Cập nhật: Thứ 2, 18/07/2011 | 12:54 GMT+7

Gánh nước mưu sinh

(QT) - Giữa cái ồn ào, náo nhiệt của chợ Đông Hà (Quảng Trị), ít người biết rằng có những cuộc mưu sinh rất lặng lẽ. Trên những đôi vai gầy, hình ảnh những phụ nữ gánh nước giữa chợ dường như bị khuất lấp và chẳng mấy ai chú ý đến. Vậy nhưng, đằng sau những đòn gánh tre kĩu cà, kĩu kịt ấy là cả một gánh nặng gia đình phải lo toan. Nghề của người nghèo Vốn đầu tư là một đôi quang gánh, một cặp thùng và một cái gàu múc nước, tổng trị giá không quá 100.000 đồng. Vốn ít, đó là lí do đầu tiên và duy nhất để những người phụ nữ này lựa chọn làm nghề gánh nước thuê. Khác với sự nổi tiếng của đôi vợ chồng nghèo gánh nước thuê ở giếng Bá Lễ, phố cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam, hình ảnh những phụ nữ gánh nước thuê ở chợ Đông Hà dường như quá lặng lẽ và khiêm nhường. Công việc hàng ngày của những phụ nữ này là gánh nước phục vụ các gian hàng ăn uống, hoa quả, rau dưa, cắt tóc gội đầu…. Mỗi gánh nước trị giá 3.000 đồng, dựa vào sức vóc từng người họ có thể kiếm được từ 30.000- 50.000 đồng/người/ngày. Công việc này dù nặng nhọc, vất vả và thu nhập thấp nhưng đa phần những người phụ nữ làm nghề gánh nước thuê ở chợ Đông Hà đều có thâm niên từ 10 đến 30 năm.

Những giếng nước công cộng góp phần đem lại thu nhập cho những gia đình nghèo.

Có mặt ở chợ Đông Hà từ sáng sớm để tìm gặp những phụ nữ gánh nước thuê, chúng tôi được những người ở chợ mách bảo: “Muốn tìm mấy bà đó thì ra các giếng nước công cộng quanh đây mà chờ. Ngày trước, họ thường gánh nước ở giếng bây giờ đã được phá đi để xây dựng siêu thị Coop.mart. Từ ngày không còn giếng này, mấy bà tỏa đi gánh nước ở các giếng xóm quanh khu dân cư gần chợ”. Theo lời chỉ dẫn, chúng tôi đến giếng xóm ở khu phố 2, phường 1 gặp bà Hoàng Thị Tánh (59 tuổi), làm nghề gánh nước thuê đã được 10 năm. Trung bình mỗi ngày bà gánh được từ 12-15 gánh nước/ngày, với khoản thu nhập ít ỏi này bà phải nuôi một người chồng không có việc làm, một đứa con trai bị bệnh tâm thần và 2 đứa cháu nhỏ. Bà Tánh cho biết: “Trước đây tôi làm nghề bán chè dạo nhưng cũng may rủi, có ngày lỗ nặng vì trời đang nắng bỗng chuyển mưa. Bán chè ở chợ quen biết mấy chị bán hàng ở đây, thỉnh thoảng họ nhờ gánh đôi nước rồi trả cho vài ba ngàn, dần dần tôi chuyển sang nghề này vì không cần vốn liếng gì nhiều, cứ có sức là gánh, làm mãi rồi cũng quen. Giờ thì đã có mối, chủ yếu là các tiệm cắt tóc gội đầu ở chợ. Cứ sáng sớm là tôi đến gánh nước đổ đầy các thùng nước cho họ. Tiệm nào khách nhiều thì ngày cũng được 5 gánh, tiệm ít thì 2-3 gánh. Đến chiều tối thì đến thu tiền. Trước đây thì 1.000 đồng/gánh giờ thì 3.000 đồng/gánh. Tuy nhiên, ngày trước 1.000 đồng/gánh mà vẫn đủ ăn cả nhà chứ giờ lên 3.000 đồng/gánh mà vẫn thiếu trước hụt sau. Tất cả chi tiêu trong gia đình đều trông chờ vào gánh nước này thế mà giá cả cứ tăng liên tục nên cuộc sống của chúng tôi đã nghèo lại càng nghèo hơn” . Hơn 20 năm trước bà Nguyễn Thị Khuynh (tên thường gọi là Gòn) quê ở Cam Tuyền, Cam Lộ chân ướt chân ráo bước về nhà chồng ở phường 4, Đông Hà. Chẳng bao lâu, chồng bà mắc chứng bại liệt phải nằm một chỗ, đứa con trai thì bị mắc chứng kinh phong ngày một nặng. Là người thật thà chất phác chỉ quen với việc đồng áng giờ về đây không ruộng, không vườn bà cũng không có khả năng để buôn bán nên gia đình rơi vào hoàn cảnh bế tắc. Tình cờ một hôm đi chợ có người thương tình bày cho cách về sắm quang gánh đi gánh nước thuê, từ đó bà có nghề để nuôi chồng, nuôi con. Sống nhờ chợ

Chị Đào cho biết: “Ngày nào mưa gió hay đau ốm không đến được chợ tôi cảm thấy buồn bã chân tay lắm. Mỗi gánh nước nặng khoảng 40 kg. Ngày trước tôi gánh khỏe lắm, mỗi ngày 30-40 đôi nước là chuyện thường, giờ có tuổi rồi nên chỉ làm bằng nửa trước thôi. Chị em gánh nước thuê chúng tôi người nào cũng bị đau khớp, đau lưng, thế mà làm mãi rồi cũng thành thói quen. Mong là trời cho chị em chúng tôi sức khỏe để mà gánh”.

Hỏi các bà, các chị ở chợ Đông Hà về những người phụ nữ gánh nước thuê, chúng tôi bắt gặp những cái lắc đầu ái ngại “Hoàn cảnh lắm cô à”, “Mấy bà đó tội lắm, sống hơn nửa đời người rồi mà chưa có lấy một ngày sung sướng”. Không hẹn mà gặp, những người phụ nữ gánh nước thuê ở đây đều có hoàn cảnh na ná nhau: Nhà nghèo, hoặc quá lứa lỡ thì hoặc chồng con đau ốm bệnh tật…Tất cả đều trông chờ vào gánh nước thuê mỗi ngày của các bà, các chị. Bà Gòn khẳng định chắc nịch: “Không có cái chợ này thì gia đình tôi không sống nổi đến ngày hôm nay”. Nếu tính ra, số tiền từ 30.000 - 40.000 đồng bà Gòn kiếm được mỗi ngày chỉ đủ cho cả gia đình rau dưa qua ngày, trong khi chồng con đều đau ốm nặng thì lấy đâu tiền thuốc thang, tẩm bổ? May mắn thay, nhờ sự đùm bọc, giúp đỡ của những người ở chợ nên cuộc sống của bà đỡ vất vả hơn. Mỗi chiều đi thu tiền nước bà thường được những chị em bán hàng ở đây bớt từ gian hàng của mình miếng thịt, con cá... đem cho. Bà Gòn còn nhớ như in lần bà bị tai nạn gãy chân, phải nằm ở nhà gần một năm trời không gánh nước thuê được, chị em tiểu thương ở chợ Đông Hà đã 2, 3 lần quyên góp tiền mang đến tận nhà giúp đỡ, rồi động viên an ủi giúp bà vượt lên hoàn cảnh. Trong thời gian bà nghỉ việc, mấy chị em trong đội gánh nước thuê thay phiên nhau gánh dùm những mối đặt nước của bà Gòn và khi bà trở lại làm việc họ bàn giao lại. Tình cảm của chị em với nhau thêm gắn bó mật thiết. Trong số những người gánh nước thuê ở chợ Đông Hà, chị Trương Thị Đào ở khu phố 6, phường 5 là người nhỏ tuổi nhất nhưng lại có thâm niên gánh nước thuê lâu nhất ở chợ. 44 tuổi nhưng chị Đào đã có 30 năm gánh nước thuê. Nhà nghèo, mẹ bán nước chè ở chợ nên chị phải nghỉ học gánh nước giúp mẹ từ lúc 14 tuổi rồi từ đó đến nay chị gắn bó luôn với nghề này. Cặm cụi suốt ngày ở chợ từ nhỏ đến giờ chị vẫn độc thân. Ngoài các mối quen biết ở chợ, chị không có thêm bất kỳ mối quan hệ nào, vì thế công việc gánh nước ở chợ không chỉ là nghề nuôi sống bản thân mà đó còn là nguồn vui chị tìm thấy được trong cuộc sống. Đến chợ chị được cười nói, hỏi han chứ không vò võ một mình như khi ở nhà. Chị Đào cho biết: “Ngày nào mưa gió hay đau ốm không đến được chợ tôi cảm thấy buồn bã chân tay lắm. Mỗi gánh nước nặng khoảng 40 kg. Ngày trước tôi gánh khỏe lắm, mỗi ngày 30-40 đôi nước là chuyện thường, giờ có tuổi rồi nên chỉ làm bằng nửa trước thôi. Chị em gánh nước thuê chúng tôi người nào cũng bị đau khớp, đau lưng, thế mà làm mãi rồi cũng thành thói quen. Mong là trời cho chị em chúng tôi sức khỏe để mà gánh”. Dạo một vòng quanh chợ Đông Hà có thể thấy rằng số lượng các gian hàng cần cung cấp nước hàng ngày chiếm tỷ lệ khoảng 50% tổng số gian các gian hàng ở chợ. Nước để phục vụ ăn uống, rửa, tưới tắm cho hoa quả, rau dưa…Để phục vụ tốt nhu cầu tiêu nước ở chợ, ngoài nước giếng mà các chị gánh hàng ngày, nếu khách hàng có nhu cầu dùng nước máy (chủ yếu là các quầy ăn uống) thì các chị sẽ mua lại nước máy ở nhà dân về bán lại. Bà Hoàng Thị Gái, chủ quầy hàng rau quả chợ Đông Hà cho biết: “Rau quả nhìn tươi ngon thế là nhờ có nước để phun tưới thường xuyên, nhờ có mấy chị gánh nước thuê đấy. Mùa hè nơi mình vừa nắng vừa gió nam, rau quả phơi bán giữa chợ cả ngày như thế này mà không có nước là héo hết. Biết là mình mua nước thì trả tiền nhưng nghề nào nghiệp đó, giờ họ nghỉ một ngày là chúng tôi quay quắt, vừa bán hàng vừa chạy đi xin nước mệt lắm. Mấy chục năm làm ăn với nhau, giờ chúng tôi trở thành bạn hàng tâm giao. Người nào mối đó, nếu lỡ có việc đột xuất thì họ báo trước để chúng tôi chủ động hoặc họ nhờ người gánh thay”. Bài, ảnh: LÂM THANH



 {name} - {time}
{body}
 {name} - {time}
{body}

0 bình luận mới nhất

Ý kiến của bạn sẽ được biên tập trước khi đăng. Vui lòng gõ tiếng Việt có dấu

Xem thêm:

Những người “gánh” gia đình trên vai
22:55 20/10/2023

Từ lâu, trên mọi nẻo đường từ thành thị đến nông thôn, chúng ta thường bắt gặp hình ảnh những người phụ nữ với đôi quang gánh hay chiếc xe đạp, xe đẩy bán hàng ...

Miệt mài mưu sinh những ngày giáp Tết
22:50 05/02/2024

Những ngày giáp tết Nguyên đán Giáp Thìn, nhiều lao động tự do ngược xuôi tìm kiếm thêm việc làm. Mỗi người một công việc, muôn nẻo nhọc nhằn, vất vả. Với họ, ...

Mưu sinh những ngày giáp Tết
21:25 15/01/2023

Những ngày giáp tết Nguyên đán Quý Mão, hòa chung dòng người hối hả ngược xuôi đi thăm thú chợ hoa, mua sắm Tết là những người lao động tự do với hành trình ...

Gánh ve chai nuôi chồng bệnh, con thơ
23:00 13/09/2024

Người chồng bị phát hiện mắc bệnh hiểm nghèo, trụ cột gia đình đổ dồn lên đôi vai gầy của người vợ. Một mình xoay xở với gánh ve chai, chị gắng gượng kiếm tiền ...

Gánh ve chai
22:38 02/05/2023

Nếu bạn là một người sinh ra và lớn lên ở vùng thôn quê thì trong ký ức tuổi thơ của bạn ít nhiều gì cũng có hình ảnh người gánh ve chai đang đi trên con đường ...

Chợ Do quê tôi
23:20 12/02/2024

Không hiểu vì sao mà tên chợ, đi từ Bắc vào Nam, tôi thường thấy phần lớn chỉ có một chữ, ví như chợ Cầu, chợ Bầu, chợ Bạn, chợ Rồng, chợ Sàng, chợ Huyện, chợ ...

Mưu sinh với nghề “vặt lông” gia cầm
22:50 07/03/2025

Khi trời rạng sáng, những cơ sở mổ gà, vịt nằm sâu trong mỗi góc chợ đã sáng đèn. Dưới sự hỗ trợ của máy móc hiện đại, việc nhổ lông gà, vịt không còn vất vả ...

Nỗi cơ cực của vợ chồng chị Lê
23:05 14/02/2025

Bị khuyết tật chân bẩm sinh, chị Nguyễn Thị Lê (sinh năm 1968) ở Đội 6, thôn Long Hưng, xã Hải Phú, huyện Hải Lăng, lâu nay không có việc làm ổn định. Gia đình ...

Dưới ánh trăng đêm hè

Dưới ánh trăng đêm hè
10:15 tối Thứ 3

QTO - Những đêm hè quê tôi luôn thấm đượm ánh trăng vàng óng. Khi mặt trời tắt nắng, bầu trời tối dần cũng là lúc mặt trăng lặng lẽ nhô lên từ phía rặng...

Sát cánh giữa trùng khơi

Sát cánh giữa trùng khơi
00:30 16/07/2011

(QT) - Theo thống kê, hiện trên toàn tỉnh Quảng Trị có 2.222/2.478 tàu (tổng công suất 46.894,5CV) được cấp phép khai thác thuỷ sản; đã hình thành được 467 tổ, đội tàu thuyền...

Từ Dung Quất nhìn về Mỹ Thủy

Từ Dung Quất nhìn về Mỹ Thủy
01:27 15/07/2011

(QT) - Năm 2010 Nhà máy lọc dầu (NMLD) Dung Quất (Quảng Ngãi) chính thức đi vào hoạt động. Công trình “siêu dự án” này đưa vào vận hành không chỉ đánh dấu mốc son của ngành...

Trầm tích Gio Linh (kỳ 2)

Trầm tích Gio Linh (kỳ 2)
07:00 12/07/2011

(QT) - Ngày Quảng Trị mới giải phóng, đi qua vùng đất Gio Linh, nhà thơ Tố Hữu đã viết: “Anh về Quảng Trị...Gio Linh Trèo lên Dốc Miếu, lặng nhìn Quán Ngang Bời bời cỏ lút...

Trầm tích Gio Linh ( kỳ 1)

Trầm tích Gio Linh ( kỳ 1)
04:18 11/07/2011

(QT) - Khi hàng cây xoài xanh ngát bên con đường Quang Trung, thị xã Quảng Trị ra hoa kết trái cũng là thời khắc đại đội chúng tôi được lệnh của chỉ huy rời doanh trại ở Thành...

Cổ tích một người mẹ

Cổ tích một người mẹ
05:51 09/07/2011

(QT) - Mỗi lần tiễn một người con về quê để bắt đầu cuộc sống tự lập, chị Nguyễn Thị Hồng Vân (sinh năm 1962) không sao cầm được nước mắt. Sau giọt lệ chia ly ấy, chị Vân lại...

Làng giữa ngàn xanh

Làng giữa ngàn xanh
03:42 08/07/2011

(QT) - Theo đường chim bay, vùng đất này chỉ cách Quốc lộ 1A non chừng 10 km. Vùng đất nằm ven những bãi biền dọc sông Thạch Hãn về phía thượng nguồn này là xứ sở của những bãi...

Thời tiết

28°C - 34°C
Có mây, không mưa
  • 26°C - 35°C
    Có mây, có mưa rào
  • 27°C - 35°C
    Có mây, có mưa rào và dông
POWERED BY
Việt Long