{title}
{publish}
{head}
Là một nhà quản lý lãnh đạo báo chí, giàu tình cảm, yêu quê hương, yêu con người và đất nước - nhà báo Trương Đức Minh Tứ, Tổng Biên tập Báo Quảng Trị đã ghi lại biết bao kỷ niệm và dành nhiều cảm xúc của mình về những miền đất ông đã đi qua và mỗi con người được ông ngưỡng mộ trong Bút ký “Đời như tiểu thuyết” phát hành vào đầu tháng 10-2024.
Trưa ngày 24/10/2024, Bưu điện Đống Đa chuyển đến tôi cuốn bút ký “Đời như tiểu thuyết” của nhà báo, nhà văn Trương Đức Minh Tứ, từ Quảng Trị gửi tặng, với trang bìa thanh nhã cùng gần 300 trang in có co chữ dễ đọc. Trong 7 phần của sách, ngoài Lời đầu sách và phần Sơ lược về tác giả, tác phẩm là 5 phần chủ yếu của nội dung mà tác giả muốn gửi gắm những thông điệp về tình người, tình đồng nghiệp; về những câu chuyện có thật mang màu huyền thoại; về những vùng đất tác giả từng đi qua ở trong nước và nước ngoài đã làm nên “chất bột” quý giá cho những trang viết có hồn và sức cuốn hút người đọc.
Như lời tâm sự của Trương Đức Minh Tứ, bút ký “Đời như tiểu thuyết” có thể coi là những tư liệu để bạn đọc hiểu, biết thêm những người con tài hoa của quê hương mà vì nhiều lý do khác nhau, họ đã rời đi để đến chân trời góc bể, không thể trở lại quê nhà, nơi mà mỗi cánh đồng, làng quê, dòng sông, bến nước đã tưới tắm phù sa mạch nguồn để họ dâng hiến cho đời những không gian âm nhạc, văn chương lộng lẫy, mà bản thân tôi là một trong những người ngưỡng mộ, biết ơn”. Tôi chia sẻ suy nghĩ ấy cùng anh khi đọc bài trang đầu “Cuộc trùng phùng của cha con nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ”.
Tôi xúc động khi đọc một đoạn trong lá thư của nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ gửi cho con là Châu La Việt: “Suốt ba lăm năm trời, ba hằng tự hào về một điểm: đời ba, trong đó có con và mẹ con, sao giống như một pho tiểu thuyết. Mà tiểu thuyết nào, mà lại không có nhiều tình tiết éo le phải không con? Thôi chúng ta, ba + mẹ + con, dù gặp những éo le, gập ghềnh, buồn sầu thì cũng cho đó là số phận của những người có cuộc đời giống như tiểu thuyết...” (trang 21) và “sự muộn màng nào, hiểu nhau muộn cũng đau thương, nhưng sự muộn màng nào cũng đẹp. Đó là sự muộn màng trong tiểu thuyết, sự muộn màng trong cuộc đời tiểu thuyết của chúng ta” (trang 22).
Đọc tiếp các bài khác, dù mỗi nhân vật có quá trình sống cũng như là nơi sống khác nhau trong các vỉa chìm, góc khuất khác nhau, nhưng mỗi thân phận người đều ánh lên màu tiểu thuyết. Có lẽ vì thế mà tác giả đặt tên cho đứa con tinh thần của mình là “Đời như tiểu thuyết” chăng?
Qua trang viết, chuyện đời, chuyện tình của nữ nghệ sĩ Tân Nhân với người chồng đầu tiên là nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ ghềnh gập, nhiều ly kỳ bởi những ngã rẽ bất ngờ của nhạc sĩ ngoài đoán định, nhưng vẫn thiết tha nhớ về nhau. Nếu đỉnh cao trong phong cách nghệ thuật hát xướng của ca sĩ Tân Nhân là ca khúc “Xa khơi” của Nguyễn Tài Tuệ vào thập niên 1960, có một câu nói hộ tâm trạng của Tân Nhân khi mỗi người, mỗi nẻo, đằng đẵng bao năm không gặp lại “Nhớ thương cách vời, ơi biển chiều nay”. Và “Xa xa một đàn chim so mây dang cánh lưng trời – Hỡi chim hãy dừng cho ta gửi tới phương xa vời”... (Câu hò bên bờ Hiền Lương, nhạc Hoàng Hiệp, thơ Đăng Giao).
Đây cũng là giọng hát “để đời” của ca sĩ Tân Nhân đã làm rơi lệ bao người trong những năm tháng đất nước bị Mỹ - Diệm chia cắt, mà con sông Hiền Lương của Quảng Trị - quê hương của Tân Nhân trở thành giới tuyến tạm thời.
Châu La Việt lớn lên trong tình yêu với người cha đầu là Hoàng Thi Thơ; sau này có người cha thứ hai là nhà báo, nhà văn tài năng Lê Khánh Căn, là Vụ trưởng của báo Nhân Dân. Cả Tân Nhân và Lê Khánh Căn đã sống với nhau rất hạnh phúc, là “bệ đỡ” cho thành công trong con đường nghệ thuật ca hát của Nghệ sĩ ưu tú Tân Nhân cũng như sự nghiệp báo chí, văn học của Lê Khánh Căn.
Tôi có may mắn cùng sống với gia đình Châu La Việt ở khu tập thể Nam Đồng chật hẹp, gian khó đủ bề, tọa lạc ở 178 phố Tây Sơn, quận Đống Đa nhiều năm. Nơi đây, nhà báo, nhà văn gạo cội Phan Quang cũng từng sống và là bạn chí thân của Tân Nhân và Lê Khánh Căn từ những năm chống thực dân Pháp. Tôi nể phục lối sống hòa đồng và trí tuệ đỉnh cao của họ.
Nay đọc bút ký của Minh Tứ, tôi mới vỡ thêm mối tình ly kỳ của Tân Nhân với nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, vì hoàn cảnh éo le thời cuộc, đã buộc ông định cư ở nước ngoài, cho tới năm 1993, ông mới có dịp về nước gặp lại giọt máu của ông với Tân Nhân là Châu La Việt, được sinh ra ở một cánh rừng trong kháng chiến ở Hà Tĩnh, bên dòng sông La vào năm 1952.
Sau này, anh lấy tên là Châu La Việt để ghi nhớ nơi anh sinh ra và quê của Hoàng Thi Thơ cùng Tân Nhân có dòng sông Cửa Việt. Thì ra lai lịch của một cái tên của nhà báo, nhà văn Châu La Việt cũng giống như tiểu thuyết. Song điều đáng nói, đáng trân trọng là anh đã theo chí cha Lê Khánh Căn băng rừng Trường Sơn làm tròn trọng trách người lính, sau đó tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội thời bình, trở thành nhà báo, nhà văn với sức viết đáng nể trong các lĩnh vực báo chí, thơ ca, tiểu thuyết.
Tôi đề cập hơi dài dòng về Hoàng Thi Thơ, Tân Nhân, Lê Khánh Căn, Châu La Việt vì qua bút ký của Minh Tứ đã chạm trái tim người đọc về những phận người dù chìm nổi bể dâu, vẫn nuôi tình yêu và hy vọng vượt lên mọi gian lao, trắc trở để sống đúng với lẽ đời cao đẹp - mà 35 năm sau, Châu La Việt gặp lại Hoàng Thi Thơ chỉ có một ước mong duy nhất là “cha hãy luôn dùng tài năng âm nhạc của mình để phục vụ Nhân dân”. Và nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ đã làm đúng điều con mong ước, trong số hơn 500 ca khúc của ông, chủ đề tình yêu quê hương, đất nước, con người, tình yêu hòa bình vẫn là dòng chủ đạo.
Với những trang viết ngồn ngộn tư liệu sống, tác giả đã khắc họa sinh động về nhà báo, nhà văn lão thành Phan Quang, cây đại thụ của làng báo Việt Nam, thông tuệ, lịch lãm, quá tuổi 90 vẫn “nhả tơ” đều đặn, để tới hôm nay có số lượng đầu sách đồ sộ, ít nhà báo nào sánh kịp; về nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh đã hai lần đi Trường Sơn làm nhiệm vụ phóng viên chiến trường trong tháng năm kháng chiến chống Mỹ; ba lần ra Trường Sa vào những thập niên 80 của thế kỷ 20 đầy gian khó, để rồi hôm nay có 5 tập chính luận mang tên “Giữ lửa” dày hơn 3.000 trang và 12 tập thơ; về nhà báo, nhà văn Phạm Quốc Toàn xuất thân từ người lính, đam mê nghiệp báo, nghề văn, viết nhanh, viết khỏe, viết đủ các thể loại, đặc biệt là cuốn tiểu thuyết “Từ bến sông Nhùng” khắc họa nguyên mẫu nhà báo, nhà văn Phan Quang từ thuở thiếu thời đến lúc ông vượt qua ngưỡng tuổi 90...
Có thể nói, cuộc đời của Phan Quang cũng như tiểu thuyết, từ một chàng trai sinh ra trên đất Quảng Trị đầy sỏi đá, “những đồi sim không đủ quả nuôi người”, thời hoa niên ông ôm ấp mộng văn chương, nhưng khi đi theo cách mạng, tổ chức phân công ông nhập vào đội quân làm báo Cứu Quốc Khu IV cùng với Chế Lan Viên.
Với trí thông minh và với kiến văn tự học, tự tích lũy, cây bút Phan Quang ngay từ năm nhập cuộc đã thể hiện tài năng báo chí và văn học, mà tiêu biểu là chỉ một đêm, do yêu cầu của Chế Lan Viên cần gấp một bài báo cho chuyên trang văn nghệ số Tết, Phan Quang đã viết xong truyện ngắn “Lửa hồng”, mà người khó tính như Chế Lan Viên duyệt bài, đã thốt lên: “Truyện này được lắm!”.
Đời làm báo của ông đã đi dọc dài Khu IV, Khu III, lên chiến khu Việt Bắc, rồi sau khi giải phóng Thủ đô (10/10/1954), ông được tổ chức phân công về công tác ở báo Nhân Dân, tờ báo lớn nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam, ông chủ yếu gắn bó với đề tài nông nghiệp, nông thôn suốt 17 năm, làm nên những phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký, tùy bút để đời.
Có lẽ ông là một trong số ít các nhà báo được tháp tùng Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo cao cấp, như Lê Duẩn, Trường Chinh, Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh... trong nhiều chuyến đi công tác ở cơ sở. Đó là những dịp rất tốt làm nên những bài viết vừa mang tính định hướng, vừa có sức hấp dẫn người đọc, được Bác Hồ và các đồng chí lãnh đạo ngợi khen.
Nếu tính từ tác phẩm đầu tay năm ông 20 tuổi (1948) thì qua tuổi 90, ông vẫn sung sức, tiếp tục “nhả tơ” cho đến hôm nay sang tuổi 96. Hơn 70 năm cầm bút, ông đã xuất bản 7 tập truyện ngắn, 9 tập ký, 1 tuyển tập (3 tập), 6 tập tiểu thuyết, 6 tác phẩm dịch văn học nước ngoài, mà nhiều bạn đọc yêu thích và mãi nhớ đó là “Nghìn lẻ một đêm” với 30 lần tái bản; “Nghìn lẻ một ngày” với hơn 10 lần tái bản tại 5 nhà xuất bản có tên tuổi (trang 127).
Trong tập bút ký này, chúng ta trân trọng những câu chuyện sinh động được tích lũy qua cuộc đời làm báo của Trương Đức Minh Tứ, như “Thêm một tình sử bên dòng Ô Lâu” viết về người sĩ quan an ninh Ngô Xuân Hòa; “Chuyện về người thầy giáo thương binh Hồ Roàng”, người dân tộc Vân Kiều đam mê sự nghiệp “trồng người”; “Người đàn bà với hành trình 30 năm đi tìm công lý” thể hiện trách nhiệm công dân và nghĩa vụ xã hội của người cầm bút trước nỗi oan ức kéo dài của chị Trần Thị Hiền ở thị xã Pleiku... (từ trang 163 đến trang 204).
Phần cuối sách là bút ký về những chuyến đi thăm và làm việc tại Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Hàn Quốc, ngồn ngộn tư liệu về vẻ đẹp đất nước, con người ở mỗi quốc gia, về tình hữu nghị, hòa bình giữa Việt Nam với các dân tộc (từ trang 225 đến trang 281).
Sẽ là thiếu sót lớn, nếu không đề cập tài năng “thổi hồn” con chữ, nghệ thuật ghi chép, khai thác chi tiết và số liệu đắt giá - cơ sở tạo nên sự hấp dẫn của tập sách này. Tôi thích thú đọc đi đọc lại “Câu chuyện ước nguyện hòa bình” (trang 223), ghi chép lời tâm sự của ông Lee Won Hee, Giám đốc đối ngoại Hội Nhà báo Hàn Quốc với tác giả là Chủ tịch Hội nhà báo Quảng Trị, sinh ra và lớn lên ở vĩ tuyến 17 - nơi có con sông Bến Hải, từng là giới tuyến tạm thời chia cắt hai miền Nam - Bắc suốt 21 năm ròng rã.
Ông Lee chia sẻ những gian khổ của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh kéo dài đó và tỏ sự ngưỡng mộ về những kỳ tích chiến đấu và xây dựng của đất nước ta mang khát vọng hòa bình, hợp tác và phát triển với Hàn Quốc. Ông Lee cho biết, dịch giả Kyung Hwan khi chuyển ngữ tác phẩm “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” sang tiếng Hàn, đã đổi tên thành “Đêm qua tôi mơ thấy hòa bình” (trang 222).
Vâng, với khát vọng hòa bình, những năm qua, Quảng Trị quê tác giả, thường xuyên tổ chức các “Lễ hội vì hòa bình”, bởi không ở đâu như tỉnh Quảng Trị, đất không rộng, người không đông, nhưng có 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có hai nghĩa trang liệt sĩ quốc gia là Trường Sơn và Đường Chín.
Trương Đức Minh Tứ đã dùng bài này làm Vĩ thanh cuốn sách, bởi đời những nhân vật trong sách này tạo nên cuốn bút ký mang tình người đậm sâu, luôn nuôi dưỡng khát vọng hòa bình và niềm tin vào tiền đồ đất nước sáng tươi, đã và đang vững bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên dân tộc vươn mình.
PGS, TS Nguyễn Hồng Vinh
VOV.VN - ĐT Việt Nam nằm chung nhóm hạt giống số 1 cùng ĐT Thái Lan tại vòng loại Asian Cup 2027.
VOV.VN - Sau chuyến tập huấn Hàn Quốc, HLV Kim Sang Sik chỉ ra mục tiêu xuyên suốt của ĐT Việt Nam tại ASEAN Cup 2024.
VOV.VN - Kết quả bóng đá hôm nay 27/10 nhận được sự quan tâm với những trận đấu tại Premier League và đặc biệt là trận Siêu kinh điển.
VOV.VN - Liên đoàn Bóng đá Thế giới (FIFA) cấm HAGL tham gia hoạt động chuyển nhượng bóng đá vô thời hạn liên quan tới vụ việc của Martin Dzilah.
VOV.VN - Kết quả vòng loại U17 châu Á sau lượt trận ngày 25/10 có những trận đấu chứng kiến những “cơn mưa” bàn thắng.
Bà em
QTO - Hôm qua đi làm về, bỗng dưng tôi dừng lại bởi phát hiện trên đường đã ngập tràn xác hoa điệp vàng. Ở Đà Nẵng, có lẽ chỉ có con đường này trồng toàn...
QTO - Mấy hôm trước ở Sài Gòn, khi ngồi lại với nhau mừng Nguyễn Linh Giang, Hội viên Hội Nhà văn TP. Hồ Chí Minh ra mắt sách mới “Bốn mùa thương nhớ” -...
VOV.VN - Kết quả Europa League hôm nay 25/10 nhận được sự chú ý với màn tái ngộ của MU với “người đặc biệt” Jose Mourinho.
VOV.VN - Chiều 23/10, ĐT nữ Việt Nam đã có chiến thắng 2-0 trước Uzbekistan, trên sân vận động Trung tâm thể thao Yongchuan (Trùng Khánh, Trung Quốc), tại giải bóng đá nữ giao...
VOV.VN - Kết quả Cúp C1 châu Âu hôm nay 24/10, Man City và Barca có chiến thắng rất đậm ở lượt trận thứ 3.
VOV.VN - Kết quả Cúp C1 châu Âu hôm nay 23/10: Real thắng khó tin trước Dortmund, Arsenal nhọc nhằn có 3 điểm trên sân nhà khi gặp Shakhtar Donetsk.