua các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã tổ chức nhiều hội thảo, diễn đàn trẻ em. Các diễn...
QTO - Thời gian qua, mặc dù tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cơ bản được kiểm soát, tuy nhiên hậu quả từ tác động của đại dịch COVID-19...
QTO - Suốt chiều dài lịch sử hình thành và phát triển, thị xã Quảng Trị là một phần máu thịt của Tổ quốc Việt Nam, quê hương Quảng Trị. Dù trải qua những...