Cập nhật:  GMT+7

Người bắt núi cúi đầu, bắt sông nhường lối

(NNVN) - Nằm lọt thỏm giữa dãy Trường Sơn nhưng bản khe Me được biết đến như nơi đất lành chim đậu. Người có công lập ra và chèo lái bản khe Me đến trù phú như hôm nay là ông Nguyễn Văn Bình, dân tộc Vân Kiều. Ý tưởng từ một bộ phim Đường Hồ Chí Minh nhánh đông, mùa này hoa phượng trổ đỏ đẹp đến nao lòng. Khi còn cách Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn gần 4 km, chúng tôi bắt đầu ngược lên phía tây đi vào rừng cao su bạt ngàn. Hỏi đường đến khe Me, ai cũng bảo cứ đi tuốt vào rừng sâu, sẽ thấy một bản làng hiện ra trong sự ngạc nhiên. Ông Bình năm nay 72 tuổi song còn rất mạnh khoẻ. Gia đình ông tiêu biểu nhất bản khe Me. Bốn người con của ông thì có hai đã tốt nghiệp đại học, hai người còn lại tốt nghiệp cao đẳng. Song ông Bình tự hào nhất là dân bản khe Me nay đã có cuộc sống ổn định, điều mà cha ông họ ngày trước ước nguyện cháy lòng nhưng chưa làm được. Trước khi khai sinh ra bản khe Me, ông từng là đội trưởng Đội chiếu phim lưu động số 6 của tỉnh Bình Trị Thiên cũ.

Trong câu chuyện kể về những ngày đi chiếu phim lưu động, ông Bình nhớ lại có một bộ phim của Liên Xô thời đó đã ảnh hưởng rất lớn, luôn khích lệ ông trong việc chọn đất ở khe Me, lập ra bản mới của người Vân Kiều. Quá lâu ngày ông không còn nhớ tên gọi bộ phim song câu chuyện xuyên suốt kể lại sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, để góp phần khôi phục nông thôn Liên bang Xô viết phát triển, có một người đàn ông Nga đã dẫm chân lên khắp mọi miền của nước Nga tìm được vùng đất tốt, lập làng kêu gọi bà con anh em đến sinh sống, làm ăn. Không lâu sau đó, một ngôi làng giàu có ra đời từ công cuộc chinh phục miền đất hứa của những nông dân Nga. Ý tưởng bộ phim mãi thôi thúc ông Bình phải tìm cách lập làng, giúp bà con có được cuộc sống ổn định để phát triển kinh tế. Ông Bình nói người Vân Kiều ở khe Me có quê gốc của mình. Song chiến tranh đã tàn phá tất cả buộc bà con phải di cư nay đây mai đó khắp Trường Sơn, chưa có một chỗ ở ổn định để lập thân. Điều đó khiến ông Bình, một người con yêu của bản, may mắn được sớm hoà nhập với xã hội, mãi day dứt. Cho đến khi nghỉ hưu, ông quyết định mang hết tâm huyết của mình đứng lên lập làng mới. Những ngày đặt chân khắp dãy Trường Sơn đi chiếu bóng giúp ông có được tầm nhìn bao quát hơn trong việc quyết định chọn vùng đất khe Me dựng nghiệp. Mùa lên nương năm 1991, lần đầu tiên vùng đất khe Me xuất hiện 4 ngôi nhà lán. Ông Bình cùng 3 người em họ của mình là những người tiên phong về khe Me. Hai năm sau, vùng đất khe Me ghi nhận có 14 hộ Vân Kiều sinh sống. Bản khe Me được chính thức ra đời từ năm 1993, trong hồ sơ đơn vị hành chính cấp thôn, bản của huyện Gio Linh từ ấy có thêm đơn vị khe Me của ông Bình. "Bắt núi cúi đầu, bắt sông nhường lối" Ngày mới đến khe Me, ông Bình “bao sân” luôn tất cả mọi việc. Không phải vì ông tham lam mà bà con tín nhiệm đề nghị ông nhận hết mọi công việc từ trưởng bản, công an viên của bản, rồi kiêm thêm Bí thư chi bộ, chủ tịch mặt trận thôn... cho đến việc chở các cháu bị ốm đi cấp cứu. Để có tiền sinh sống trong buổi đầu, ông bày bà con phát triển chăn nuôi. Nhờ vậy mà không ít hộ nuôi được từ 10 đến 20 con bò, hàng năm thu về một khoản tiền không nhỏ. Cùng với chăn nuôi, ông lại bày cho bà con cách trồng cây cao su. Tận dụng quỹ đất đang còn, ông động viên bà con khai hoang đất trống để phát triển đa cây con nhằm góp phần làm cho đời sống kinh tế sớm ổn định hơn.

Khi cuộc sống bắt đầu tạm ổn, ông lại nghĩ đến việc chăm lo chỗ học cho con em. Lớp học ban đầu chỉ là tranh tre nứa lá cho các cháu học tạm. Dần dần ông đi xin các tổ chức tài trợ xây dựng 2 điểm trường tiểu học tại khe Me, từng bước thay dần trường nứa lá. Bây giờ các thôn bản khác có cái gì là khe Me cũng có cái đó. Thậm chí khe Me hơn các nơi khác là không có chuyện trộm cắp, tù tội. Tất cả nhờ ông Bình “nhào nặn” mà nên. Nhiều người khâm phục nhất trong các việc ông làm là cách nay 20 năm, ông đã xác định ưu thế lớn nhất của khe Me là phát triển nghề trồng rừng. Để trồng rừng, ông đến từng nhà vận động bà con nhận đất, trồng cây. Ban đầu không ai muốn nhận đất trồng rừng, mà chỉ muốn... phá rừng đại ngàn lấy gỗ bán. Không nản, ông phải trồng rừng trước cho bà con thấy tận mắt. Khi rừng của ông lên xanh tốt, bà con mới tin nên tìm đến ông để xin bày cách trồng rừng. Ông vào tận các Cty giống liên hệ mua giống cây giúp bà con, rồi xin nhận đất rừng của các dự án về chia lại cho bà con trồng. Nhìn những cánh rừng bạt ngàn ở khe Me như hôm nay ít người biết nhiều năm trước ông Bình đã lập ra kế hoạch trồng rừng dài hạn cho bà con. Ông tìm đến khắp các cơ quan đấu tranh đòi quyền lợi cho người trồng rừng. Khi được giao đất rừng, ông đến ngân hàng thương thuyết để xin cho bà con được vay tiền. Bao nhiêu khó nhọc, vất vả đã qua đi, ông Bình tự hào đến hôm nay dân bản trồng được 400 ha rừng. Vừa rồi bản đã chuyển cho Ban quản lý rừng phòng hộ lưu vực sông Bến Hải gần 200 ha, số rừng còn lại chia đều 62 hộ, mỗi hộ gần được 4 ha. Trị giá mỗi ha rừng bây giờ là 50 triệu đồng, nhiều gia đình ở khe Me giờ đã thành triệu phú trồng rừng. Hôm tôi đến, ông Bình khoe nhà Hồ Nghinh vừa bán rừng được 50 triệu đồng. Khoản tiền ấy Nghinh mua cho đứa con trai đầu một chiếc xe máy gọi là phần thưởng cho con sau bao năm dệt giấc mơ trồng rừng. Phần còn lại sẽ mua thêm bò về chăn nuôi để lấy phân bón cho ruộng lúa. Ông Bình cao giọng đọc bài thơ do mình sáng tác mấy chục năm trước nói về ý chí của dân bản khe Me và dự cảm về sự thành công: “...Bắt núi cúi đầu, bắt sông nhường lối/Ruộng một vụ bắt thành hai vụ/Tương lai gạch ngói sẽ thay lá rừng...”. Lâm Quang Huy



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

“Chữa lành” bằng tình yêu thương

“Chữa lành” bằng tình yêu thương
2024-05-11 05:00:00

QTO - Từ Hàn Quốc, một nhóm tình nguyện viên gồm 9 bạn trẻ đã đến Quảng Trị để cắt tóc, làm đẹp cho các phụ huynh, trẻ em khuyết tật. Tuy giản dị nhưng...

Những trang thư không im lặng

Những trang thư không im lặng
2024-05-04 05:00:00

QTO - Chiến tranh ngày càng ác liệt trên chiến trường Quảng Trị nên thời gian bên nhau của Tiểu đội trưởng Hoàng Văn Kiệm với người vợ mới cưới không được...

Người quản trang “không giống ai”…

Người quản trang “không giống ai”…
2011-07-23 06:21:24

(QT) - Về ngã ba Long Hưng (xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, Quảng Trị), hỏi ông Thành “quản trang” thì không ai không biết. Ông làm quản trang liệt sĩ xã gần 20 năm nay nên được...

Ở nơi gió núi với mây ngàn

Ở nơi gió núi với mây ngàn
2011-07-20 09:55:29

(QT) - Biên giới. Bất chợt một cơn mưa rào đổ xuống. Mới hơn 4 giờ chiều mà trời đã âm u. Chỉ có gió là vô tư thổi ào ạt, cuộn lên rồi lại vòng xuống, xô cây rừng nghiêng ngả....

Học làm bộ đội Cụ Hồ

Học làm bộ đội Cụ Hồ
2011-07-19 13:56:22

(QT) - Không điện thoại, không máy vi tính, không internet, phương tiện liên lạc duy nhất là những lá thư; xa gia đình, xa vòng tay đùm bọc của bố mẹ phải học cách tự chăm sóc...

Gánh nước mưu sinh

Gánh nước mưu sinh
2011-07-18 12:54:24

(QT) - Giữa cái ồn ào, náo nhiệt của chợ Đông Hà (Quảng Trị), ít người biết rằng có những cuộc mưu sinh rất lặng lẽ. Trên những đôi vai gầy, hình ảnh những phụ nữ gánh nước...

Sát cánh giữa trùng khơi

Sát cánh giữa trùng khơi
2011-07-16 07:30:39

(QT) - Theo thống kê, hiện trên toàn tỉnh Quảng Trị có 2.222/2.478 tàu (tổng công suất 46.894,5CV) được cấp phép khai thác thuỷ sản; đã hình thành được 467 tổ, đội tàu thuyền...

Từ Dung Quất nhìn về Mỹ Thủy

Từ Dung Quất nhìn về Mỹ Thủy
2011-07-15 08:27:38

(QT) - Năm 2010 Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất (Quảng Ngãi) chính thức đi vào hoạt động. Công trình “siêu dự án” này đưa vào vận hành không chỉ đánh dấu mốc son của ngành...

Trầm tích Gio Linh (kỳ 2)

Trầm tích Gio Linh (kỳ 2)
2011-07-12 14:00:54

(QT) - Ngày Quảng Trị mới giải phóng, đi qua vùng đất Gio Linh, nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Anh về Quảng Trị...Gio Linh Trèo lên Dốc Miếu, lặng nhìn Quán Ngang Bời bời cỏ lút...

Trầm tích Gio Linh ( kỳ 1)

Trầm tích Gio Linh ( kỳ 1)
2011-07-11 11:18:07

(QT) - Khi hàng cây xoài xanh ngát bên con đường Quang Trung, thị xã Quảng Trị ra hoa kết trái cũng là thời khắc đại đội chúng tôi được lệnh của chỉ huy rời doanh trại ở Thành...

Cổ tích một người mẹ

Cổ tích một người mẹ
2011-07-09 12:51:02

(QT) - Mỗi lần tiễn một người con về quê để bắt đầu cuộc sống tự lập, chị Nguyễn Thị Hồng Vân (sinh năm 1962) không sao cầm được nước mắt. Sau giọt lệ chia ly ấy, chị Vân lại...

Làng giữa ngàn xanh

Làng giữa ngàn xanh
2011-07-08 10:42:06

(QT) - Theo đường chim bay, vùng đất này chỉ cách Quốc lộ 1A non chừng 10 km. Vùng đất nằm ven những bãi biền dọc sông Thạch Hãn về phía thượng nguồn này là xứ sở của những bãi...

Tin liên quan

Gợi ý

Thời tiết